Lúc nào Việt Nam có thể coi Covid-19 là bệnh đặc hữu?

Linh Giao
Sẽ đến lúc Covid-19 là bệnh đặc hữu với cách thích ứng phù hợp. Tuy nhiên, nguy cơ làn sóng dịch mới, biến thể mới, năng lực điều trị có thể sẽ kéo dài thời điểm được mong đợi này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chuyên gia dự đoán s ẽ còn một làn sóng ca nhiễm Covid-19. (Nguồn: Vietnamnet)
Chuyên gia dự đoán sẽ còn một làn sóng ca nhiễm Covid-19. (Nguồn: Vietnamnet)

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, đồng thời là Thành viên Tổ tư vấn chính sách phòng chống dịch và phục hồi kinh tế TP. Hồ Chí Minh, đã chia sẻ quan điểm về việc xem xét Covid-19 là bệnh đặc hữu.

“Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là rất phù hợp. Chúng ta phải xem xét ngay thời điểm này để tiến tới đánh giá Covid-19 là bệnh đặc hữu hay không".

Theo ông, bệnh đặc hữu được hiểu là bệnh có tính ổn định, không tạo ra làn sóng dịch và nắm được xu hướng của bệnh. Ngay cả khi tính ổn định duy trì ở số mắc cao, thiệt hại nhiều, tử vong lớn cũng không được chấp nhận.

“Với các tiêu chí trên, Covid-19 đã là bệnh đặc hữu thời điểm này chưa? Câu trả lời là chưa”, PGS Dũng thẳng thắn.

Thứ nhất, miễn dịch của Covid-19 tại Việt Nam vẫn chưa bền vững, do đó sẽ có khuynh hướng tạo làn sóng dịch.

Miễn dịch bền vững (từ người nhiễm bệnh) với Covid-19 hiện nay vẫn chưa đạt 100%, miễn dịch chủ yếu đến từ vaccine (không bền vững). Nói một cách dễ hiểu là nước ta vẫn chưa đạt miễn dịch cộng đồng. Bên cạnh đó, không loại trừ nguy cơ SARS-CoV-2 có thể tiếp tục xuất hiện biến thể mới.

“Thời điểm này, TP. Hồ Chí Minh đang ở một làn sóng, có thể sẽ chấm dứt trong 3 tuần tới. Sau đó, tiếp tục có thêm 1 lần nữa, chưa chấm dứt được. Những tính toán của cá nhân tôi, trong 5-6 tháng tới, Covid-19 mới đạt sự ổn định”.

Câu hỏi tiếp theo là, chúng ta có thể duy trì sự ổn định của Covid-19? Câu trả lời vẫn là chưa.

Để làm được yêu cầu trên, ngành y tế phải xây dựng hệ thống điều trị hiệu quả, có tính dự phòng, bảo vệ cho người nguy cơ cao, bệnh nền, lớn tuổi trước Covid-19. Mục tiêu là giảm ca nặng và tử vong, đảm bảo tính ổn định với thiệt hại thấp nhất.

Nhìn sang nước Mỹ, họ vừa ban hành kế hoạch quốc gia ứng phó với Covid-19 mà PGS. Dũng cho rằng, hoàn toàn phù hợp với dịch tễ học. Trong đó, nước Mỹ tiếp tục duy trì miễn dịch cộng đồng bằng vaccine, nếu không miễn dịch sẽ mất dần và tạo ra làn sóng mới.

Người dân tiếp cận hiệu quả với điều trị Covid-19, đặc biệt là người thuộc nhóm nguy cơ cao. Ngoài ra, Mỹ vẫn khuyến khích người dân thực hiện 5K, cung cấp cho họ phương tiện xét nghiệm để tránh lây lan.

“Ở Mỹ, các biện pháp 5K được khuyến cáo chứ không mang tính bắt buộc, chế tài”. Tương tự, khi Việt Nam xem Covid-19 là bệnh đặc hữu, những biện pháp bảo vệ cá nhân và cộng đồng cũng mang tính khuyến khích nên thực hiện thay vì kiểm soát.

Ông khẳng định, việc tiến tới xem Covid-19 là bệnh đặc hữu có giá trị vô cùng lớn. Người dân cần được trở lại cuộc sống bình thường, thoải mái, không còn kiểm soát bằng khai báo di chuyển. Đồng thời, không thể để cảnh học sinh đi học vài ngày, có ca nhiễm lại phải nghỉ. Cha mẹ cũng nghỉ làm chăm sóc con.

Trong khi đó, thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Cao Vân Anh, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng đồng thuận về việc xem xét Covid-19 như một dịch bệnh địa phương, xảy ra với một mức độ nguy hiểm nhất định, có kiểm soát.

“Tuy nhiên, quan trọng nhất là làm sao để người dân nhuần nhuyễn với việc mang khẩu trang và 5K để phòng bệnh. Chúng ta phải thay đổi thói quen, kể cả khi Covid-19 là bệnh đặc hữu.

Các quốc gia khác vẫn đang tiếp tục tìm thêm vaccine Covid-19 có độ bền và bảo vệ kéo dài hơn, nghiên cứu các thuốc men thích hợp với từng giai đoạn và nhóm bệnh để điều trị hiệu quả.

Về mặt kinh tế, xã hội, như xu hướng nhiều nơi trên thế giới, chúng ta không thể “siết” được nữa”, bà chia sẻ.

Tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem Covid-19 là bệnh đặc hữu

Tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem Covid-19 là bệnh đặc hữu

Tại cuộc họp báo chiều 3/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn cho biết, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế ...

Công bằng vaccine Covid-19: Con đường ngắn nhất chuyển từ đại dịch sang bệnh đặc hữu

Công bằng vaccine Covid-19: Con đường ngắn nhất chuyển từ đại dịch sang bệnh đặc hữu

Tại Chương trình nghị sự Davos diễn ra theo hình thức trực tuyến, các chuyên gia y tế công cộng cho hay, đảm bảo công ...

(theo Vietnamnet)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar

Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar

Giá đất hiếm đã trở lại thành tâm điểm của thị trường khi bất ngờ tăng vọt từ đầu tháng 11/2024.
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả'

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả'

Báo TG&VN giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/11 và sáng 7/11: Lịch thi đấu Champions League - Inter vs Arsenal; AFC Champions League 2 - Nam Định vs Tampines Rovers

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/11 và sáng 7/11: Lịch thi đấu Champions League - Inter vs Arsenal; AFC Champions League 2 - Nam Định vs Tampines Rovers

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/11 và sáng 7/11: Lịch thi đấu Champions League - Inter vs Arsenal; Europa League - Besiktas vs Malmo FF...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi hôm nay 6/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Nếu nền kinh tế hạ cánh mềm, sao người dân lại cảm thấy khó khăn đến thế? Ông Donald Trump hay bà Kamala Harris, ai sẽ thắng trong bầu cử ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Nissan mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Nissan mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng Nissan của các dòng như Almera 2021, Almera 2022, Kicks 2022, Navara 2021, Navara 2022 và Navara 2024 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài ...
615 ứng viên đạt chuẩn Giáo sư, Phó giáo sư năm 2024

615 ứng viên đạt chuẩn Giáo sư, Phó giáo sư năm 2024

Có 45 ứng viên Giáo sư (GS), 570 ứng viên Phó giáo sư (PGS) đạt đủ phiếu tín nhiệm của Hội đồng Giáo sư nhà nước năm 2024.
Doanh nhân chia sẻ chặng đường khởi nghiệp đầy cảm hứng tới sinh viên

Doanh nhân chia sẻ chặng đường khởi nghiệp đầy cảm hứng tới sinh viên

Khoa Quan hệ Công chúng - Truyền thông (Đại học Văn Lang) tổ chức workshop 'Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu' ngày 3/11.
Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh sẽ chỉ kéo dài 9 ngày, từ 25/1 đến hết 2/2 (Dương lịch), dự kiến ít hơn năm ngoái 7 ngày.
Điều kiện xét thăng hạng giáo viên công lập các cấp từ ngày 15/12/2024

Điều kiện xét thăng hạng giáo viên công lập các cấp từ ngày 15/12/2024

Điều kiện xét thăng hạng giáo viên công lập từ 15/12/2024 được quy định tại Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ ngày 15/12/2024.
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT liên tục tăng với con số gần tuyệt đối

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT liên tục tăng với con số gần tuyệt đối

Năm 2024 là năm có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT cao nhất 10 năm qua, với tỷ lệ 99,4% thí sinh đỗ tốt nghiệp.
Sắc màu độc đáo lễ hội Halloween tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Sắc màu độc đáo lễ hội Halloween tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Lễ hội Halloween 2024: Equinox đã diễn ra vào ngày 31/10 tại Hội trường C, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Lưu ý quan trọng đối với người đang dùng chứng minh nhân dân

Lưu ý quan trọng đối với người đang dùng chứng minh nhân dân

Lưu ý quan trọng đối với người đang dùng chứng minh nhân dân khi sắp bước sang năm 2025. Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư trừ các khu vực có biển cấm sử dụng còi, người lái xe được sử dụng còi như thế nào?

Khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư trừ các khu vực có biển cấm sử dụng còi, người lái xe được sử dụng còi như thế nào?

Bài viết sẽ cung cấp nội dung về việc khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư trừ các khu vực có biển cấm sử dụng còi, người lái xe được sử ...
Người sinh năm 2000, 1985, 1965 phải đổi sang thẻ căn cước trong năm 2025

Người sinh năm 2000, 1985, 1965 phải đổi sang thẻ căn cước trong năm 2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về người sinh năm 2000, 1985, 1965 phải đổi sang thẻ căn cước trong năm 2025.
Quy định mới về đèn xanh, đèn vàng từ năm 2025 mà người dân cần biết

Quy định mới về đèn xanh, đèn vàng từ năm 2025 mà người dân cần biết

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung quy định mới về đèn xanh, đèn vàng từ năm 2025 mà người dân cần biết.
Không khí lạnh tăng cường, từ đêm nay Hà Nội chuyển rét, nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

Không khí lạnh tăng cường, từ đêm nay Hà Nội chuyển rét, nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

Khoảng gần sáng 4/11, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường xuống miền Bắc; từ đêm Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ.
Ái nữ nhà Trump tiết lộ tuyệt chiêu khiến cơ thể thay đổi ngoài sức tưởng tượng

Ái nữ nhà Trump tiết lộ tuyệt chiêu khiến cơ thể thay đổi ngoài sức tưởng tượng

Ái nữ nhà cựu tổng thống Trump - Ivanka Trump - cho biết từ khi tập trung rèn luyện kháng lực, cơ thể cô đã thay đổi ngoài sức tưởng tượng.
Phiên bản di động