Liên minh Hàn - Mỹ đáng giá bao nhiêu?

Sự vững bền của liên minh truyền thống Hàn - Mỹ đang phụ thuộc vào sự chia sẻ kinh phí duy trì hoạt động của lực lượng binh sĩ Mỹ đồn trú ở Hàn Quốc (USFK).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
lien minh han my dang gia bao nhieu Các nước đồng minh "rót" tiền cho Mỹ để nhập khẩu vũ khí
lien minh han my dang gia bao nhieu ​Liên quân Hàn - Mỹ tập trận "Giải pháp then chốt" trong 10 ngày vào đầu tháng 3?

Các biện pháp đặc biệt

Sự cải thiện quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên thể hiện qua hàng loạt cuộc gặp thượng đỉnh và các cuộc gặp cấp chuyên viên trong năm 2018 đã góp phần làm thay đổi môi trường an ninh trên bán đảo Triều Tiên. Trong khi quan hệ liên Triều được cải thiện thì mối quan hệ đồng minh Hàn - Mỹ lại rơi vào tình trạng khó khăn. Năm 2018, Seoul và Washington đã gặp bế tắc trong các cuộc đàm phán về thỏa thuận chia sẻ kinh phí duy trì hoạt động của lực lượng binh sĩ Mỹ đồn trú ở Hàn Quốc (USFK) vốn đã hết hạn vào ngày 31/12/2018. 

lien minh han my dang gia bao nhieu
 Tập trận chung Mỹ - Hàn tại Pohang, Hàn Quốc hồi tháng 4/2017. (Nguồn: Getty Images)

Vào ngày 10/2 vừa qua, một tháng sau khi các cuộc đàm phán được kéo dài, Hàn Quốc và Mỹ cuối cùng đã đi đến ký kết Thỏa thuận Các biện pháp đặc biệt (SMA) mới về vấn đề chia sẻ chi phí quốc phòng cho USFK.

Tuy nhiên, SMA mới (quy định Seoul phải đóng góp khoản kinh phí 1,04 nghìn tỷ Won (khoảng 923 triệu USD) vẫn cần được Quốc hội Hàn Quốc phê chuẩn mới chính thức có hiệu lực thi hành. Khoản tiền này vẫn thấp hơn mức yêu cầu ban đầu mà Washington đưa ra là 1,2 nghìn tỷ Won. Mặc dù vậy, khoản đóng góp của Seoul cũng đã tăng 8,2% so với mức của năm 2018 (Seoul đã chi 960 tỷ Won, tương đương 850 triệu USD) để đảm bảo duy trì hoạt động của 28.500 binh sĩ USFK, chiếm gần 41% tổng chi phí cho lực lượng này. 

Các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Hàn Quốc cũng đã cắt giảm hiệu lực của SMA từ 5 năm như trước đây xuống còn 1 năm. Việc chính quyền Tổng thống Donald Trump yêu cầu SMA chỉ có hiệu lực trong 1 năm là để thuận lợi cho việc đề nghị Hàn Quốc tăng khoản đóng góp này trong tương lai.

Kể từ khoản đóng góp trị giá 150 triệu USD cho USFK sau khi SMA đầu tiên chính thức có hiệu lực vào năm 1991, Hàn Quốc hằng năm đều tăng các khoản đóng góp này cho phía Mỹ. Tuy nhiên, năm 2018 Washington đã yêu cầu Seoul tăng mức đóng góp này từ 150 lên 200%. Sự thay đổi lập trường của Chính phủ Mỹ chủ yếu xuất phát từ quan điểm cứng rắn của ông Donald Trump, người trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống đã kịch liệt chỉ trích các đồng minh của Mỹ chưa đóng góp tương xứng cho các chi phí duy trì lực lượng đồn trú của Mỹ. Ông Trump cũng từng than phiền rằng Seoul đã chia sẻ khoản kinh phí "không tương xứng" so với những gì Mỹ bỏ ra. 

