Lý do thực sự đằng sau việc Ấn Độ cấm ứng dụng công nghệ Trung Quốc

Duy Quang
TGVN. Quyết định cấm các ứng dụng Trung Quốc của Ấn Độ đến nay vẫn còn là một câu hỏi lớn đối với giới công nghệ trên thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Ấn Độ khó 'đoạn tuyệt' với Trung Quốc
Ấn Độ mạnh tay cấm 59 ứng dụng di động của Trung Quốc
an do cam ung dung trung quoc vi sao
Phong trào tẩy chay các sản phẩm Trung Quốc đang tăng mạnh tại Ấn Độ. (Nguồn: AP)

Ngày 29/5, chính phủ Ấn Độ đã ra quyết định cấm 59 ứng dụng smartphone của các công ty hoặc nhà phát triển Trung Quốc. Các ứng dụng bị cấm bao gồm TikTok, ứng dụng chia sẻ video nổi tiếng của ByteDance, đã được người dùng Ấn Độ tải về hơn 660 triệu lần kể từ khi nó được ra mắt vào năm 2017; WeChat là ứng dụng nhắn tin nổi tiếng của Tencent; Weibo là một mạng xã hội tương tự Twitter; còn UC Browser là trình duyệt web trên di động gọn nhẹ, rất phổ biến với người sử dụng smartphone giá rẻ ở Ấn Độ… và nhiều ứng dụng nổi tiếng khác như Shareit, Baidu…

Bộ Công nghệ thông tin Ấn Độ cho hay, lý do của lệnh cấm này dựa trên những thông tin sẵn có cho rằng “các ứng dụng này đang thực hiện những hoạt động gây phương hại đến chủ quyền và toàn vẹn của Ấn Độ, khả năng phòng vệ, an ninh quốc gia và trật tự công cộng của đất nước”.

Bộ trên đã nhận được những khiếu nại, kể cả các báo cáo về việc sử dụng sai mục đích một số ứng dụng di động trên các nền tảng Android và iOS để đánh cắp và lén lút truyền dữ liệu người dùng tới các máy chủ đặt ngoài Ấn Độ.

“Hành vi này là vấn đề gây quan ngại sâu sắc ngay lập tức và đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp. Bên cạnh đó, cũng có nhiều quan ngại trong những lĩnh vực liên quan đến an ninh dữ liệu và bảo vệ quyền riêng tư của 1,3 tỷ người Ấn Độ. Quyết định này là một hành động hướng tới mục tiêu đảm bảo an toàn và chủ quyền không gian mạng của Ấn Độ” – trích tuyên bố của Bộ Công nghệ thông tin Ấn Độ.

Đối đầu trực tiếp

Ấn Độ đã trích dẫn điều 69A của Đạo luật Công nghệ thông tin để giải thích cho động thái của mình. Nhưng theo luật pháp Ấn Độ, họ có thể giữ bí mật quyết định này. Do vậy, việc công khai lập trường chống lại Bắc Kinh là ý định chính của New Delhi.

Giữa tháng Sáu, quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã có cuộc đụng độ tại Ladakh, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. New Delhi đối mặt với áp lực trong nước là cần đưa ra phản ứng mạnh mẽ với Bắc Kinh. Một lựa chọn của Ấn Độ là đánh vào công nghệ Trung Quốc.

Căng thẳng Ấn-Trung không giảm nhiệt, người dân Ấn Độ nhận thức rõ hơn mối đe doạ về bảo mật của công nghệ Trung Quốc như người dân Mỹ và Anh sẽ là lúc nước này có hành động cứng rắn hơn đối với phần mềm và phần cứng khác của Trung Quốc, đặc biệt là sản phẩm và giải pháp 5G.

Thúc đẩy phát triển trong nước

Ngày 4/7, chính phủ Ấn Độ đã công bố dự án mới mang tên Atma Nirbhar Bharat (tạm dịch - Ấn Độ tự lực), đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo trong cộng đồng doanh nghiệp, nhà phát triển và các startup công nghệ để tiếp tục phát triển ứng dụng và công nghệ mới. Hạng mục chính bao gồm mạng xã hội, giáo dục điện tử, giải trí, tin tức và trò chơi điện tử. Dự án cũng là cuộc thi với giải thưởng lên đến 27.000 USD.

Trên Twitter, Thủ tướng Narendra Modi cho rằng, cộng đồng khởi nghiệp và công nghệ Ấn Độ cần phải tìm thêm cảm hứng để có thể tạo ra được các ứng dụng đẳng cấp thế giới và được sản xuất tại Ấn Độ. Theo ông Modi, các nhà phát triển nên tập trung giải quyết các vấn đề cho Ấn Độ và thế giới, đồng thời quảng bá các trò chơi điện tử do người Ấn Độ phát triển.

