Liên hoan âm nhạc ‘Giai điệu của tình yêu’: Kỷ niệm 140 năm ngày sinh nhà soạn nhạc George Enescu

Giang Hà
Năm 2021 đánh dấu 140 năm ngày sinh của nhà soạn nhạc thiên tài người Romania, George Enescu (19/8/1881-19/8/2021), người được coi là 'hiện tượng âm nhạc vĩ đại nhất kể từ Mozart' và là 'một trong những thiên tài vĩ đại nhất của âm nhạc hiện đại'.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Liên hoan âm nhạc ‘Giai điệu của tình yêu’: Kỷ niệm 140 năm ngày sinh nhà soạn nhạc George Enescu
Nhà soạn nhạc thiên tài người Romania, George Enescu. (Ảnh: HG)

Nhà soạn nhạc vĩ đại, phi thường

Enescu là một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ vĩ cầm, nghệ sĩ dương cầm và nhạc trưởng phi thường. Ông cũng là người thầy và người cố vấn tận tâm về violin của các nhạc sĩ nổi tiếng như Yehudi Menuhin, Christian Ferras, Ivry Gitlis, Arthur Grumiaux, Serge Blanc, Ida Haendel, Joan Field hay Saul Hoube.

Là một thần đồng, khi mới 7 tuổi, George Enescu đã trở thành sinh viên trẻ nhất được nhận vào Nhạc viện Vienna (Áo). Ông tốt nghiệp năm 1893 và sau đó ông sang Pháp để tiếp tục học tại Nhạc viện Paris, từ năm1895 đến 1899. George Enescu là học viên có năng khiếu trời phú và được hỗ trợ thông qua học bổng từ Hiệp hội người Romania ở Vienna và Paris (Pháp). George Enescu trình bày tác phẩm đầu tiên của mình với tư cách là một nhà soạn nhạc với Dàn nhạc Collonne ở Paris, vào năm 1898.

Từ thời điểm đó, George Enescu dần đạt được sự công nhận và nổi tiếng trên toàn thế giới, các chuyến lưu diễn và các buổi hòa nhạc của ông trên khắp thế giới đã được hỗ trợ bởi cơ quan ngoại giao Romania.

Là một người yêu nước, ông tình nguyện làm việc trong bệnh viện suốt Thế chiến thứ Nhất, ông chọn chơi violin như một cách tuyệt vời để xoa dịu cho những người lính bị thương. Ông còn là một người của công lý khi đã phản đối và cố gắng bảo vệ những người bị đàn áp, cho dù họ là những nhạc sĩ người Do Thái và Roma trong thảm sát Holocaust, hay những người Romania bị đàn áp vì niềm tin chính trị dân chủ sau năm 1947.

Sau khi người nhạc sĩ vĩ đại George Enescu qua đời, ngành Ngoại giao Romania đã quyết định lưu giữ những ký ức đẹp đẽ về George Enescu, thông qua việc tổ chức các Liên hoan Quốc tế và Cuộc thi Quốc tế mang tên ông. Do đó, Bộ Ngoại giao Romania nắm giữ và lưu trữ những hồ sơ có giá trị đặc biệt liên quan đến cuộc đời và hậu thế của người nhạc sĩ lỗi lạc.

Liên hoan âm nhạc truyền thống

Liên hoan âm nhạc đã được tổ chức để vinh danh nhà soạn nhạc nổi tiếng George Enescu, Liên hoan âm nhạc quốc tế mang tên ông là lễ hội âm nhạc cổ điển và cuộc thi âm nhạc cổ điển quốc tế lớn nhất được tổ chức tại Romania và là một trong những liên hoan âm nhạc lớn nhất ở Đông Âu.

Liên hoan âm nhạc này còn được biết đến rộng rãi với tên gọi “George Enescu International Festival and Competition” diễn ra lần đầu tiên vào năm 1958, do Bộ Ngoại giao Romania đăng cai tổ chức. Nhiều nghệ sĩ tiêu biểu đã tham gia biểu diễn tại chương trình liên hoan âm nhạc này như David Oistrah, Halina Czerny-Stefanka, Nadia Boulanger, Monique Haas, Iacov Zak và Claudio Arrau, và các nhạc trưởng như Sir John Barbirolli, Carlo Felice Cillario và Carlo Zecchi. Buổi ra mắt toàn quốc vở đại nhạc kịch đầy tính bi kịch mà cũng hết sức trữ tình Oedipe của George Enescu đã diễn ra cùng thời điểm đó.