Hàn Quốc không ủng hộ quan điểm này của Tổng thống Trump. Seoul đã đầu tư hơn 90% kinh phí trị giá 10,8 tỷ USD để xây dựng căn cứ quân sự Camp Humphrey vốn được coi là "lớn nhất" của Mỹ ở nước ngoài. Bên cạnh đó, Seoul cũng đã mua trang thiết bị quân sự của Mỹ trị giá 19,8 tỷ USD trong giai đoạn 2012 - 2016, chiếm gần 80% chi phí cho lĩnh vực nhập khẩu quốc phòng của Xứ sở Kim Chi.

Một nghiên cứu của Viện phân tích Quốc phòng Hàn Quốc cũng cho thấy SMA không bao gồm những đóng góp trực tiếp của Hàn Quốc cho USFK mà trong đó phải kể đến việc cắt giảm và miễn thuế, dịch vụ công cộng, hỗ trợ chi phí di chuyển căn cứ quân sự và lương thực thực phẩm... vốn cũng đã lên tới khoảng 5 tỷ USD trong năm 2015.  

"Gật đầu" vì sức ép

Bên cạnh việc Hàn Quốc phản đối đề nghị tăng mức đóng góp cho chi phí quốc phòng dành cho USFK, những nội dung đạt được trong SMA mới cũng hoàn toàn không có lợi cho Seoul.

Hàn Quốc là đồng minh đầu tiên của Mỹ bắt đầu đàm phán về mức độ chia sẻ chi phí quân sự với chính quyền ông Donald Trump. Các đồng minh chủ chốt khác của Mỹ như Nhật Bản hay Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ tham gia các cuộc đàm phán tương tự trong những năm tiếp theo. Đây là lý do chính quyền Trump không muốn nhượng bộ Hàn Quốc để tránh bị "yếu thế" ở các cuộc đàm phán với các đồng minh khác trong tương lai.

Lo ngại những bất đồng giữa hai đồng minh có thể ảnh hưởng tới những tiến triển thuận lợi trên Bán đảo Triều Tiên, Chính phủ Hàn Quốc do chịu nhiều sức ép đã chấp nhận mức đóng góp cao hơn các năm trước. So với mức tăng 5,8% đạt được trong các cuộc đàm phán về SMA hồi năm 2013, mức tăng 8,2% lần này được coi là "rất khó" để Hàn Quốc chấp nhận. Tuy nhiên, cuối cùng Seoul cũng đã nỗ lực để tránh chấp nhận mức đóng góp tăng 200% như đề nghị của Washington đưa ra trong các cuộc đàm phán. 

lien minh han my dang gia bao nhieu
Một cuộc hội đàm giữa các Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Hàn. (Nguồn: Yonhap)

Điều lo ngại hơn nữa chính là thời hạn của SMA chỉ là 1 năm nên Mỹ và Hàn Quốc sẽ sớm bắt đầu các cuộc đàm phán SMA mới cho năm 2020. Nếu chính quyền Donald Trump tiếp tục đưa ra "yêu cầu cao quá mức" về khoản đóng góp trong các vòng đàm phán diễn ra cuối năm nay, điều này có thể làm xói mòn lòng tin của Hàn Quốc đối với Mỹ vốn vẫn được coi là một đối tác an ninh tin cậy và sẵn sàng mở rộng cửa để giải quyết những bất ổn trong mối quan hệ liên minh song phương này. 

Đối với các nhà lập pháp Mỹ, sự hỗ trợ của Hàn Quốc trong việc đảm bảo lợi ích của Mỹ ở Đông Á có thể cho thấy không chỉ giúp duy trì sự hiện diện quân sự và kinh tế của Mỹ trước Trung Quốc mà còn giúp triển khai thực hiện "chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở và tự do".

