Nhà thờ Đức Bà 850 tuổi đã chứng kiến những khoảnh khắc huy hoàng và đau buồn của lịch sử nước Pháp. Từ lễ đăng quang ở thế kỷ XV của vị vua Anh đến giải phóng Paris năm 1944, cuộc biểu tình "Áo vàng" năm nay, hay vụ cháy kinh hoàng vừa diễn ra ngày 15/4.
Đối với người dân nước Pháp, Nhà thờ Đức Bà không chỉ là trung tâm của Thủ đô Paris, nó còn là biểu tượng lịch sử văn hóa, là niềm tự hào của người dân "kinh đô ánh sáng". Nhà thờ Đức Bà ở Paris tọa lạc tại hòn đảo có tên gọi Ile de la Cite, trên dòng sông Seine. Nhà thờ bắt đầu xây dựng vào năm 1163 và hoàn thành vào năm 1345 và được coi là viên ngọc quý của kiến trúc Gothic thời Trung Cổ. Trước khi tháp Eiffel ra đời, đây là công trình cao nhất Paris. Biểu tượng này đã chứng kiến bao biến cố, thăng trầm của lịch sử nước Pháp.
Vua Henry VI của Anh lên ngôi tại Nhà thờ Đức Bà ở Paris năm 1431. (Nguồn: Getty Images)
Khu thờ chính của Nhà thờ Đức Bà Paris qua tranh vẽ năm 1708. (Nguồn: Getty Images)
Lực lượng vệ binh Quốc gia Pháp trong cuộc cách mạng Pháp năm 1789. (Nguồn: Getty Images)
Lễ thánh hiến của Hoàng đế Napoleon I tại Nhà thờ Đức Bà năm 1806. (Nguồn: Getty Images)
Bức tranh màu về Nhà thờ Đức Bà Paris vào thế kỷ XIX. (Nguồn: Getty Images)
Bức ảnh màu đầu tiên về Nhà thờ Đức Bà năm 1900. (Nguồn: Getty Images)
Một phân cảnh trong bộ phim nổi tiếng "Thằng gù ở Nhà thờ Đức Bà" được quay năm 1939 dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Victor Hugo. (Nguồn: Getty Images)
Cô gái Pháp và binh sĩ Anh đứng trên xe tăng kề bên Nhà thờ Đức Bà ăn mừng ngày Paris được giải phóng năm 1944. (Nguồn: Getty Images)
Lễ đón Giáo hoàng John Paul II tại Nhà thờ Đức Bà năm 1980. (Nguồn: Getty Images)
Các binh sĩ tuần tra trước Nhà thờ Đức Bà sau một loạt các cuộc tấn công khủng bố tại Paris năm 2015. (Nguồn: Reuters)
Một cuộc đua trên sông Seine năm 2015. (Nguồn: Getty Images)
Những người biểu tình “Áo vàng” diễu hành qua Nhà thờ Đức Bà tháng 3/2019. (Nguồn: AFP)
Chiều tối 15/4/2019, Nhà thờ Đức Bà Paris bị chìm trong biển lửa. (Nguồn: Reuters)
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".