TIN LIÊN QUAN | |
Cuộc thi viết về bình đẳng giới 2018 sẽ có nhiều giải thưởng hấp dẫn | |
Chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong truyền thông về giảm nghèo |
Tham dự sự kiện, có nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội Nguyễn Trọng Đàm; Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội Tô Đức; Tổng biên tập Tạp chí Lao động & Xã hội Trần Ngọc Diễn; đại diện các ban ngành liên quan, cùng hơn 50 đại biểu là các nhà quản lý xây dựng chính sách, chuyên gia truyền thông và đại diện các cơ quan báo chí.
Phát biểu khai mạc, ông Trần Ngọc Diễn nhấn mạnh, những năm gần đây, truyền thông về triển khai Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020 (Đề án 32) đã được đẩy mạnh, trong đó báo chí có vai trò nổi bật.
Báo chí trở thành một kênh thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của công tác xã hội về vai trò, tầm quan trọng của nghề công tác xã hội với sự phát triển xã hội hiện nay. Đồng thời, báo chí còn là kênh phản hồi những đề xuất, kiến nghị, nêu ra những bất cập của đề án, để các ban ngành chức năng kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
Tổng Biên tập Tạp chí Lao động & Xã hội Trần Ngọc Diễn phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: NL) |
Thông qua báo chí, không chỉ các cấp, ngành, địa phương, mà bản thân người dân và những người thụ hưởng hiểu hơn về nghề CTXH, cũng như việc trợ giúp người yếu thế dựa vào cộng đồng.
Đến nay, rất nhiều cơ quan báo chí đã tuyên truyền về nghề công tác xã hội một cách thường xuyên, liên tục. Nhiều báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình đã thành lập chuyên mục riêng về lĩnh vực này. Qua đó, góp phần thúc đẩy hình thành, phát triển nguồn vốn xã hội để phát triển lĩnh vực CTXH.
Đặc biệt, nhiều tỉnh, thành đã thành lập và vận hành mô hình trung tâm CTXH, xây dựng website nghề công tác xã hội. Từ đấy, nhằm chuyển tải trực tiếp các thông điệp cũng như tiếp cận trực tiếp với các đối tượng cần trợ giúp.
Đề án 32 đã đi vào cuộc sống được 8 năm. Tuy nhiên, khuôn khổ pháp lý cũng như các văn bản quy phạm pháp luật vẫn chưa hoàn chỉnh và đồng bộ.
Đề cao tầm quan trọng của CTXH, ông Tô Đức cho biết, CTXH thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giải quyết các vấn đề tồn tại trong các mối quan hệ, tạo khả năng và giải phóng con người nhằm thúc đẩy phúc lợi.
Các đại biểu chủ trì hội thảo. (Ảnh: Nguyễn Linh) |
Phó Cục trưởng Tô Đức nhấn mạnh vai trò và nhiệm vụ của CTXH., trong đó tiêu biểu như phòng ngừa, can thiệp, phục hồi và phát triển đối với cá nhân. Nhu cầu sử dụng dịch vụ CTXH tại Việt Nam tương đối lớn (nhóm người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt…). Từ đó, khuyến nghị xây dựng Luật CTXH tại Việt Nam.
Ông Phạm Nam Anh, đại diện Unicef Việt Nam chia sẻ: “Trên thế giới, CTXH phát triển như một nghề, nhằm giải quyết các vấn đề xã hội. Có thể nói, CTXH trên thế giới dựa trên một số định nghĩa giống nhau, mục tiêu cơ bản và những giá trị chung. Theo nghiên cứu chúng tôi được biết có hai loại luật cơ bản: Luật liên quan tới nghề công tác xã hội và Luật quy định các hoạt động công tác xã hội trong những trường hợp cụ thể”.
Để phát triển nghề công tác xã hội thành một nghề chuyên nghiệp ở Việt Nam, việc xây dựng và ban hành luật về nghề CTXH là rất cần thiết. Từ đó, nhằm xác định nhiệm vụ và trách nhiệm của cán bộ, nhân viên nghề CTXH trong từng lĩnh vực cụ thể.
Đại diện Unicef cung cấp thêm, tính đến năm 2009, có khoảng 90 quốc gia là thành viên của Hiệp hội Cán bộ xã hội Quốc tế. Ở tất cả những quốc gia, nghề CTXH được chuyên nghiệp hóa.
Hội thảo thu hút được sự quan tâm của các nhà quản lý, chuyên gia truyền thông về công tác xã hội. (Ảnh: Nguyễn Linh) |
“Từ những kinh nghiệm quốc tế cho thấy, công tác xã hội được đề cập tới trong luật pháp theo một số hình thức khác nhau. Ở các quốc gia và vùng lãnh thổ có luật về nghề công tác xã hội, luật và công cụ pháp lý khác đều được dựa trên luật chính".
"Bằng cách đó, Việt Nam có thể rà soát tìm ra những khoảng trống, trình cơ quan có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản pháp luật phù hợp với thực tiễn trong thời gian tới”, ông Phạm Nam Anh khẳng định.
Buổi hội thảo là hoạt động góp phần nâng cao nhận thức về sự cần thiết ban hành Luật CTXH, chia sẻ những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà quản lý thực hiện chính sách. Bên cạnh đó, hội thảo tạo sự đồng thuận xã hội trong việc tuyên truyền, nâng cao chất lượng truyền thông trong quán trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về công tác xã hội hiện nay.
Cuộc thi viết về bình đẳng giới 2018 sẽ có nhiều giải thưởng hấp dẫn Chiều nay (11/9), Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội tổ chức lễ phát động cuộc thi "viết về bình đẳng giới năm ... |
Đạo đức nghề báo thời cách mạng 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với nhà báo, nghề báo. Đó là ... |
Chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong truyền thông về giảm nghèo Ngày 17/5, tại Phú Thọ diễn ra Hội thảo “Nâng cao chất lượng công tác truyền thông về giảm nghèo trên báo chí năm 2017". ... |