Các doanh nghiệp hy vọng, Olympic Paris 2024 sẽ mang lại những lợi ích đáng kể cho nền kinh tế Pháp. Hình ảnh thủ đô Paris, Pháp. (Nguồn: Shutterstock) |
Dự kiến sẽ có 3,1 triệu khán giả tham dự các sự kiện thể thao, trong đó 64% người Pháp và 36% người nước ngoài. Ngoài ra, còn có 90.000 đại diện gia đình, các chức sắc, giới truyền thông và tình nguyện viên.
Nước Pháp có thể mong đợi được đón khoảng 905.000 lượt du khách nước ngoài trong mùa cao điểm.
Nhiều ngày trước khi diễn ra sự kiện thể thao trọng đại này, các cấp chính quyền Pháp đã sẵn sàng chào đón hàng triệu khách du lịch đến từ khắp nơi trên thế giới. Thế nhưng, thông báo giải tán Quốc hội đầy bất ngờ của Tổng thống Emmanuel Macron hồi đầu tháng 6 đã khiến các doanh nghiệp với giới kinh tế trong nước “chìm dưới màn sương mù chính trị dày đặc”.
Tin liên quan |
Fed không thay đổi lãi suất, hé lộ tình trạng lạm phát của nền kinh tế lớn nhất thế giới |
Đến thời điểm này, Olympic Paris 2024 chưa tạo ra được một “sự bùng nổ” về số lượng du khách trong và ngoài nước.
Các hãng hàng không lớn đang đồng loạt dự báo doanh thu giảm trong thời gian diễn ra Thế vận hội (26/7-11/8).
Ngày 25/7, hãng Air France đã thông báo doanh thu dự kiến giảm 150-179 triệu Euro (tương đương 163-184 triệu USD) trong quý III/2024 do nhu cầu khách đến Paris mùa Hè năm nay không khả quan.
Theo Hội đồng Du lịch Paris, các khách sạn cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự sụt giảm khách du lịch trong mùa Hè năm nay, với tỷ lệ lấp đầy dự kiến sẽ giảm còn 60% vào đầu tháng 7.
Các chủ nhà cho thuê Airbnb (thuê phòng/căn hộ trên nền tảng thuê phòng trực tuyến Airbnb) cũng đang nỗ lực giảm giá để thu hút người thuê. Một số nơi thậm chí đã giảm hơn 50% giá cho thuê căn hộ.
Trong bối cảnh bấp bênh này, các doanh nghiệp vẫn hy vọng, Olympic Paris 2024 sẽ mang lại những lợi ích đáng kể cho nền kinh tế của đất nước châu Âu.
Bị mắc kẹt trong mức tăng trưởng khiêm tốn, các động cơ chính của nền kinh tế vẫn đang gặp khó khăn. Lạm phát chắc chắn đã giảm kể từ năm 2023 (1,8% trong tháng 6 vừa qua) nhưng người Pháp vẫn tiếp tục trong trạng thái “chờ xem”, bởi tiêu dùng hộ gia đình vẫn đặc biệt chậm.
Ngân hàng trung ương Pháp (BDF) dự báo, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sẽ chỉ đạt mức rất yếu, khoảng 0,1% trong quý II/2024.
Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế (INSEE) dự báo, mức tăng GDP của Pháp chỉ khoảng 1,1% cho cả năm 2024.
Cú sốc bất ổn về chính trị hiện nay có thể đè nặng lên kinh tế Pháp.
Thế vận hội Olympic được cho là một trong những sự kiện có khả năng thúc đẩy nền kinh tế Pháp. Trong báo cáo kinh tế mới nhất, INSEE ước tính đóng góp của Thế vận hội cho GDP của nước Pháp sẽ đạt khoảng 0,3 điểm trong quý III/2024.
Dorian Roucher, người phụ trách bộ phận kinh tế tại INSEE nhấn mạnh: "Đóng góp này chủ yếu liên quan đến việc bán vé, bán bản quyền truyền hình và tăng lưu lượng giao thông cũng như tăng trưởng du lịch".
Theo chuyên gia này, trong cả năm “đóng góp này sẽ ở mức 0,1 điểm”.
Theo Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp François de Villeroy de Galhau, tác động của sự kiện thể thao số một thế giới đối với nền kinh tế Pháp “sẽ chỉ dừng ở mức hạn chế”.
Còn ông Bruno Cavalier, nhà kinh tế trưởng của tập đoàn tài chính ODDO-BHF khẳng định, tác động của Thế vận hội đối với kinh tế Pháp là “rất khó định lượng”.
| Nợ công của Mỹ chạm mức cao nhất trong lịch sử, Nga lên tiếng bình luận Dữ liệu được Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 29/7 cho thấy, tổng nợ công của chính phủ liên bang lần đầu tiên vượt ... |
| Thủ tướng Modi: Ngày Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới không còn xa Thủ tướng Narendra Modi tự tin rằng, Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới ngay trong nhiệm kỳ thứ ... |
| Nga cần thị trường Trung Quốc hơn hay Bắc Kinh cần khí đốt Moscow hơn? Bất chấp kế hoạch đầy tham vọng nhằm trung hòa lượng carbon và tự cung cấp năng lượng vào năm 2060, Trung Quốc vẫn phụ ... |
| Hạ viện Nga thông qua quy định hợp pháp hóa hoạt động khai thác tiền điện tử Ngày 30/7, Duma quốc gia (Hạ viện) Nga đã thông qua luật cho phép kể từ ngày 1/9 tới có thể thử nghiệm các thanh ... |
| Fed không thay đổi lãi suất, hé lộ tình trạng lạm phát của nền kinh tế lớn nhất thế giới Ngày 31/7 theo giờ địa phương (tức rạng sáng 1/8 theo giờ Việt Nam), sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, Cục Dự ... |