Luồng gió mới của chính trường Senegal

Xuân Sơn
Vươn lên từ tình cảnh hỗn loạn của chính trường Dakar, tân Tổng thống Bassirou Diomaye Faye hứa hẹn định hình lại tương lai ổn định và phát triển của Senegal.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngọn hải đăng mới của chính trường Senegal
Tân Tổng thống Senegal Bassirou Diomaye Faye. (Nguồn: Britannica)

Hành trình chông gai

Ông Faye sinh ngày 25/3/1980 tại một thị trấn nhỏ ở miền Trung Senegal. Sau khi học luật và tốt nghiệp Trường Hành chính Quốc gia Senegal năm 2004, ông Faye trở thành thanh tra thuế và gia nhập đảng PASTEF do Chủ tịch Đảng Ousmane Sonko thành lập năm 2014. Ông nhanh chóng trở thành nhân vật nổi bật trong đảng và được bổ nhiệm làm Tổng Bí thư năm 2021.

Năm 2023, ông Sonko bị tuyên án tù và cấm tranh cử Tổng thống với cáo buộc mua chuộc trẻ vị thành niên. Ông Faye công khai chỉ trích quyết định trên chính quyền và bị bắt giam. Việc giam giữ cả Tổng Bí thư và Chủ tịch đảng PASTEF dấy lên suy đoán rằng Dakar có ý định loại bỏ đảng này khỏi chính trường. Thật vậy, tháng 7/2023, Bộ Nội vụ Senegal giải thể PASTEF, với cáo buộc rằng đảng này tổ chức các cuộc biểu tình bạo lực năm 2021 và 2023.

Bất chấp khó khăn, hai người được trả tự do ngày 14/3 theo luật ân xá, qua đó mở đường cho ông Faye tiến hành chiến dịch chạy đua vào bộ máy chính quyền bên cạnh vai trò cố vấn của ông Sonko.

Hành trình của ứng viên đối lập Faye không diễn ra dễ dàng do cuộc bầu cử tiến hành trong bối cảnh bất ổn chính trị. Những người ủng hộ đảng đối lập và cảnh sát đụng độ ở thủ đô Dakar sau khi Tổng thống Macky Sall tuyên bố hoãn vô thời hạn tổng tuyển cử dự kiến tổ chức ngày 25/2. Các cuộc biểu tình sau đó khiến 3 người thiệt mạng và hàng chục người bị bắt.

Ngày 15/2, Hội đồng Hiến pháp Senegal ra phán quyết và tuyên bố rằng Tổng thống Sall và Quốc hội không có thẩm quyền hoãn bầu cử. Nhờ đó, ngày 24/3, khoảng 7,3 triệu cử tri Senegal tham gia bỏ phiếu chọn ra Tổng thống thứ năm của đất nước, dưới sự giám sát của phái đoàn quan sát viên từ Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) do nguyên Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ibrahim Gambari dẫn đầu.

Chiến thắng cuối cùng nghiêng về ông Faye với 54,28% phiếu bầu, đánh dấu bước tiến ngoạn mục giúp ông trở thành nhà lãnh đạo trẻ nhất của quốc gia Tây Phi này khi mới 44 tuổi. Bình luận về kết quả trên, ông Alioune Tine, nhà sáng lập tổ chức tư vấn Afrikajom cho biết, chiến thắng cho ông Faye là dấu hiệu tốt cho nền dân chủ Senegal, bởi Dakar đã kiệt quệ bởi khủng hoảng chính trị trong vài năm qua.

Ngọn hải đăng mới của chính trường Senegal
Tân Tổng thống Senegal Bassirou Diomaye Faye hứa hẹn mang lại luồng gió mới cho chính sách kinh tế và đối ngoại của nước này. (Nguồn: France 24)

Tương lai Senegal

Tân Tổng thống Senegal lên nắm quyền vào thời điểm then chốt của đất nước, khi mối quan tâm hàng đầu của cử tri Senegal là giá lương thực và năng lượng tăng cao, tình trạng thất nghiệp lan rộng, đặc biệt là làn sóng đảo chính leo thang tại châu Phi. Nắm bắt được tâm tư và nguyện vọng nhân dân, ông Faye gây tiếng vang lớn nhờ thông điệp tranh cử tập trung cải cách bộ máy chính quyền, hệ thống kinh tế và chính sách đối ngoại.

Ông Faye cam kết lãnh đạo đất nước với sự khiêm tốn và minh bạch, đặt ra mục tiêu khôi phục thể chế Cộng hòa và nhà nước pháp quyền, đồng thời hạn chế quyền lực của Tổng thống và chống tham nhũng.

Trên mặt trận kinh tế, Tổng thống Faye muốn xem xét lại các hợp đồng khai thác mỏ và năng lượng của đất nước để trao cho người Senegal quyền kiểm soát nhiều hơn với tài nguyên, nhằm tối đa hóa doanh thu từ sản xuất dầu và ngăn Dakar rơi vào tình trạng mà ông gọi là “nô lệ kinh tế”.

Ngoài ra, ông hướng tới đảm bảo an ninh lương thực, đưa Senegal tiến tới tự cung tự cấp, đặc biệt là mặt hàng chủ lực lúa gạo. Vị tân Tổng thống còn dự định xem xét Hiệp định Đối tác Kinh tế (EPA) với Liên minh châu Âu (EU), vốn bị ông Sonko chỉ trích gay gắt, cho rằng biên giới mở và không có chính sách hải quan sẽ gây bất lợi cho sự phát triển của Dakar.

