Ngoại giao thể thao ‘kiểu Úc’

Nhã Anh
Thông qua chiến lược mới về ngoại giao thể thao, Australia mong muốn tăng cường sức mạnh quốc gia trên “cuộc đua” quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Australia Anthony Albanese (giữa) và Bộ trưởng Thể thao Anika Wells (phải) ăn mừng trước chiến thắng của đội tuyển nữ Australia trong trận đấu bóng đá nữ với đội tuyển Pháp tại World Cup 2023 diễn ra ở Sydney. (Nguồn:Anthony Albanese/Twitter)
Thủ tướng Australia Anthony Albanese (giữa) và Bộ trưởng Thể thao Anika Wells (phải) ăn mừng trước chiến thắng của đội tuyển nữ Australia trong trận đấu bóng đá nữ với đội tuyển Pháp tại World Cup 2023 diễn ra ở Sydney. (Nguồn: Anthony Albanese/Twitter)

Nhận định về vị trí độc đáo của thể thao trong xã hội Australia, nhà văn du lịch nổi tiếng người Mỹ Bill Bryson từng viết: “Thực sự, chưa bao giờ có một quốc gia thể thao nào hơn thế… trong một cộng đồng năng động, tích cực như vậy, dường như ai cũng là khán giả của một môn nào đó”.

Thể thao ngày nay là một công cụ ngoại giao ít rủi ro, chi phí thấp và phổ biến trong bối cảnh địa chính trị ngày càng chia rẽ. Nhiều quốc gia như Trung Quốc, Saudi Arabia, Pháp hay Nga đang đầu tư mạnh mẽ vào ngoại giao thể thao. Để không bị tụt lại, Australia bắt đầu tăng tốc, làm mới mình để tăng cường sức mạnh và tầm ảnh hưởng thông qua thể thao.

“Đội Australia” xuất kích

Ngày 2/6, chính phủ của Thủ tướng Anthony Albanese tuyên bố cập nhật chiến lược ngoại giao thể thao, thành lập Nhóm Tư vấn ngoại giao thể thao mới do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) điều phối và tổ chức hội nghị thường niên thảo luận về việc mang thế giới thể thao và ngoại giao lại gần nhau.

Trong thông báo, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Penny Wong cho biết nước này đang tìm cách sử dụng tiềm năng thể thao để tăng cường sức mạnh quốc gia trên “cuộc đua” quốc tế.

“Thể thao là một trong những thế mạnh của Australia. Chính phủ của Thủ tướng Anthony Albanese đang sử dụng tất cả các yếu tố sức mạnh quốc gia để tăng cường ảnh hưởng của Australia trong một thế giới cạnh tranh hơn bao giờ hết”, Bộ trưởng Penny Wong nhấn mạnh.

Theo đó, các tổ chức thể thao quốc gia và các cơ quan cấp cao nhất trong lĩnh vực thể thao ngồi vào bàn thảo luận, phản ánh vai trò trung tâm của các cơ quan này trong việc thúc đẩy lợi ích của Australia thông qua thể thao.

Nhiệm vụ của Nhóm Tư vấn ngoại giao thể thao mới là cân nhắc các cơ hội và rủi ro về mặt chiến lược và kinh tế trong thể thao quốc tế, bao gồm các sự kiện sắp tới ở Australia và nước ngoài, cũng như cách thức mà các chính phủ và ngành thể thao có thể hợp tác cùng nhau để thúc đẩy các ưu tiên chung. Nhóm này sẽ tổ chức hội nghị hàng năm với quy mô lớn để tham khảo ý kiến một cách rộng rãi.

Nói cách khác, “đội Australia” đã lên kế hoạch thi đấu ngoại giao thể thao mới với đội hình lớn hơn và thay đổi chiến thuật thường niên.

Việc cải tổ ngoại giao thể thao của Australia được xem như bước “làm nóng” nhằm mục đích tận dụng lợi thế của việc đăng cai Olympic và Paralympic 2032 tại Brisbane.

Bộ trưởng Thể thao Australia Anika Wells tuyên bố cạnh tranh ngoại giao trên sân thể thao quốc tế mang lại nhiều lợi ích.

“Đăng cai Olympic và Paralympic Brisbane năm 2032, chúng tôi sẽ tổ chức sự kiện thể thao lớn nhất thế giới. Điều này mang đến cơ hội chưa từng có để giới thiệu về sự xuất sắc và chuyên môn của Australia trong đổi mới, du lịch, dịch vụ và sản phẩm”, bà Anika Wells nói.

Trong khi đó, Giám đốc điều hành giải quần vợt Australia mở rộng Craig Tiley nhận định, với chiến lược mới này, sức mạnh thể thao đã vượt qua biên giới. Ông Craig Tiley khẳng định: “Bằng cách khai thác sức mạnh đoàn kết của thể thao, chúng ta có thể xây dựng những cầu nối và thúc đẩy thiện chí giữa các cộng đồng đa dạng trên thế giới”.

Không bỏ lỡ cơ hội

Thông báo về chiến lược ngoại giao thể thao mới này được đưa ra vài tuần trước khi Thế vận hội (Olympic) Paris khởi tranh vào ngày 26/7 và không lâu sau khi Giải bóng bầu dục quốc gia (NRL) của Australia thi đấu vòng mở màn tại Las Vegas (Mỹ). Thông báo được cho là đưa ra kịp thời trong bối cảnh “các đội” khác trên thế giới đang ngày càng gia tăng ngoại giao thể thao.

