TIN LIÊN QUAN | |
Những câu chuyện bên ngoài cuốn sách | |
Cuốn sách thú vị của cựu Đại sứ Pháp tại Việt Nam |
Cuốn sách Dark Age Ahead
Jane Jacobs là một trong số những nhà tư tưởng lớn nhất thế kỷ XX. Trong những năm 1960, khi các vấn đề về quy hoạch đô thị đe dọa đến đời sống của các cư dân vùng ven đô, bà đã cho ra mắt cuốn sách kinh điển mang tên Death and Life of Great American Cities (Sự sống và cái chết của những thành phố lớn tại Mỹ).
Tiếp đó, đến những năm 1970, 1980, khi các nhà lập pháp, các nhà kinh tế học tập trung vào vấn đề cạnh tranh công nghiệp và chiến lược kinh tế quốc gia thì những cuốn sách của Jacobs như: The Economy of Cities (Nền kinh tế của các thành phố), Cities and the Wealth of Nations (Những thành phố và sự phồn thịnh của quốc gia) lại tập trung vào vai trò của các thành phố, công cuộc đổi mới mạnh mẽ và sự tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, những tư tưởng của bà đã gây chấn động những tư duy quy hoạch truyền thống.
Jane Jacobs |
Cũng thời điểm đó, trong khi các học giả, các nhà khoa học chính trị vui mừng khi một giai đoạn lịch sử kết thúc với ưu thế thuộc về đảng Dân chủ, ngợi ca xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới thì Jacobs lại dự báo những quan ngại về thời kỳ khủng hoảng đô thị, mất trí nhớ đại chúng và làn sóng phản ứng dữ dội của chủ nghĩa dân túy trong tác phẩm cuối cùng mang tên Dark Age Ahead…
Giờ đây, ngược dòng thời gian quay lại đọc cuốn sách năm 2005, có lẽ lời tiên tri trong cuốn sách rất phù hợp để nói về giai đoạn của tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump.
Trong cuốn sách này, Jacobs đã chỉ ra việc mất lòng tin, sự ngờ vực của các chính trị gia, của nền chính trị. Đó là một cuộc khủng hoảng đô thị mới đang rầm rộ tại nhiều thành phố, môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng, nạn phân biệt chủng tộc trở thành rào cản làm nhức nhối xã hội, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng, cùng với đó tầng lớp trung lưu ngày càng giảm về mặt số lượng. Tất cả đều là những tín hiệu của một thời kỳ đen tối sắp xảy ra.
Chủ nghĩa dân tộc, bài ngoại là nội dung cốt lõi trong cuốn sách Dark Age Ahead của Jacobs. Bà viết: "Bài ngoại về văn hóa là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm của một xã hội vì sức sống văn hóa bị cô lập, tách khỏi thế giới xung quanh dẫn đến sự bài xích, đề phòng, ngờ vực về tinh thần".
Cuốn sách của bà thách thức mọi tư duy truyền thống và nhiều người có thể không đồng ý và chấp nhận.
Jacobs viết: “Tôi đã có những bình luận không thân thiện về lý thuyết quy hoạch chính thống và sẽ tiếp tục làm như vậy khi có cơ hội. Lúc này, những ý tưởng chính thống đó là một phần truyền thống của chúng ta. Chúng làm tổn hại chúng ta bởi chúng ta chấp nhận chúng như là chân lý".
Jacobs đã đặt ra vấn đề: Làm thế nào và vì sao một người có thể vứt bỏ được nền văn hóa đã ăn sâu vào máu thịt mình?
Trong lịch sử, những chấn động cực đoan đã dẫn đến sự sụp đổ của các tổ chức kinh tế, chính trị, và văn hóa có tầm ảnh hưởng một thời. Thời kỳ đen tối đầu tiên ở châu Âu diễn ra khi các thành bang của các nước này bị xóa hẳn theo lệnh của triều đình, thay vào đó là chế độ chuyên quyền tập trung.
Jacobs đã nêu ra một số vấn đề như: nhiều thành phố của đế chế La Mã mất đi vai trò trong mắt người dân, cùng với trách nhiệm giải trình tài chính đối với ngân khố của hoàng gia trước khi chế độ tan rã.
Trong cuốn sách này, bà đã đưa ra một vấn đề trọng tâm trong thời kỳ đen tối là làm thế nào và vì sao con người có thể xóa bỏ hoàn toàn vốn văn hóa sống còn trước đây đang dần bị biến chất.
Jacobs tìm thấy câu trả lời, chính bởi sự mất trí nhớ hàng loạt. Các khái niệm về mất trí nhớ toàn diện rộng, mất trí nhớ lan rộng toàn xã hội lâu dài và sâu sắc. Thật tình cờ, ở thời điểm hiện tại mọi thứ dường như khá rõ ràng trong thế giới của ông Trump và Brexit.
5 vấn đề trong thời kỳ đen tối
Theo Jacobs, chính ngay trong thời kỳ đen tối của chúng ta đang hình thành lên sự tụt dốc của 5 trụ cột chính trong xã hội.
