Linh vật Olympic Tokyo 2021 ‘thất sủng’ ngay trên sân nhà

Trang Nhung
Linh vật thường đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch marketing hình ảnh, nhưng các linh vật của Olympic Tokyo lại vô cùng mờ nhạt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trước khi đại dịch bùng phát, nhà thiết kế tạo ra các linh vật (mascot) cho Olympic và ParalympicTokyo 2021 đã dự đoán chúng sẽ trở thành “bộ mặt của Thế vận hội”. Thế nhưng, thực tế không như mong đợi.

Mặc dù 2 linh vật mang tên Miraitowa và Someity vẫn xuất hiện ở khắp nơi, trên các biển quảng cáo hay các món đồ lưu niệm. Thế nhưng, ở một đất nước vô cùng “chuộng” các mascot đáng yêu, Miraitowa và Someity lại vô cùng mờ nhạt.

Linh vật Olympic Tokyo 2021 Miraitowa (trái) và linh vật Paralympic Someity. (Nguồn: AFP)
Linh vật Olympic Tokyo 2021 Miraitowa (trái) và linh vật Paralympic Someity. (Nguồn: AFP)

Đậm chất Nhật Bản

Miraitowa là linh vật của Olympic và Someity đại diện cho Paralympic, dự kiến ​​tổ chức tại Tokyo từ ngày 24/8-5/9. Hai linh vật này lần đầu tiên ra mắt công chúng vào mùa hè năm 2018.

Ý nghĩa cái tên Miraitowa là sự kết hợp các từ “tương lai” và “vĩnh cửu.” Trong khi đó, Someity là một biến thể từ tên một loại cây anh đào Nhật Bản nổi tiếng và là cách chơi chữ của cụm từ tiếng Anh “thật hùng vĩ” (so mighty).

Chúng có thể rất nổi tiếng với trẻ em nhờ vào ấn tượng bề ngoài tương tự các nhân vật Pokémon. Ngoài ra, họa tiết ca rô của các linh vật khiến chúng trông giống như những chiếc cờ đua xe di động.

Nhà thiết kế của chúng, Ryo Taniguchi từng chia sẻ vào năm 2018 rằng, họa tiết này là sự kết hợp với một kiểu trang phục phổ biến trong thời kỳ Edo của Nhật Bản, kéo dài từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19.

Kể từ năm 1972, mỗi kỳ Thế vận hội đều có một linh vật chính thức. Tuy nhiên, Miraitowa và Someity đang phải cạnh tranh ở một sàn đấu địa phương đông đúc khi Nhật Bản đã có sẵn hàng nghìn linh vật gọi là yuru-chara để quảng bá hình ảnh các tỉnh, thành của đất nước mặt trời mọc.

Kumamon, chú linh vật nổi tiếng nhất nhì Nhật Bản
Kumamon, chú linh vật nổi tiếng nhất nhì Nhật Bản. (Nguồn: Matcha-jp.com)

Linh vật nổi tiếng nhất của Nhật Bản có thể kể đến là Kumamon - chú gấu dễ thương đến từ tỉnh Kumamoto. Đây là một trong những "nhân vật PR" nổi tiếng nhất tại Nhật, đã giúp phổ biến hiện tượng yuru-chara cách đây 10 năm.

Trong khi kẻ quậy phá nhất hẳn là Chiitan, một linh vật phỏng theo hình ảnh của một chú rái cá. Chiitan từng bị cấm hoạt động trên Twitter, cũng như phế truất khỏi vai trò linh vật của thành phố Susaki, bởi những hành động có phần tăng động và bạo lực.

Linh vật không đáng nhớ

Blogger trang Mondo Mascots, Chris Carlier, cho biết ban đầu anh cảm thấy Miraitowa và Someity quá gầy so với các yuru-chara khác, bởi các linh vật Nhật Bản thường được xây dựng với hình ảnh vụng về và ì ạch. Tuy rằng, không có điểm gì quá đáng chê, nhưng Carlier vẫn không coi hai linh vật này là biểu tượng đáng nhớ.

Miraitowa và Someity đã phần nào bị bỏ quên trong “biển” linh vật của Nhật Bản. Ngoài ra, người dân Nhật Bản cũng không thực sự phấn khích và quan tâm đến những chú linh vật của kỳ Thế vận hội năm nay.

Một phần bởi vì, Olympic Tokyo 2021 vẫn đang vướng phải nhiều chỉ trích từ một bộ phận không nhỏ người dân Nhật Bản, do đất nước vẫn đang phải đương đầu với đại dịch Covid-19.

Tính đến ngày 27/7, các linh vật Olympic và Paralympic năm nay có khoảng 15.000 người theo dõi trên Instagram, chỉ bằng một góc nhỏ so với lượng fan gần 900.000 của Chiitan. Đồng thời, nhiều người cũng phàn nàn do tên của hai linh vật này quá khó nhớ.

Thế nhưng, theo giáo sư tin học tại Đại học Shizuoka, Jillian Rae Suter, đồng thời là nhà nghiên cứu linh vật Nhật Bản, cho biết Miraitowa và Someity không thực sự bị ghét, chúng đang làm rất tốt công việc của mình, nhưng chỉ là không được công chúng để mắt tới.