Điển hình là Trung Quốc đã chi 74 triệu AUD tài trợ xây dựng một sân vận động mới ở Quần đảo Solomon để phục vụ Thế vận hội Thái Bình Dương năm 2023 và cũng mời các vận động viên Thái Bình Dương đến tập luyện tại nước này.

Bên cạnh đó, Trung Quốc săn lùng các “nhà ngoại giao mặc đồ thể thao” cấp cao để đóng góp cho thành tích nước nhà. Có thể kể đến trường hợp của vận động viên trượt tuyết xuất sắc người Mỹ gốc Hoa Eileen Gu vốn sinh ra và lớn lên ở California (Mỹ) nhưng đã chọn nhập tịch để đại diện cho Trung Quốc tại Olympic mùa Đông Bắc Kinh năm 2022.

Trong khi đó, Quỹ Đầu tư công Saudi Arabia (PIF) đã bỏ ra không ít tiền để thâu tóm các CLB, đội bóng lớn, từ mua CLB Newcastle ở Ngoại hạng Anh, thúc đẩy sáp nhập LIV Golf/PGA Tour cho đến việc mua lại cổ phần của MMA, một giải đấu võ tổng hợp lớn của Mỹ.

Hồi tháng Hai tại Geneva (Thụy Sỹ), Viện Nghiên cứu và Đào tạo Liên hợp quốc (UNITAR) đã tổ chức chương trình cấp bằng điều hành về ngoại giao thể thao cho những cán bộ chuyên trách đến từ Bộ Thể thao và Ủy ban Olympic và Paralympic của Saudi Arabia.

Trong bối cảnh đó, không có lý do gì để Australia phí hoài năng lực thể thao khi xứ sở chuột túi có rất nhiều lợi thế so sánh với các đối thủ.

Bên cạnh nhiều danh hiệu, cúp vô địch lớn nhỏ, Australia còn sở hữu cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, chuyên môn và nhân lực thể thao đẳng cấp thế giới. Người Australia nổi tiếng coi trọng tính liêm chính, công bằng và bình đẳng trong thể thao.

Ngoại giao thể thao, khi được triển khai tốt, có thể phá bỏ các khuôn mẫu, vượt qua sự bất hòa và đưa mọi người đến gần nhau hơn thông qua niềm đam mê chung về các hoạt động thể chất. Bên lề trận đấu, những cuộc gặp giữa các nhà quản lý thể thao, quan chức chính phủ và doanh nhân có thể tạo ra các mối quan hệ không chính thức, bổ sung cho các sáng kiến ngoại giao.

Cách tiếp cận mới của chính phủ ông Albanese đối với ngoại giao thể thao mang đến cơ hội lớn cho Australia trong việc nâng cao ngoại giao công chúng, xây dựng mối quan hệ và khuếch đại thông điệp, văn hóa và giá trị quốc gia.

Nhà văn Bill Bryson đã nhận định đúng, với dân số tương đối nhỏ, hiếm thấy quốc gia nào chơi thể thao tốt hoặc “nghiện” thể thao như Australia. Các trò chơi thể thao và các hoạt động thể chất đóng một vai trò to lớn trong văn hóa, xã hội và bản sắc của Australia. Những điều này xứng đáng được đặt lên hàng đầu và trung tâm trong chính sách ngoại giao của quốc gia Nam Thái Bình Dương này.

Thể thao đích thực là một công cụ ngoại giao

Thể thao đích thực là một công cụ ngoại giao

Theo Đại sứ Australia tại Vatican Chiara Porro, thể thao, giống như ngoại giao, có sức mạnh gắn kết mọi người và các quốc gia ...

ASIAD 2023 và dấu ấn ngoại giao thể thao Trung Quốc

ASIAD 2023 và dấu ấn ngoại giao thể thao Trung Quốc

Đằng sau màn trình diễn của các vận động viên bơi lội, nhảy xa... tại ASIAD 2023, Trung Quốc muốn truyền tải thông điệp về ...

Liên hợp quốc lần đầu tiên kỷ niệm Ngày quốc tế Vui chơi

Liên hợp quốc lần đầu tiên kỷ niệm Ngày quốc tế Vui chơi

Ngày 11/6, tại New York, Hoa Kỳ, Việt Nam cùng các nước Nhóm nòng cốt thúc đẩy Nghị quyết 78/268 của Đại hội đồng Liên ...

Palestine và Barbados chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao

Palestine và Barbados chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao

Ngày 12/6, Đại sứ Palestine tại Liên hợp quốc (LHQ) Riyad Mansour và người đồng cấp Barbados Francois Jackman đã ký tuyên bố chung chính ...

Bộ trưởng Ngoại giao Australia: Người Việt có ‘tư duy chiến lược’

Bộ trưởng Ngoại giao Australia: Người Việt có ‘tư duy chiến lược’

Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam (ngày 21-24/8), ngày 22/8, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Penny Wong đã chia sẻ với báo giới về ...

(theo The Conversation)

Xem nhiều

Đọc thêm

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

Tân HLV Ruben Amorim ủng hộ Ban lãnh đạo MU tái ký tiền vệ người Anh Angel Gomes.
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết ...
Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Những bí mật đằng sau thành công của Mason Greenwood tại Marseille đã được truyền thông Pháp tiết lộ.
Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đội quân khuyển từ Trường Trung cấp 24 Biên phòng sẽ tham gia trình diễn tại lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (19/12-22/12).
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Lithuania.
Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Adana trao đổi cụ thể về những định hướng hợp tác giữa hai địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động