Nguyên nhân của tình trạng này do người ta lo ngại các khoản học phí cũng như chi phí sinh hoạt trong suốt quá trình học tập tăng cao. Điều này khiến các trường đại học ở Anh không còn thu hút sự được sự quan tâm của học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh.
Thực trạng giáo dục Anh
Theo số liệu thống kê mới nhất từ hệ thống nộp đơn trực tuyến vào các trường đại học của chính phủ Anh (UCAS), lượng hồ sơ tuyển sinh từ học sinh, sinh viên các nước châu Âu đăng ký vào những trường đại học trên khắp nước Anh giảm mạnh kể từ sau khi nước này trưng cầu dân ý rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).
UCAS cho biết, số lượng đơn đăng ký của các học sinh, sinh viên giảm 5% so với lượng đơn cùng kỳ năm ngoái mà các trường nhận được.
Số lượng đơn đăng ký vào các trường đại học Anh giảm dần. (Nguồn: The Conversation) |
Số lượng đơn đăng ký nộp vào các trường đại học Anh giảm 7% được xem là mức giảm đầu tiên trong suốt gần một thập kỷ qua. Sự sụt giảm diễn ra trong bối cảnh những lo ngại về vấn đề Brexit làm ảnh hưởng đến các cơ sở đào tạo đại học.
Nhiều học giả hàng đầu đã đưa ra lời cảnh báo đối với các nghị sĩ rằng, việc Anh rời khỏi EU có thể trở thành thảm họa lớn nhất, cản trở nền giáo dục đại học trong nhiều năm tới. Việc rời khỏi EU có thể làm các trường đại học nước này mất danh tiếng và khó cứu vãn.
Ủy ban Giáo dục của chính phủ cũng đã được nghe các học giả hàng đầu trình bày những vấn đề cấp thiết trong ngành giáo dục từ hệ quả của cuộc bỏ phiếu Brexit.
Theo các nghị sĩ, số lượng học sinh, sinh viên các nước thuộc EU nộp đơn vào hệ đại học của Đại học Cambridge giảm 14%. Nhìn chung, lượng hồ sơ nộp vào các trường đại học trên khắp Anh quốc đều giảm, theo thứ tự England (6%), Bắc Ireland (5%), Scotland (2%) và Wales (7%).
...và những lời cảnh báo
Từ những phân tích số liệu từ UCAS cho thấy, những học viên càng lớn tuổi càng không muốn nộp hồ sơ vào các trường đại học ở England và xứ Wales. Vì thế, lượng đơn đăng ký của những học viên trên 25 tuổi vào các trường ở England và xứ Wales giảm 23%.
Trong đó, đáng chú ý, năm học này, ngành điều dưỡng có lượng hồ sơ đăng ký giảm tới 23%. Điều này càng làm lo ngại về tình trạng thiếu hụt hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe quốc gia (NHS).
Nhu cầu tuyển sinh các sinh viên trong độ tuổi 18 vào các trường đại học tại Anh quốc còn khá lớn. Tuy nhiên, lượng đơn từ nhóm này nộp vào các trường đại học những năm gần đây ngày càng giảm dần.
Tỷ lệ đơn của các em học sinh 18 tuổi nộp vào các trường ở Bắc Ireland, Wales giảm mạnh kể từ năm ngoái. Lượng hồ sơ của các học viên tuổi 18 nộp vào các trường của Scotland không có nhiều thay đổi.
Lý giải về điều này, Sorana Vieru, Phó chủ tịch phụ trách giáo dục đại học (NUS) chia sẻ: "Sau khi có kết quả cuộc trưng cầu ý dân, lượng hồ sơ đăng ký nhập học của học sinh các nước châu Âu vào các trường đại học của Anh giảm 7%. Điều này như một lời cảnh báo rằng môi trường học tập tại Anh quốc không còn là lựa chọn hấp dẫn đối với học sinh, sinh viên quốc tế như một năm về trước".
Năm 2016, chính phủ đã quyết định ngừng các khoản học bổng cho sinh viên ngành điều dưỡng và hộ sinh bắt đầu từ năm 2017, từ đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc thai sản của nước Anh.
Đề cập về vấn đề này, Shelly Asquith, Phó Chủ tịch NUS cho rằng: "Lượng học sinh nộp đơn vào ngành y tá, điều dưỡng giảm là điều đáng báo động nhưng không phải là điều đáng ngạc nhiên. Sinh viên chuyên ngành điều dưỡng chủ yếu là nữ, các em đều rất chín chắn và cẩn thận, có trách nhiệm với công việc".
Chính phủ đang điều chỉnh các chính sách đối với cuộc sống của sinh viên, đối phó với thách thức của cuộc khủng hoảng nguồn nhân lực và vấn đề tương lai của hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe quốc gia (NHS).
Sinh viên quốc tế tại Đại học Oxford. (Nguồn: Said Business School) |
Giáo sư Dame Jessica Corner, Chủ tịch Hội đồng y khoa cho hay, lượng hồ sơ đăng ký vào ngành điều dưỡng giảm không nằm ngoài dự đoán. Con số này được dự báo còn tiếp tục giảm mạnh trong những năm học tiếp theo.
"Lượng hồ sơ ngành y khoa đều là những hồ sơ xuất sắc và các trường vẫn sẽ tiếp tục nhận hồ sơ tuyển sinh trong suốt mùa hè", ông Corner nói thêm.
Bàn về vấn đề này, nhóm các nhà lãnh đạo nhận định, năm nay họ vẫn hoan nghênh những hồ sơ ứng tuyển của những học viên có hoàn cảnh khó khăn.
Tuy nhiên, Dame Julia Goodfellow, Chủ tịch Hội các trường đại học tại Anh quốc đồng thời là Phó Hiệu trưởng Đại học Kent khẳng định: "Lượng hồ sơ đăng ký của học viên vào các trường giảm, nhưng không phải là một thảm họa, điều cần làm là nhanh chóng giải quyết một số vấn đề cấp bách".
Ông Goodfellow nhấn mạnh thêm: "Lượng hồ sơ đăng ký của học sinh các nước trong EU giảm thì cần đảm bảo rằng sau cuộc bỏ phiếu rời khỏi EU, tất cả những học viên đã nộp đơn đăng ký phải được biết đầy đủ những thông tin về học phí, các thỏa thuận hỗ trợ tài chính trước mỗi học kỳ".
Phát biểu trước Ủy ban Bầu cử Giáo dục tại Oxford hồi tháng 1/2017, Alistair Fitt, Phó Hiệu trưởng Đại học Oxford Brookes bày tỏ: "Vấn đề Brexit có lẽ là vấn đề có ảnh hưởng tiêu cực nhất đối với tương lai của giáo dục đại học".
Alistair Fitt cũng nhận xét rằng, chính phủ vẫn chưa cam kết chắc chắn có một ngân quỹ về nguồn kinh phí trong tương lai để chi cho công tác nghiên cứu giáo dục đại học như nhiều nước trong khối EU.
Những dẫn chứng bằng văn bản về các cuộc điều tra trước đó cũng đã cảnh báo lượng sinh viên đăng ký theo học các trường đại học tại Anh có thể giảm, một tác động từ vấn đề Brexit - khiến cho nền kinh tế Anh thất thu hơn 690 triệu Bảng Anh mỗi năm.