Kể từ khi Olympic khởi động, Miraitowa đã bắt đầu đăng các hình ảnh về các địa điểm thi đấu xung quanh Tokyo trên nền tảng Instagram. Các vận động viên giành huy chương tại Olympic cũng được tặng các chú gấu bông Miraitowa.

Tuy nhiên, việc hai linh vật không xuất hiện thường xuyên trên truyền hình khiến chúng bị lu mờ trên một sân khấu khổng lồ như Olympic. Đáng chú ý hơn, Miraitowa và Someity không thực sự là điểm nhấn trong lễ khai mạc.

Trong một mùa Olympic khá ảm đạm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, việc các linh vật chính thức không được chào đón nồng nhiệt có thể ảnh hưởng đến tổng doanh thu của cả kỳ Thế vận hội năm nay, vốn đã thất thu hàng tỷ USD vì không có khán giả.

Việc Nhật Bản đăng cai tổ chức Olympic Tokyo 2020 được xác định từ năm 2013, với chi phí được Tokyo quyết là 7,5 tỷ USD. Nhưng kể từ đó, chi phí thực mà Nhật Bản đã bỏ ra ước tính có thể lên tới khoảng 15,4 tỷ USD.

Olympic Tokyo 2020: Nước rút thần tốc, Nữ VĐV Mỹ phá kỷ lục của chính mình trong 69 ngày

Olympic Tokyo 2020: Nước rút thần tốc, Nữ VĐV Mỹ phá kỷ lục của chính mình trong 69 ngày

Tại Olympic Tokyo 2020, Sydney Mclaughlin về nhất ở chung kết 400m vượt rào nữ với thành tích 51 giây 46, tự phá kỷ lục ...

Olympic Tokyo 2021: Cập nhật kết quả bán kết, lịch thi đấu chung kết, tranh hạng ba bóng đá nam

Olympic Tokyo 2021: Cập nhật kết quả bán kết, lịch thi đấu chung kết, tranh hạng ba bóng đá nam

Hai trận bán kết bóng đá nam đã diễn ra rất hấp dẫn và kịch tính. Mọi thứ chỉ được định đoạt ở những giây ...

(theo New York Times)

Bài viết cùng chủ đề

Olympic Tokyo 2021

Xem nhiều

Đọc thêm

Chủ tịch HĐTV PetroVietnam: Văn hóa doanh nghiệp đã góp phần biến áp lực thành động lực

Chủ tịch HĐTV PetroVietnam: Văn hóa doanh nghiệp đã góp phần biến áp lực thành động lực

Chủ tịch HĐTV PetroVietnam nêu bật vai trò của văn hóa doanh nghiệp đã góp phần biến áp lực thành động lực trong kết quả sản xuất kinh doanh của ...
Cách Thái Lan biến rác thành 'vàng'

Cách Thái Lan biến rác thành 'vàng'

Bộ Thương mại Thái Lan đang triển khai nhiều dự án khác nhau để hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cấp tái chế - hay còn gọi là tái sử ...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Quốc hội thông qua Nghị quyết về đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam. Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 1.713.548 ...
Thanh niên nông thôn: Động lực phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới

Thanh niên nông thôn: Động lực phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới

Tối 29/11, Lễ trao Giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX năm 2024 tôn vinh 36 thanh niên nông thôn xuất sắc trên toàn quốc.
Sao Việt: BTV Hoài Anh khoe dáng cực 'ngầu', hoa hậu Kỳ Duyên rạng rỡ, Đàm Thu Trang đón sinh nhật giản dị

Sao Việt: BTV Hoài Anh khoe dáng cực 'ngầu', hoa hậu Kỳ Duyên rạng rỡ, Đàm Thu Trang đón sinh nhật giản dị

Sao Việt hôm nay: Đàm Thu Trang đón sinh nhật giản dị, Nghệ sĩ Vân Dung đăng ảnh chúc mừng sinh nhật con trai Long Vũ.
Ngắm nhan sắc gây sốt của hoa khôi bóng chuyền Nguyễn Thu Hoài

Ngắm nhan sắc gây sốt của hoa khôi bóng chuyền Nguyễn Thu Hoài

Hoa khôi bóng chuyền Nguyễn Thu Hoài gây sốt mạng xã hội với bộ ảnh cưới xinh đẹp, hạnh phúc bên bạn trai.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

Hãng tin AFP dự báo 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025 trên nhiều lĩnh vực chính trị, môi trường, thể thao, văn hóa và tôn giáo.
Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah:  Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah: Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hezbollah đang được kỳ vọng là 'tia hy vọng lóe lên từ vực thẳm' trong cuộc xung đột tại khu vực.
Nga tìm cách mở khóa tiềm năng hạt nhân châu Phi

Nga tìm cách mở khóa tiềm năng hạt nhân châu Phi

Nga có đủ tiềm lực để hỗ trợ châu Phi khắc phục tình trạng thiếu hụt năng lượng, vốn cản trở sự phát triển kinh tế bền vững trên lục địa này.
Liệu ông Trump có tái xuất với ngoại giao golf?

Liệu ông Trump có tái xuất với ngoại giao golf?

Khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, câu hỏi đặt ra là liệu ông có tiếp tục sử dụng golf như một công cụ ngoại giao như nhiệm kỳ đầu hay không?
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Phiên bản di động