Nhỏ Bình thường Lớn

Lực lượng doanh nghiệp tư nhân lớn - động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam

Sáng 21/9, tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay, thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của đất nước.
Lực lượng doanh nghiệp tư nhân lớn - động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước. (Ảnh: Nhật Bắc)

Hội nghị do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì với sự tham dự đóng góp ý kiến của 12 tập đoàn tư nhân lớn của cả nước.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong gần 40 năm thực hiện chính sách đổi mới, với các chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, hiện tại, Việt Nam có hơn 930.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó 98% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, khoảng 14.400 hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh,

Năm 2023, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 46% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tạo ra khoảng 30% nguồn thu ngân sách Nhà nước, thu hút 85% lực lượng lao động.

Tin liên quan
Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư: Điểm sáng trong quan hệ Việt Nam-Singapore Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư: Điểm sáng trong quan hệ Việt Nam-Singapore

Trong đó, đã xuất hiện một lực lượng doanh nghiệp tư nhân lớn, tích lũy đủ năng lực về quy mô vốn, trình độ công nghệ và quản trị doanh nghiệp, có thương hiệu tại thị trường khu vực và thế giới, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế như: Tập đoàn Vingroup, Thaco, Hòa Phát…

Tuy nhiên, báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhìn nhận, cộng đồng doanh nghiệp nói chung còn gặp nhiều khó khăn, thách thức; các doanh nghiệp lớn còn nhiều rào cản, hạn chế; chưa phát huy hết tiềm lực, chưa thực hiện vai trò tiên phong, dẫn dắt như kỳ vọng.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp quy mô lớn nói riêng còn chịu nhiều tác động bất lợi của bối cảnh khách quan, xung đột địa chính trị, đứt gẫy các chuỗi cung ứng, nguyên vật liệu đầu vào.

Bên cạnh đó, thể chế, pháp luật còn một số vướng mắc, bất cập. Việc phân cấp, phân quyền, cắt giảm một số quy định, thủ tục hành chính chưa triệt để.

Ngoài ra, mặc dù đã xuất hiện đội ngũ doanh nghiệp vừa và lớn, nhưng chưa thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt nền kinh tế như kỳ vọng.

"Quá trình phát triển của đội ngũ doanh nhân nước ta còn non trẻ so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chưa tích lũy được nhiều về vốn, tri thức, công nghệ và kinh nghiệm, truyền thống kinh doanh.

Quy mô doanh nghiệp trong nền kinh tế phần lớn là nhỏ và vừa, chưa có công nghệ gốc, chưa đủ tiềm lực để số hóa và xanh hóa hoạt động kinh doanh. Tỷ trọng doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sản xuất chế biến còn hạn chế.

Hoạt động của các doanh nghiệp lớn còn tương đối độc lập, tính liên kết, lan tỏa, dẫn dắt chưa thể hiện rõ khi tỉ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp lớn trong nước và FDI còn thấp. Các doanh nghiệp lớn chưa thực hiện hết vai trò tiên phong, dẫn dắt quá trình phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như nền kinh tế", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Lực lượng doanh nghiệp tư nhân lớn - động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước. (Ảnh: Nhật Bắc)

Cũng theo Bộ trưởng, tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của các doanh nghiệp tư nhân lớn tham dự hội nghị hôm nay đạt khoảng 70 tỷ USD. Việc huy động được khối tài sản này, cùng với công nghệ, kiến thức, trình độ quản trị, nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp bổ sung một nguồn lực lớn cho nền kinh tế, góp phần đảm bảo tính tự chủ của kinh tế đất nước.

Người đứng đầu Bộ Kế hoạch và đầu tư nói: "Vi vậy, hội nghị hôm nay giống như Hội nghị Diên Hồng đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân để Chính phủ và các doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, bàn về những vấn đề lớn của đất nước, trong đó có vai trò của các doanh nghiệp lớn".

Đồng thời, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng gửi gắm cộng đồng doanh nghiệp lớn cần chủ động đi đầu, tiên phong trong những việc lớn, việc khó, việc mới, giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia để tạo lực cho phát triển kinh tế, tạo dư địa phát triển cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở những lĩnh vực khác.

Ngoài ra, bên cạnh hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu đem lại doanh thu lợi nhuận, các doanh nghiệp lớn cần tham gia cùng với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước lớn đầu tư vào các lĩnh vực mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch theo xu hướng phát triển xanh; tham gia vào các dự án lớn của đất nước...

Theo Bộ trưởng, các doanh nghiệp lớn cần phát huy vai trò tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; chuyển giao công nghệ, chủ động liên doanh, liên kết, định hướng, dẫn dắt, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia làm nhà thầu phụ cùng phát triển theo chuỗi giá trị.

"Chính phủ mong muốn doanh nghiệp phát huy tinh thần tiên phong, chủ động cùng Chính phủ thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của đất nước", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.

Kinh tế Việt Nam năm 2024: Có lý do để bứt tốc

Kinh tế Việt Nam năm 2024: Có lý do để bứt tốc

Nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ kịp thời những nút thắt nội tại của nền kinh tế ...

Kinh tế Việt Nam giữ ‘ánh hào quang’

Kinh tế Việt Nam giữ ‘ánh hào quang’

Tình hình địa chính trị và biến động của các nền kinh tế lớn toàn cầu khiến viễn cảnh kinh tế thế giới khó đoán ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề xuất mục tiêu đưa Việt Nam thuộc nhóm từ 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề xuất mục tiêu đưa Việt Nam thuộc nhóm từ 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Thường trực Tiểu ban tiếp thu, giải trình và bổ sung nội dung đã được Bộ Chính trị ...

Nhìn lại một năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ

Nhìn lại một năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ

Một năm qua kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện (10/9/2023-10/9/2024), hợp tác ...

Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư: Điểm sáng trong quan hệ Việt Nam-Singapore

Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư: Điểm sáng trong quan hệ Việt Nam-Singapore

Tại Hội nghị Bộ trưởng về kết nối kinh tế Việt Nam-Singapore lần thứ 18, Việt Nam đã khẳng định các quan điểm và mối ...