Cảm thông với những nỗi đau của nạn nhân Việt Nam sau khi chồng qua đời cách đây gần 2 thập kỷ do tiếp xúc với chất độc da cam khi làm quay phim phục vụ quân đội Mỹ tham chiến tại Việt Nam, đạo diễn Masako Sakata đã trực tiếp tới Việt Nam vào năm 2004 để tìm hiểu về hậu quả của chất độc này và làm bộ phim đầu tiên về vấn đề này.
Một cảnh trong phim. (Nguồn: Japan Times) |
Bộ phim mới chuẩn bị ra mắt vào cuối tháng có thời lượng khoảng 1 giờ miêu tả cuộc sống từ khi bé tới lúc trưởng thành của nạn nhân chất độc da cam Trần Thị Hoan, cô gái trẻ sinh ra đã không có 2 chân và bàn tay trái, di chứng từ người mẹ bị nhiễm dioxin trong những ngày khai hoang, vỡ đất làm rẫy.
Phim cũng đề cập hoàn cảnh khó khăn của nhiều nạn nhân chất độc da cam khác và cuộc đấu tranh tại tòa án ở Pháp của một cựu nhà báo chống lại các công ty hóa chất Mỹ sản xuất chất độc da cam sử dụng trong chiến tranh.
Dự kiến, tác phẩm sẽ được trình chiếu tại các rạp ở Tokyo từ ngày 20/8. Hai bộ phim đầu tiên của bà ra mắt năm 2007 và 2011 đã giành được nhiều giải thưởng danh giá của Nhật Bản cũng như quốc tế.
Năm 2011, bà Masako Sakata đã lập dự án "Hạt giống hy vọng" cấp hàng trăm suất học bổng cho học sinh phổ thông và sinh viên Việt Nam là nạn nhân chất độc da cam. Năm 2017, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức trao tặng Huân chương Hữu nghị của Chủ tịch nước cho đạo diễn Masako Sakata vì có thành tích xuất sắc trong phong trào “Hành động vì nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam”, góp phần tích cực vào sự phát triển quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản. |
| Những nạn nhân 'da cam' không khuất phục trước số phận Nỗi đau mang tên “da cam” vẫn hiển hiện trong đời sống, nhưng nhiều nạn nhân không khuất phục số phận. Cùng với sự đồng ... |
| 61 năm thảm họa chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam: Hồi sinh từ mảnh cầu vồng Tối 10/8, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với Văn phòng Cơ quan Thường trực ... |