Nhỏ Bình thường Lớn

Luật pháp quốc tế là cơ sở giải quyết tranh chấp ở Biển Đông

TGVN. Ngày 6/11, hơn 20 nhà khoa học, chuyên gia và luật sư Ukraine đã tham gia hội thảo bàn tròn "Quyền tài phán trên biển tại các khu vực tranh chấp, xung đột và cạnh tranh ở Biển Đen, Biển Azov và Biển Đông", tại trung tâm báo chí hãng thông tấn Ukraine (UNIAN).
Luật pháp quốc tế là cơ sở giải quyết tranh chấp ở Biển Đông
Học giả Ukranie cho rằng cần phải giải quyết tất cả các tranh chấp hiện có ở Biển Đông trên cơ sở các chuẩn mực chung của luật pháp quốc tế. (Nguồn: Getty)

Dưới sự chủ trì của Giám đốc Viện Chính trị Ukraine, ông Ruslan Bortnik, những người tham gia hội thảo đã thảo luận các vấn đề pháp lý, chính trị, quân sự… liên quan một số khu vực tranh chấp và xung đột trên các vùng biển thế giới, nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Nhiều học giả cho rằng vấn đề hiện nay ở Biển Đông không chỉ mang tính khu vực, mà còn là vấn đề quốc tế và toàn cầu, liên quan đến sự ổn định, an ninh và tự do hàng hải cho tất cả các nước có lợi ích ở khu vực. Do đó, sự quan tâm của toàn thể cộng đồng thế giới đối với vấn đề Biển Đông là cần thiết.

Tại hội thảo, nhà phân tích Peter Potopakhin tại Trung tâm Nghiên cứu Chính trị và Xã hội Ukraine cho rằng sự phát triển nhanh chóng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương tạo ra cơ hội to lớn cho tất cả các quốc gia.

Tuy nhiên, những cơ hội này chỉ có thể được tận dụng với điều kiện tất cả các nước trong khu vực thể hiện một chính sách cân bằng và có trách nhiệm.

Ông nói: "Cần phải giải quyết tất cả các tranh chấp hiện có ở Biển Đông trên cơ sở các chuẩn mực chung của luật pháp quốc tế, thông qua quá trình đàm phán bình đẳng và sử dụng các công cụ đáng tin cậy của các tổ chức pháp lý quốc tế".

Trong khi đó, nhà khoa học chính trị và chuyên gia các vấn đề quốc tế Volodymyr Volya nhấn mạnh từ trước đến nay, quan điểm của Việt Nam đối với các vấn đề tranh chấp lãnh thổ luôn nhất quán và mang tính kiềm chế, tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình.

Kết thúc hội thảo, dự kiến Ban tổ chức sẽ chuyển các khuyến nghị liên quan đến các bộ, ngành nhà nước của Ukraine.

Philippines có thể xem xét lại việc tham gia tập trận ở Biển Đông

Philippines có thể xem xét lại việc tham gia tập trận ở Biển Đông

TGVN. Ngày 4/11, quan chức an ninh hàng đầu của Philippines cho biết, nước này không hoàn toàn đóng cửa đối với việc tham gia ...

Chính sách của Mỹ về vấn đề Biển Đông sẽ thay đổi sau bầu cử?

Chính sách của Mỹ về vấn đề Biển Đông sẽ thay đổi sau bầu cử?

TGVN. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương được xác định có tầm quan trọng chiến lược đối với Mỹ nên ít khả năng Mỹ thay ...

Trung Quốc, Canada cùng khai thác dầu khí ở Biển Đông

Trung Quốc, Canada cùng khai thác dầu khí ở Biển Đông

TGVN. Hai tập đoàn dầu khí của Trung Quốc và Canada đã bắt đầu khai thác dầu khí từ cụm mỏ Liuhua 29-1 (Lưu Hoa) ...

(theo TTXVN)