Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tạm hoãn tăng học phí. (Nguồn: Đảng cộng sản) |
Tháng 6/2022, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thông báo mức học phí dự kiến năm học 2022-2023 đối với khóa nhập học năm 2022 (K67). Con số này có sự tăng nhẹ so với mức học phí của khóa nhập học năm 2021 (K66).
Tuy nhiên, trong thông báo mới đây, nhà trường cho biết đến nay chưa có quyết định chính thức về mức học phí của năm học 2022 - 2023 vì còn đợi quyết định của Chính phủ và Bộ GD&ĐT về việc điều chỉnh học phí của năm học. Bởi vậy, học phí đợt 1 của học kỳ I năm học 2022 - 2023 sẽ là học phí tạm thu.
Sau khi có quyết định mức học phí năm học 2022 - 2023, nhà trường sẽ tính toán đúng học phí phải nộp của từng sinh viên vào đợt 2.
PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thông tin, mức học phí tạm thu trong kỳ I sẽ căn cứ vào mức học phí mà nhà trường đã thu của sinh viên năm học 2021- 2022.
"Học phí nhà trường thu theo tín chỉ, nên mức thu sẽ tùy theo sinh viên đăng ký học bao nhiêu tín chỉ trong một năm.
Thông thường, sinh viên đăng ký khối lượng học tập khá lớn cũng khoảng 40 tín chỉ trong 2 học kỳ chính. Khối lượng học tập này tương đương với khoảng 20 triệu đồng/năm học đối với sinh viên học theo một số chương trình chuẩn có mức học phí thấp nhất", PGS Điền cho hay.
PGS Điền nhấn mạnh, chủ trương của Chính phủ là năm học này các trường đại học công lập chưa thực hiện thu học phí theo Nghị định 81, nghĩa là chưa tăng, giữ ổn định như năm 2021.
"Vì thế, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ thực hiện quy định thu học phí theo chủ trương của Chính phủ. Nhưng quyết định chính thức thì phải đợi văn bản của Chính phủ", PGS Điền nói.
Trước đó, đầu tháng 7/2022, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có kiến nghị lùi khung học phí quy định tại Nghị định 81 thêm 1 năm đối với giáo dục đại học công lập. Theo đề xuất này, năm học 2022 - 2023, mức học phí của cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên tăng tối đa 15% (theo Nghị định 81 là 25%) so với năm học 2021 - 2022.
Tới ngày 12/9, tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 khối Giáo dục đại học, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết đang trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về học phí.
"Mặc dù học phí được quy định trong Nghị định 81 nhưng quan điểm của Chính phủ là cần có những điều chỉnh cho phù hợp với khó khăn sau 2 năm dịch bệnh Covid-19. Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là hệ thống giáo dục cần chia sẻ với người dân, với xã hội trong tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn", Bộ trưởng cho hay.
| Bộ GD&ĐT tính sẽ không có lớp không chuyên trong trường chuyên Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có ít nhất 1 trường chuyên; quy định không tổ chức lớp không chuyên trong trường ... |
| Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nói gì về vấn đề thiếu sách giáo khoa? Tại phiên họp toàn thể lần thứ 4 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội ngày 19/10, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn ... |
| Hơn 1 triệu trẻ mầm non không có chỗ học Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho biết, hiện nay, 1,2 triệu trẻ mầm non của các cơ sở giáo dục ngoài công lập ... |
| Điểm ưu tiên xét tuyển đại học thế nào mới hợp lý? GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã chia sẻ quan điểm cá nhân về điểm ưu tiên khi xét tuyển đại học... |
| Điểm đặc biệt về ứng viên giáo sư, phó giáo sư năm 2022 ở vòng xét cuối 36 ứng viên Giáo sư (GS) và 358 ứng viên Phó Giáo sư (PGS) năm 2022 vừa được Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành ... |