Liên hợp quốc đánh giá cao nỗ lực bảo đảm quyền con người mạnh mẽ và minh bạch của Việt Nam

Phương Trang
Theo bà Rana Flowers, Quyền Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III đã cho thấy nỗ lực bảo đảm quyền con người mạnh mẽ hơn, minh bạch hơn của Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Liên hợp quốc đánh giá cao nỗ lực bảo đảm quyền con người mạnh mẽ và minh bạch của Việt Nam
Bà Rana Flowers, Quyền Điều phối viên Liên hợp quốc thay mặt các đối tác quốc tế đánh giá cao cam kết và nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người. (Ảnh: Tuấn Anh)

Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã chủ trì công bố Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III Việt Nam đã chấp thuận, và thông tin về việc ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

Trả lời phỏng vấn Thế giới & Việt Nam, bà Rana Flowers, Quyền Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam chỉ ra ý nghĩa của Báo cáo, đồng thời khẳng định cam kết của hệ thống các cơ quan Liên hợp quốc sát cánh cùng Việt Nam thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

Thưa bà, bà đánh giá như thế nào về Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III mà Việt Nam đã chấp thuận vừa được công bố?

Đầu tiên, tôi xin chúc mừng Chính phủ Việt Nam đã gửi Báo cáo giữa kỳ tự nguyện tới Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC).

Đây là Báo cáo giữa kỳ thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III và hướng tới chu kỳ IV. Báo cáo đã ghi lại chi tiết tiến độ thực hiện các khuyến nghị. Báo cáo này càng đặc biệt quan trọng khi nhìn vào thời điểm nó được hoàn thành.

"Chúng tôi coi đây là bản đánh giá giữa kỳ, là cơ sở để chúng tôi nhìn lại mình, rút ​​ra bài học thành công, xác định những khó khăn, thách thức, rút ​​kinh nghiệm, nhằm củng cố các nỗ lực của chúng tôi trong thời gian còn lại trước chu kỳ UPR IV trong tương lai". (Ông Đỗ Hùng Việt, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao)

Điều quan trọng nhất là thông qua báo cáo này, Việt Nam có thể nhìn lại các biện pháp đang được tiến hành nhằm bảo đảm quyền con người một cách mạnh mẽ hơn, đồng thời xác định một cách minh bạch những thách thức vẫn còn tồn tại, để có thể làm việc cùng nhau và giải quyết những thách thức đó.

Có lẽ thời gian tới, chúng tôi có thể hỗ trợ Chính phủ Việt Nam để bảo đảm cả tính phân tích của báo cáo - tức là không chỉ mô tả những gì đã xảy ra, mà còn đánh giá việc thực hiện các khuyến nghị UPR đã thành công như thế nào, cũng như xác định những thách thức trong tiến trình thực hiện.

Rất nhiều vấn đề được đưa ra trong sự kiện ngày hôm nay, chẳng hạn như một số ý kiến nhấn mạnh vào việc cần bảo đảm sự tham vấn rộng rãi và sự tham gia toàn xã hội vào việc xây dựng các báo cáo thực tiễn về thúc đẩy và tôn trọng quyền con người.

Nhìn chung, các đại biểu đều ủng hộ Chính phủ Việt Nam tiếp tục xác định một cách minh bạch, công khai, và khách quan đối với các chuẩn mực nhân quyền liên quan đến các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn.

Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục nỗ lực đó, không ngừng tiến bộ, thực hiện và nâng cao các biện pháp thúc đẩy quyền con người.

Liên hợp quốc đánh giá cao nỗ lực bảo đảm quyền con người mạnh mẽ và minh bạch của Việt Nam
Nhìn chung, các đại biểu đều đánh giá cao Báo cáo giữa kỳ UPR chu kỳ III của Việt Nam. (Ảnh: Tuấn Anh)

Chỉ còn 2 năm nữa là Cơ chế UPR chu kỳ III sẽ kết thúc. Thời gian qua, Liên hợp quốc đã hỗ trợ Việt Nam không nhỏ trong quá trình thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III. Vậy Liên hợp quốc sẽ đồng hành với Việt Nam như thế nào trong chặng đường 2 năm còn lại?

Liên hợp quốc có nhiệm vụ tập trung vào việc tôn trọng và thúc đẩy quyền con người. Hiến chương Liên hợp quốc cũng quy định tất cả các thành viên, trong đó có Chính phủ Việt Nam, có nghĩa vụ như vậy. Vì vậy, chúng ta đang cùng nhau làm việc để hướng tới một mục tiêu chung là bảo đảm và nâng cao quyền con người.