Đầu tiên là sự suy giảm trong chính cuộc sống gia đình và cộng đồng. Những giá trị tốt đẹp vốn có trong cuộc sống gia đình đang dần mất đi. Nhiều gia đình không có khả năng trang trải chi phí nhà ở. Tỉ lệ sinh giảm đồng nghĩa với việc xã hội phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số.
Đồng thời, một lực lượng lớn người dân trở thành nạn nhân của áp lực thị trường, chủ nghĩa vật chất và bá quyền về thương hiệu. Jacobs còn đặc biệt nhấn mạnh đến lĩnh vực xe ô tô, một nhân tố hủy hoại thế giới không chỉ tiêu tốn nguồn năng lượng mà còn tốn diện tích. Thêm nữa là vấn đề bất bình đẳng trong xã hội, từ lợi ích công đến lợi ích cá nhân.
Điều thứ hai là sự thụt lùi của giáo dục: Nền giáo dục dần chuyển sang đào tạo nghề. Giáo dục bỗng trở thành lĩnh vực đầu tư tư nhân thay vì đóng vai trò là dịch vụ công như trước, nơi có thể đào tạo ra những người tài, những công dân toàn diện. Khi tất cả những điều này cùng xảy ra thì công ăn việc làm và lợi ích trở thành thước đo duy nhất của sự tiến bộ.
Thứ ba là cuộc tấn công nhằm vào lĩnh vực khoa học. Jacobs gọi đó là những suy luận sai lệch che giấu thực tại nếu kiến thức không được coi là khoa học. Bà viết: “Điều này sẽ làm xã hội trì trệ, chậm phát triển. Yếu tố khách quan và những tiến bộ của khoa học sẽ bị thay thế nằng những lý thuyết giáo điều”.
Trụ cột thứ tư chính là vấn đề phá giá các thứ thuế. Trong lĩnh vực đầu tư công, việc xây dựng các thành phố, xây dựng xã hội, các loại thuế, vấn đề đầu tư của chính phủ có thể bị lãng phí.
Kết quả là các dịch vụ công như: giáo dục, cơ sở hạ tầng, giao thông, an toàn xã hội tạo thành một khối – khởi đầu cho sự phá vỡ các quy luật. Jacobs chỉ ra một cuộc khủng hoảng đô thị không rõ ràng của sự quá tải về nhà ở, bất bình đẳng ngày càng gia tăng với một khoảng cách khá lớn, nhiều vấn đề còn tồn đọng mà các thành phố đang phải đối mặt dẫn đến tình trạng đánh vào các loại thuế và các khoản đầu tư công.
Trụ cột cuối cùng là nhiều ngành nghề mất đi chỗ đứng như: y học, luật, kiến trúc, kỹ thuật và báo chí. Chúng ta không đủ khả năng để học tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống. Vì vậy, những ngành nghề nào giúp ươm mầm, duy trì lợi ích chung.
Jacobs lưu ý: "Khi những ngành nghề chuyên môn ấy đang dần mất đi các tiêu chuẩn, chức năng, vai trò và nhiệm vụ, xã hội bỗng chốc trở thành nạn nhân của những ý tưởng bất chợt, những gian lận, sự tàn bạo và những kẻ tâm thần".
Cách giải quyết của Jane Jacobs
Làm thế nào để xóa bỏ những quy luật đó? Người Mỹ làm thế nào để đối mặt với một thời kỳ đen tối sắp ập đến dưới thời Tổng thống Trump? Vấn đề này, Jacobs đưa ra 2 luận điểm.
Đầu tiên, Jacobs chỉ ra: Sức sống của các thành phố cùng những khu vực lân cận chính là phương kế cuối cùng giúp giải quyết những thách thức mới.
Với Jacobs, các thành thị cùng những khu vực lân cận càng có nhiều lối đi với nhiều mục đích khác nhau. Những hành động chống lại những điều đen tối như khẩu hiệu tiến bộ xã hội, văn minh nhân loại và chính nền dân chủ.
Mặt khác, Jacobs kêu gọi người Mỹ làm mọi điều bảo vệ quyền của chính mình, tránh khỏi thứ quyền lực áp đặt từ trên xuống, tránh nạn mất trí nhớ hàng loạt - làm mất đi các cộng đồng, các trụ cột chính và văn minh nhân loại.
Sách “Gia tộc Tổng thống V.V.Putin” ra mắt bạn đọc Việt Nam Ngày 8/12, tại Hà Nội, cuốn sách “Gia tộc Tổng thống V.V.Putin” - tác giả A.M.Putin, bản dịch tiếng Việt đã chính thức ra mắt ... |
Sách về Năm APEC Việt Nam 2017: Nguồn tư liệu chính thống có độ tin cậy cao Ngày 8/12, cuốn sách "Năm APEC Việt Nam 2017: Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung - 50 điều cần biết" đã ... |
Bill Gates bật mí 5 cuốn sách ông yêu thích nhất trong năm Người đàn ông giàu nhất thế giới mới đây đã đưa ra một danh sách chú thích bao gồm 5 tựa sách yêu thích nhất ... |