Tổng thống Trump mới đây cũng đã ký phê chuẩn dự luật ARIA, cho phép chi 1,5 tỷ USD để tăng cường an ninh cho Mỹ, đảm bảo lợi ích kinh tế và giá trị Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, cách tiếp cận cứng rắn của ông Trump đối với các đồng minh của Mỹ có thể đưa ra một tín hiệu sai lệch cho Seoul đồng thời cản trở sự phát triển của mối quan hệ quân sự chiến lược với Hàn Quốc, một nhân tố trung tâm trong chính sách của Mỹ đối với khu vực. 

Điều quan trọng là vấn đề này lại xuất hiện ngay trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai giữa ông Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dự kiến diễn ra trong hai ngày 27 - 28/2 tới. Theo đó, Hàn Quốc sẽ không "ngay lập tức" làm ảnh hưởng đến quan hệ với Mỹ bởi chính quyền của Tổng thống đương nhiệm Moon Jae-in coi sự hợp tác giữa Seoul và Washington là yếu tố sống còn để thiết lập nền hòa bình bền vững trên bán đảo Triều Tiên. Mặc dù vậy, nếu Mỹ không đưa ra được những tín hiệu cho thấy cam kết đảm bảo an ninh của mình đối với Hàn Quốc và gắn những yêu cầu đóng góp chi phí quốc phòng với khả năng rút USFK, Seoul hoàn toàn có thể đặt dấu hỏi về độ bền vững của liên minh Mỹ - Hàn. 

Mặc dù Tổng thống Donald Trump đang phủ nhận kế hoạch rút quân đồn trú song "có thể một ngày nào đó" Washington và Seoul sẽ khởi động đàm phán về cắt giảm hoặc rút USFK. Các cuộc đàm phán như vậy cần được tiến hành trên cơ sở sự tin cậy lẫn nhau giữa Mỹ và Hàn Quốc, tiến trình xây dựng nền hòa bình trên bán đảo Triều Tiên cùng với những nỗ lực phi hạt nhân hóa một cách đầy thiện chí của Bình Nhưỡng. Bất cứ quyết định đơn phương hoặc bất ngờ nào của Mỹ mà không tham vấn Hàn Quốc cũng đều có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.   

lien minh han my dang gia bao nhieu ​Mỹ - Hàn có lại tập trận chung?

Ngày 4/12, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Mỹ và Hàn Quốc vẫn tiếp tục cân nhắc các kế hoạch tập trận chung  giữa hai ...

lien minh han my dang gia bao nhieu Tổng thống Hàn Quốc tập trung vấn đề Triều Tiên tại Hội nghị G20

Theo đài phát thanh và truyền hình Hàn Quốc, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sáng 30/11 (theo giờ Hàn Quốc) đã tới thủ đô ...

lien minh han my dang gia bao nhieu ​Truyền thông Triều Tiên đồng loạt chỉ trích Mỹ - Hàn

Truyền thông Triều Tiên ngày 27/11 đã gia tăng chỉ trích Mỹ và Hàn Quốc vì đã cùng nhau thông qua một nghị quyết của ...

Thu Hiền (theo Eastasia Forum)

Đọc thêm

Việt Nam đề cao việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển bền vững tại diễn đàn Liên hợp quốc

Việt Nam đề cao việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển bền vững tại diễn đàn Liên hợp quốc

Đại diện Việt Nam khẳng định nguồn vốn nhà nước và nguồn lực tư nhân cùng đóng vai trò trong việc đáp ứng nhu cầu tài chính cho thực hiện ...
Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp ...
Con gái 13 tuổi được khen là bản sao nhan sắc của diễn viên Nicole Kidman

Con gái 13 tuổi được khen là bản sao nhan sắc của diễn viên Nicole Kidman

Faith gây ấn tượng ở sân bay với gương mặt thanh tú, làn da trắng sứ, gợi nhớ hình ảnh thời trẻ của minh tinh Nicole Kidman.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía ...
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Đoàn đại biểu bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động