Đặc biệt, Tổng thống Faye hứa hẹn cho ra đời loại tiền tệ quốc gia mới, tách khỏi đồng franc CFA - loại tiền xuất hiện thời thuộc địa Pháp và hiện được 14 nước châu Phi sử dụng. Đây là nỗ lực nhằm xóa bỏ dấu vết của chế độ thuộc địa, khi các nhà chỉ trích từ lâu xem đồng franc CFA là công cụ kiểm soát kinh tế của Paris và được Kho bạc Pháp hỗ trợ.

Về chính sách đối ngoại, ông Faye phác thảo các ưu tiên bao gồm, hướng tới cải thiện quan hệ với đối tác thương mại chính là Pháp và thúc đẩy hội nhập khu vực trong Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS). Tổng thống Faye tuyên bố với cộng đồng quốc tế rằng, Senegal luôn tôn trọng các cam kết, là quốc gia thân thiện và đồng minh an toàn, đáng tin cậy cho các đối tác trên cơ sở hợp tác tôn trọng và cùng có lợi.

Hội chợ Fruit Logistica 2024: Thúc đẩy hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu rộng thị trường châu Âu

Hội chợ Fruit Logistica 2024: Thúc đẩy hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu rộng thị trường châu Âu

Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit) đã tổ chức cho bảy doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ triển lãm trái cây, rau ...

Đại sứ Trần Quốc Khánh trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Senegal

Đại sứ Trần Quốc Khánh trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Senegal

Tổng thống Senegal nhiệt liệt chào mừng và mong muốn Đại sứ Trần Quốc Khánh sẽ có những đóng góp tích cực vào sự phát ...

Tân Thủ tướng Senegal thành lập chính phủ mới

Tân Thủ tướng Senegal thành lập chính phủ mới

Tối 8/3, tân Thủ tướng Senegal Sidiki Kaba đã thành lập chính phủ mới gồm 34 bộ trưởng, 3 ngày sau khi Tổng thống Macky ...

Libya dự kiến thành lập Chính phủ thống nhất mới

Libya dự kiến thành lập Chính phủ thống nhất mới

Ba nhà lãnh đạo chủ chốt của Libya ngày 10/3 đã nhất trí về “sự cần thiết” của việc thành lập một Chính phủ thống ...

Thánh đường mất hơn 600 năm mới hoàn thành ở Đức

Thánh đường mất hơn 600 năm mới hoàn thành ở Đức

Tọa lạc bên dòng sông Rhein lịch sử và từng chứng kiến hai cuộc Thế chiến, Thánh đường Cologne của Đức được UNESCO đánh giá ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Phần Lan-Thụy Điển: Nối dài ‘lá chắn’

Phần Lan-Thụy Điển: Nối dài ‘lá chắn’

Tổng thống A. Stubb chia sẻ việc gia nhập NATO đã biến Phần Lan trở thành 'quốc gia tiền tuyến' vì nước này làm tăng gấp đôi biên giới của ...
Thảm họa lũ lụt tàn khốc ở Đông Phi

Thảm họa lũ lụt tàn khốc ở Đông Phi

Đông Phi đang phải đối mặt với một trong những thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử, với hơn 200 người thiệt mạng và hàng trăm nghìn ...
Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất trong mùa ...
Giảm cân nhanh, an toàn cùng 5 thực phẩm tự nhiên 0 calo

Giảm cân nhanh, an toàn cùng 5 thực phẩm tự nhiên 0 calo

Bổ sung các thực phẩm 0 calo giúp tăng tốc độ tiêu hao năng lượng, đẩy nhanh hiệu quả giảm cân, giảm mỡ bụng.
Bài tarot hôm nay 28/4/2024: Bạn có khả năng yêu hoặc kết bạn với người nổi tiếng không?

Bài tarot hôm nay 28/4/2024: Bạn có khả năng yêu hoặc kết bạn với người nổi tiếng không?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem bạn có khả năng yêu hoặc kết bạn với người nổi tiếng không nhé!
Cuộc thi tài năng khởi nghiệp toàn cầu thu hút hơn 5.000 sinh viên đăng ký tham dự

Cuộc thi tài năng khởi nghiệp toàn cầu thu hút hơn 5.000 sinh viên đăng ký tham dự

Cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu L'Oréal Brandstorm đã thu hút 5.050 sinh viên đăng ký từ hơn 100 trường đại học trên cả nước.
Thảm họa lũ lụt tàn khốc ở Đông Phi

Thảm họa lũ lụt tàn khốc ở Đông Phi

Đông Phi đang phải đối mặt với một trong những thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử, với hơn 200 người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người ly tán.
Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Chuyến thăm Mỹ vào ngày 9/5 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã bị hoãn lại sang thời điểm thuận tiện cho cả hai bên do xung đột về lịch trình.
Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Mỹ khẳng định theo đuổi một kết quả công bằng, bình đẳng để duy trì và tăng cường quan hệ đồng minh song phương.
Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel khẳng định sẵn sàng dành cho các cuộc đàm phán giải cứu con tin 'cơ hội cuối cùng' để đạt được thỏa thuận với Hamas.
Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của họ sau cuộc tấn công vào Israel hồi đầu tháng.
Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

5 người đàn ông, trong đó có một công dân Anh, bị buộc tội liên quan đến hoạt động thù địch nhà nước nhằm mục đích làm lợi cho Nga.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động