Tôi nghĩ rằng, trong vòng 2 năm tới sẽ không có sự thay đổi về các điều ước quốc tế về quyền con người cũng như cơ chế báo cáo với các cơ quan của điều ước, chẳng hạn như Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Những sự kiện như buổi công bố Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III Việt Nam đã chấp thuận hôm nay là cơ hội để trao đổi kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới, giúp Việt Nam hoàn thành tốt hơn những cam kết quốc tế về quyền con người.

Một ví dụ điển hình mà tôi thấy được công bố trong báo cáo ngày hôm nay là, trong một thời gian tương đối ngắn, Việt Nam đã ra mắt nhiều Tòa Gia đình và người chưa thành niên trong hệ thống Tòa án Nhân dân với các thẩm phán được đào tạo chuyên biệt. Nếu như chỉ cách đây vài năm, Việt Nam hoàn toàn chưa có các mô hình tòa án kiểu này, thì hiện nay đã có 41 Tòa Gia đình và người chưa thành niên trên toàn quốc, và trong tương lai sẽ có ở mỗi tỉnh.

Đây cũng là một trong những cam kết về quyền con người của Việt Nam. Đó là đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách pháp luật để củng cố nền tảng thể chế, pháp lý và chính sách liên quan đến quyền con người, tăng cường nội luật hóa các điều ước quốc tế về quyền con người vào pháp luật Việt Nam.

Với vai trò của mình, hệ thống các cơ quan Liên hợp quốc sẽ luôn sát cánh cùng Việt Nam thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, thúc đẩy các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Xin cảm ơn bà!

Cơ chế UPR của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc được ra đời từ năm 2008 và là một trong những thành công nổi bật, được xây dựng trên nguyên tắc minh bạch, công bằng, không phân biệt, thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia.

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, Việt Nam đặc biệt coi trọng và luôn thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nghĩa vụ và cam kết theo cơ chế UPR, trong đó có việc triển khai các khuyến nghị UPR đã chấp thuận.

Trong chu kỳ III, Việt Nam đã nhận được 291 khuyến nghị từ 122 nước và đã chấp thuận 241 khuyến nghị trong số đó. Ngày 31/12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 1975/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch tổng thể thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III Việt Nam đã chấp thuận, trong đó giao nhiệm vụ trực tiếp, cụ thể cho 18 bộ, ngành triển khai các khuyến nghị này.

Kế hoạch tổng thể cũng đề ra nhiệm vụ xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện và giao cho Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để sơ kết việc thực hiện Kế hoạch Tổng thể, cũng như hướng tới việc tham gia UPR chu kỳ IV (dự kiến trong 2024).

Đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR. Cho đến nay, với chỉ 79 quốc gia từng ít nhất một lần nộp Báo cáo giữa kỳ tự nguyện, và với chu kỳ III, Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia đã xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện.

Việt Nam thể hiện tinh thần trách nhiệm, đối thoại và hợp tác tích cực tại Khóa họp lần thứ 49 Hội đồng Nhân quyền LHQ

Việt Nam thể hiện tinh thần trách nhiệm, đối thoại và hợp tác tích cực tại Khóa họp lần thứ 49 Hội đồng Nhân quyền LHQ

Ngày 1/4 tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva, Thụy Sỹ, Hội đồng Nhân quyền LHQ đã kết thúc Khóa họp thường kỳ ...

Việt Nam thúc đẩy bình đẳng giới: Từ quyết tâm đến hành động

Việt Nam thúc đẩy bình đẳng giới: Từ quyết tâm đến hành động

Sau 10 năm triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, Việt Nam đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

Tân HLV Ruben Amorim ủng hộ Ban lãnh đạo MU tái ký tiền vệ người Anh Angel Gomes.
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết ...
Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Những bí mật đằng sau thành công của Mason Greenwood tại Marseille đã được truyền thông Pháp tiết lộ.
Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đội quân khuyển từ Trường Trung cấp 24 Biên phòng sẽ tham gia trình diễn tại lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (19/12-22/12).
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hôm nay, toàn thế giới cùng nhau kỷ niệm Ngày thế giới Vì trẻ sinh non nhằm nâng cao nhận thức về trẻ sinh non và những thách thức mà các em đối mặt.
Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trên nhiều lĩnh vực, tình trạng lao động trẻ em những năm qua đã giảm đáng kể...
Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Đẩy mạnh xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học luôn là nhiệm vụ được Việt Nam quan tâm, thúc đẩy nhằm mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân.
Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của UAE đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ…
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - là thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm trong một số bài viết, bài phát biểu quan trọng trong thời gian qua.
Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...
Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, các thế lực thù địch dùng nhiều cách tuyên truyền kích động 'ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động