Liên hợp quốc và Thụy Sỹ phối hợp tổ chức Đối thoại hòa bình Geneva kỷ niệm Ngày Quốc tế hòa bình

Chu An
Đối thoại hòa bình Geneva năm 2023 diễn ra trong bối cảnh thế giới đang diễn ra nhiều cuộc xung đột dẫn đến tình trạng nghèo đói, di cư, bất bình đẳng...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thư ký Liên hợp quốc phát biểu tại sự kiện qua video ghi hình trước. (Ảnh: Phái đoàn Việt Nam tại Geneva_
Tổng thư ký Liên hợp quốc phát biểu tại sự kiện qua video ghi hình trước. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại Geneva_

Ngày 21/9, Đối thoại hòa bình Geneva đã được tổ chức tại Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế hòa bình (21/9/2023) và cũng trùng với dịp vừa kết thúc Hội nghị thượng đỉnh về Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) - tại New York từ ngày 18-19/9.

Đối thoại hòa bình Geneva là sáng kiến chung của Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva, cùng với Diễn đàn kiến tạo hòa bình Geneva và tổ chức Kết nối hòa bình (Interpeace), đồng thời với sự hỗ trợ của chính phủ Thụy Sỹ.

Đối thoại này bắt đầu vào năm 2013 tại Thụy Sỹ thông qua các buổi nói chuyện về hòa bình ở Geneva. Kể từ đó, Đối thoại hòa bình Geneva đã trở thành sự kiện hàng đầu toàn cầu cho các cuộc đối thoại hòa bình và là sự kiện thường niên tại Geneva để đánh dấu Ngày Quốc tế hòa bình.

Đối thoại hòa bình Geneva năm 2023 diễn ra trong bối cảnh trên thế giới còn đang diễn ra hàng chục cuộc xung đột dẫn đến tình trạng nghèo đói, di cư, bất bình đẳng, trong khi biến đổi khí hậu đang gia tăng tác động tiêu cực.

Phát biểu khai mạc sự kiện qua video ghi hình trước, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres cho biết: "Hòa bình ngày nay cần thiết hơn bao giờ hết. Chiến tranh và xung đột đang gây ra sự tàn phá, nghèo đói, đồng thời khiến hàng chục triệu người phải rời bỏ nhà cửa của họ. Khí hậu gây ra hỗn loạn ở khắp mọi nơi. Và thậm chí nền hòa bình ở các quốc gia cũng đang bị hạn chế bởi sự bất bình đẳng và phân cực chính trị."

Đối thoại hòa bình Geneva năm 2023 phản ánh chủ đề chính thức của Liên hợp quốc cho Ngày Quốc tế hòa bình năm nay, “Hành động vì hòa bình: Tham vọng của chúng ta vì các mục tiêu toàn cầu”. Đó là lời kêu gọi hành động thừa nhận trách nhiệm cá nhân và tập thể của chúng ta trong việc thúc đẩy hòa bình, góp phần hiện thực hóa SDGs.

Tầm nhìn của Đối thoại hòa bình là mở rộng không gian đối thoại về xây dựng hòa bình và giải quyết xung đột, bằng cách chứng minh rằng có các giải pháp giải quyết xung đột và bạo lực; chia sẻ những câu chuyện truyền cảm hứng để khuyến khích sự đổi mới và tư duy đột phá để kiến tạo hòa bình; nâng cao nhận thức rằng mỗi người, mọi chủ thể và tổ chức đều có vai trò trong việc kiến tạo hòa bình và giải quyết xung đột; hành động truyền cảm hứng trong cuộc sống hàng ngày và trên quy mô toàn cầu.

Tại Đối thoại hòa bình Geneva năm nay, các đại biểu đã lắng nghe những câu chuyện từ 7 cá nhân và cũng là những người hoạt động vì hòa bình thế giới trên thế giới, bao gồm: Nilofar Ayoubi, nhà bảo vệ phụ nữ và nhân quyền đến từ Afghanistan, nhà báo và CEO của Asiatimes.af; César López, nhạc sĩ, nhà soạn nhạc và nhà lãnh đạo xã hội nổi tiếng người Colombia; Nina Verdiane Niabodé, người dẫn chương trình và nhà sản xuất của Radio Ndeke Luka, Cộng hòa Trung Phi (CAR); Maiwen Ngalueth, chuyên gia nhân đạo và hòa bình Nam Sudan; Sophia Strel-Rever, nhà hoạt động tinh thần và giáo viên đến từ Pháp; Cheick Fayçal Traoré, chuyên gia xây dựng và phát triển hòa bình đến từ Burkina Faso, và Alicia Sanders-Zakre, nhà nghiên cứu và nhà hoạt động giải trừ vũ khí hạt nhân, đồng thời là Điều phối viên nghiên cứu và chính sách thuộc Chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN).

Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng trình chiếu các video về các nỗ lực vì hòa bình của các cộng đồng và cá nhân trên toàn thế giới.

Các diễn giả chia sẻ những câu chuyện đầy cảm hứng và các giải pháp thiết thực nhằm giải quyết xung đột cũng như truyền cảm hứng cho hành động. Các câu chuyện về hòa bình nhấn mạnh rằng kiến tạo hòa bình không chỉ là nỗ lực của các chuyên gia kỹ thuật mà mỗi cá nhân đều có vai trò kiến tạo hòa bình và giải quyết xung đột, dù ở những khu vực xa xôi, bị ảnh hưởng bởi xung đột hay gần nơi họ sinh sống.