Trên thực tế, khi TikTok ngưng hoạt động, ứng dụng tương tự do người Ấn Độ phát triển có tên Roposo đang nhận được sự quan tâm lớn và có thể trở thành sân chơi mới cho người dùng tại đây.

Đây được cho là bước đi đúng đắn của chính phủ Modi, bởi Ấn Độ từ lâu đã được biết đến là quốc gia hàng đầu về phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thành phố Bangalore được mệnh danh là Thung lũng Silicon Valley của Ấn Độ và được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) xếp vào một trong bốn trung tâm công nghệ tốt nhất thế giới.

Ấn Độ hiện là thị trường quốc tế lớn nhất đối với các ứng dụng Trung Quốc như TikTok và UC Browser. Tuy các công ty Trung Quốc không thu được nhiều lợi nhuận, nhưng đây vẫn là thị trường đầy tiềm năng. Theo CNN, thị trường quảng cáo kỹ thuật số Ấn Độ dự kiến sẽ tăng 26% trong năm 2020.

Trung Quốc chắc chắn không muốn để tuột mất “miếng bánh béo bở” này và hẳn sẽ có động thái mới nhằm giảm nhiệt căng thẳng hai bên. Song, nhìn Huawei đang “vật lộn” trong cuộc khủng hoảng với những lệnh cấm gay gắt ở một số nơi, các công ty công nghệ Trung Quốc hẳn sẽ phải dè chừng nếu muốn mở rộng thị trường.

Ấn Độ dùng máy bay Israel tăng cường giám sát LAC, nhất trí các bước giảm căng thẳng với Trung Quốc

Ấn Độ dùng máy bay Israel tăng cường giám sát LAC, nhất trí các bước giảm căng thẳng với Trung Quốc

TGVN. Trong cuộc đối đầu với Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) tại 4 điểm ở Đông Ladakh, Ấn Độ đã tăng cường ...

Xung đột biên giới: Trung Quốc đã để mất 'một thế hệ' Ấn Độ

Xung đột biên giới: Trung Quốc đã để mất 'một thế hệ' Ấn Độ

TGVN. Giới chuyên gia nhận định, căng thẳng tại biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ có thể khiến nền kinh tế thứ hai ...

Sau đụng độ, Ấn Độ áp dụng 'quy tắc giao chiến' mới với Trung Quốc

Sau đụng độ, Ấn Độ áp dụng 'quy tắc giao chiến' mới với Trung Quốc

TGVN. Vài ngày sau vụ đụng độ với Trung Quốc ở khu vực Đông Ladakh, Ấn Độ đã thay đổi các quy tắc giao chiến ...

(theo Foreign Policy)

Bài viết cùng chủ đề

Ấn Độ-Trung Quốc

Đọc thêm

Tập thể đoàn làm phim Mai tụ họp, mừng doanh thu 520 tỷ đồng

Tập thể đoàn làm phim Mai tụ họp, mừng doanh thu 520 tỷ đồng

Nhân dịp nghệ sĩ Hồng Đào về nước, đạo diễn Trấn Thành mở tiệc cùng đoàn phim 'Mai', chúc mừng bộ phim thắng lớn doanh thu.
Siêu sao Ronaldo và bạn gái đồng loạt khoe ảnh gia đình nghỉ dưỡng ở resort xa hoa tại Biển Đỏ

Siêu sao Ronaldo và bạn gái đồng loạt khoe ảnh gia đình nghỉ dưỡng ở resort xa hoa tại Biển Đỏ

C. Ronaldo cùng bạn gái Georgina Rodriguez và các con tận hưởng kỳ nghỉ tại resort sang trọng hôm cuối tuần khi vẫn trong thời gian treo giò.
U23 Việt Nam và kỳ tích Thường Châu 2018 có thể lặp lại

U23 Việt Nam và kỳ tích Thường Châu 2018 có thể lặp lại

Nếu xếp nhì bảng D, U23 Việt Nam sẽ đối đầu với U23 Iraq tại tứ kết, hành trình kỳ diệu ở Thường Châu, Trung Quốc 2018 có thể được ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến tdự Diễn đàn Tương lai ASEAN.
Dự báo thời tiết ngày mai (24/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chiều, tối mưa to cục bộ; nắng nóng gay gắt diện rộng, Bắc Trung Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (24/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chiều, tối mưa to cục bộ; nắng nóng gay gắt diện rộng, Bắc Trung Bộ có nơi trên 38 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Phát hiện tượng chân dung 1.800 năm tuổi của Alexander Đại đế

Phát hiện tượng chân dung 1.800 năm tuổi của Alexander Đại đế

Hai nhà khảo cổ học Finn Ibsen và Lars Danielsen vừa phát hiện bức tượng chân dung Alexander Đại đế bằng đồng khi đang khảo sát trên một cánh đồng.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động