Năm 2021 cũng là năm kỷ niệm 25 năm của "Liên hoan âm nhạc cổ điển quốc tế George Enescu" với dự án mang tên "The Sound of Love" (Giai điệu của tình yêu). Vào ngày 19/8, để đánh dấu kỷ niệm 140 năm ngày sinh của Enescu, bản nhạc Ballade của George Enescu đã được phát sóng đặc biệt trong buổi biểu diễn hết sức độc đáo của nghệ sĩ violin nổi tiếng David Garrett, cùng với Dàn nhạc giao hưởng Monte Carlo dưới sự chỉ huy của Gianluigi Gelmetti.

Liên hoan âm nhạc ‘Giai điệu của tình yêu’: Kỷ niệm 140 năm ngày sinh nhà soạn nhạc George Enescu
Một buổi biểu diễn trong Liên hoan âm nhạc cổ điển quốc tế George Enescu. (Nguồn: The New York Times)

“Dự án này được lấy cảm hứng từ nhân vật George Enescu, người mà chúng tôi tin là người xứng đáng trở thành hình mẫu cho người Romania và hơn thế nữa. Enescu sống hết mình vì âm nhạc và tìm thấy trong âm nhạc của ông là cuộc sống và tình yêu. Ông hào phóng và chu đáo với người khác nhưng đồng thời cũng là một người vô cùng khiêm tốn. Đây là lý do tại sao, trong bối cảnh đại dịch hiện nay và những thách thức hàng ngày thường khiến chúng ta cảm thấy chán nản, điều quan trọng là phải tìm ra hướng đi đúng đắn”, Oana Marinescu, Giám đốc Truyền thông của Liên hoan âm nhạc Enescu tuyên bố với báo chí vừa qua.

Liên hoan âm nhạc cổ điển lớn nhất

Năm 2021 "Liên hoan âm nhạc cổ điển quốc tế George Enescu" diễn ra từ ngày 28/8 đến ngày 26/9 và đã ra mắt 53 tác phẩm được biểu diễn đầu tiên ở Romania và 3 tác phẩm được biểu diễn ra mắt đầu tiên trên thế giới. Trong số đó có Te Deum, do José Cura sáng tác để đánh dấu lần thứ 25 của Lễ hội Enescu. Bốn bản opera và một số tác phẩm thanh nhạc-giao hưởng của Stravinsky, Cura và Enescu (Undead oratorio) đã có buổi ra mắt ở Romania.

Liên hoan lần này đã tổ chức 78 buổi hòa nhạc với hơn 3.500 nghệ sĩ Romania và nước ngoài; 32 dàn nhạc đến từ 14 quốc gia, bao gồm một số ban hòa tấu hàng đầu thế giới.

Sự kiện năm nay đã giới thiệu số lượng tác phẩm Enescu cao nhất trong lịch sử-42 tác phẩm, là dịp kỷ niệm 140 năm ngày sinh của George Enescu.

Khoảng 75.000 khán giả đến từ Romania và khắp nơi trên thế giới đã xem các buổi hòa nhạc được tổ chức tại Bucharest trong bốn phòng hòa nhạc chính của Liên hoan âm nhạc. Sự kiện này cũng góp phần làm gia tăng khán giả cho loạt phim Creative Bucharest và Enescu in Other Cities.

Tại bốn địa điểm tổ chức Lễ hội chính (Romania Athenaeum, Grand Palace Hall, Radio Hall và Auditorium Hall), lượng khán giả lên tới khoảng 54.000 người, mặc dù số lượng chỗ ngồi bị hạn chế và vé và đăng ký bán muộn hơn nhiều so với thường lệ, do ảnh hưởng của đại dịch.

Lần đầu tiên, các buổi hòa nhạc của Liên hoan âm nhạc cổ điển Enescu được phát sóng trực tuyến được lưu trữ online trong 12 giờ, để có thể được theo dõi từ nhiều múi giờ khác nhau trên thế giới. Chương trình được phát sóng trực tuyến miễn phí. Trong chiến lược tổ chức và truyền thông của Liên hoan âm nhạc Enescu 2021, ưu tiên của ban tổ chức là thúc đẩy sự tham dự của công chúng trong các phòng hòa nhạc, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về sức khỏe và an toàn.