Bằng cách mở rộng cuộc trò chuyện về các giải pháp thực tế cho hòa bình ngoài lĩnh vực chính trị, những ý tưởng và hiểu biết mới có thể xuất hiện và được trình bày, các rào cản có thể bị phá bỏ.

Đối thoại hòa bình Geneva nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đối thoại toàn cầu về giải pháp cho một số vấn đề thách thức nhất của thời đại chúng ta. Với việc thông qua Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, các quốc gia thành viên Liên hợp quốc cam kết thúc đẩy xã hội hòa bình và hội nhập hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có lòng tin, sự chân thành và đoàn kết trên phạm vi toàn cầu mới có thể vượt qua được những thách thức

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có lòng tin, sự chân thành và đoàn kết trên phạm vi toàn cầu mới có thể vượt qua được những thách thức

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, chỉ có lòng tin, sự chân thành và đoàn kết trên phạm vi toàn cầu, với vai trò ...

ASEAN tái khẳng định cam kết ủng hộ nỗ lực xây dựng hòa bình và gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

ASEAN tái khẳng định cam kết ủng hộ nỗ lực xây dựng hòa bình và gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

ASEAN mong muốn cộng đồng quốc tế có nhiều nỗ lực và cam kết đa phương hơn nữa để giải quyết xung đột thông qua ...

Liên hợp quốc gia hạn sứ mệnh của lực lượng gìn giữ hòa bình tại Lebanon

Liên hợp quốc gia hạn sứ mệnh của lực lượng gìn giữ hòa bình tại Lebanon

Sau nhiều cuộc bỏ phiếu, cuối cùng, sứ mệnh của lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Lebanon đã được gia hạn ...

Ngày quốc tế Hòa bình 21/9: Cố nhạc sĩ Xuân Oanh trong ký ức bạn bè Mỹ

Ngày quốc tế Hòa bình 21/9: Cố nhạc sĩ Xuân Oanh trong ký ức bạn bè Mỹ

Cố nhạc sĩ Xuân Oanh thường được công chúng biết đến với ca khúc nổi tiếng “Mười chín tháng Tám”. Cuộc đời ông là tấm ...

Dấu mốc lịch sử trong quan hệ Haiti-Kenya

Dấu mốc lịch sử trong quan hệ Haiti-Kenya

Thủ tướng Haiti Ariel Henry chia sẻ trên mạng xã hội X rằng, Haiti và Kenya đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.

(theo Phái đoàn Việt Nam tại Geneva)

Đọc thêm

Thủ tướng: Quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích 'Điện Biên Phủ mới'

Thủ tướng: Quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích 'Điện Biên Phủ mới'

Diễn văn do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ trình bày tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ ...
Lá cờ 'Quyết chiến quyết thắng' của Chủ tịch Hồ Chí Minh - sức mạnh tinh thần to lớn

Lá cờ 'Quyết chiến quyết thắng' của Chủ tịch Hồ Chí Minh - sức mạnh tinh thần to lớn

Lá cờ 'Quyết chiến quyết thắng' được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi ra mặt trận trước ngày chiến dịch bắt đầu đã trở thành nguồn khích lệ bộ đội.
Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh cần minh chứng gì để được hưởng ưu tiên khu vực, đối tượng?

Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh cần minh chứng gì để được hưởng ưu tiên khu vực, đối tượng?

Để hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học năm 2024, thí sinh cần có những minh chứng gì? - Độc giả Minh Đức
Loạt xe Kia bất ngờ tăng giá trong tháng 5/2024

Loạt xe Kia bất ngờ tăng giá trong tháng 5/2024

Mặc dù các hãng xe khác chạy đua ưu đãi nhằm kích cầu, nhưng Kia lại làm ngược lại khi tăng giá xe Sonet, Caren và Carnival trong tháng 5/2024.
Có gì trong cuộc họp ba bên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen?

Có gì trong cuộc họp ba bên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, Bắc Kinh luôn tiếp cận mối quan hệ với EU từ góc độ chiến lược và lâu dài.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 8/5/2024, Lịch vạn niên ngày 8 tháng 5 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 8/5/2024, Lịch vạn niên ngày 8 tháng 5 năm 2024

Lịch âm 8/5. Lịch âm hôm nay 8/5/2024? Âm lịch hôm nay 8/5. Lịch vạn niên 8/5/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Lao động di cư: Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN

Lao động di cư: Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN

Lao động di cư là một trong những đặc thù, động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế và phát triển ở cả nước xuất cư và nước nhập cư trong ASEAN.
Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang

Đời sống kinh tế-xã hội của huyện Xín Mần và Hoàng Su Phì dần đổi thay nhờ tinh thần vươn lên thoát nghèo của những thanh niên dân tộc thiểu số.
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam: Hành trình 12 năm đi tìm công lý nhiệm màu, còn ngày mai là còn 'chiến đấu'

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam: Hành trình 12 năm đi tìm công lý nhiệm màu, còn ngày mai là còn 'chiến đấu'

'Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác'.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thúc đẩy quyền của đồng bào dân tộc thiểu số

Thành phố Hồ Chí Minh: Thúc đẩy quyền của đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, triển khai quan điểm, chính sách về quyền của đồng bào dân tộc thiểu số, TP. Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng cơ chế UPR và luôn nghiêm túc xây dựng các Báo cáo quốc gia...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động