Với những thành tựu ấn tượng cho sự kiện lần này, Liên hoan âm nhạc Enescu 2021 đã chứng tỏ quy mô và sức ảnh hưởng của mình, là liên hoan âm nhạc cổ điển lớn nhất năm nay trên trường quốc tế. Giám đốc điều hành của Liên hoan âm nhạc Enescu trong 30 năm qua, Mihai Constantinescu, đã nghỉ hưu sau một thời gian dài dành riêng cho lễ hội. Việc chỉ định nhạc trưởng Cristian Măcelaru làm Giám đốc nghệ thuật của Liên hoan âm nhạc Enescu là một điều tuyệt vời để duy trì cho sự kiện này nằm trong top 5 lễ hội âm nhạc cổ điển hàng đầu trên toàn thế giới.

Giải thưởng Âm nhạc Billboard 2021: Ghi danh The Weeknd, Pop Smoke, Drake và BTS

Giải thưởng Âm nhạc Billboard 2021: Ghi danh The Weeknd, Pop Smoke, Drake và BTS

Giải thưởng Âm nhạc Billboard 2021 (Billboard Music Awards – BBMAs 2021) diễn ra sáng 24/5 (giờ Việt Nam) đã vinh danh những nghệ sĩ ...

Viện Goethe Hà Nội tiếp tục chuỗi Âm nhạc thế kỷ 20 bằng hình thức trực tuyến

Viện Goethe Hà Nội tiếp tục chuỗi Âm nhạc thế kỷ 20 bằng hình thức trực tuyến

Do tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, Viện Goethe Hà Nội sẽ tổ chức chương trình Hòa nhạc số 3 trong chuỗi ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia tại Phiên họp IPTP 11

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia tại Phiên họp IPTP 11

Chủ tịch Thượng viện Campuchia chào mừng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các Trưởng đoàn đến tham dự Phiên họp lần thứ 11 của IPTP.
Lãnh đạo PetroVietnam tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn Petronas

Lãnh đạo PetroVietnam tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn Petronas

Lãnh đạo PetroVietnam tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn Petronas.
Bài tarot hôm nay 25/11: Tài lộc may mắn của bạn trong 2 tuần tới như thế nào?

Bài tarot hôm nay 25/11: Tài lộc may mắn của bạn trong 2 tuần tới như thế nào?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp Tài lộc và may mắn của mình trong 2 tuần tới. Hãy rút ngay một lá bài tarot ...
Kết quả xổ số hôm nay, 24/11: XSMN 24/11/24 - Xổ số Tiền Giang, xổ số Kiên Giang và xổ số Đà Lạt

Kết quả xổ số hôm nay, 24/11: XSMN 24/11/24 - Xổ số Tiền Giang, xổ số Kiên Giang và xổ số Đà Lạt

XSMN 24/11 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 24/11/2024. Kết quả xổ số hôm nay 24/11, được các công ty Xổ số Tiền Giang, Kiên Giang và ...
Triệu hồi hơn 200 nghìn xe điện Hyundai, Kia và Genesis tại Mỹ vì nguy cơ mất điện

Triệu hồi hơn 200 nghìn xe điện Hyundai, Kia và Genesis tại Mỹ vì nguy cơ mất điện

Hơn 200 nghìn chiếc xe điện của Hyundai, Kia và Genesis bị triệu hồi xe vì bộ điều khiển sạc tích hợp cho pin 12V có thể bị hỏng.
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp của núi và biển.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành nhà Hồ.
Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Thiên nhiên của đảo Đài Loan (Trung Quốc) quanh năm như một bức tranh sống động, mùa nào cũng thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.
Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

LIVE Framework là một công cụ tương tác, thân thiện với người dùng, giúp doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ truy cập thông tin kịp thời và chính xác.
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Những hành khách trên 'đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số' chạy ban đêm ở Osaka (Nhật Bản) sẽ có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh theo cách đặc biệt.
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn.
Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Baoquocte.vn. Các công trình kiến trúc lịch sử, truyền thống văn hoá lâu đời khiến Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Báo Văn hoá tổ chức Hội thảo 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi'.
Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Việt Nam sở hữu kho tàng di sản văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử mà còn chứa đựng giá trị tinh thần vô cùng phong phú.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Tối 23/11, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Kỷ niệm 10 năm UNESCO ghi danh di sản văn hóa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Kỷ niệm 10 năm UNESCO ghi danh di sản văn hóa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Tối 23/11, diễn ra Lễ kỷ niệm 10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Phiên bản di động