K-Power Sports, nhà sản xuất thiết bị thể thao ở Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, là một trong những công ty kiếm được lợi nhuận khổng lồ nhờ Olympic Paris 2024. Theo thống kê, khoảng 90% linh vật của Olympic Paris được sản xuất tại Trung Quốc. (Nguồn: WSJ) |
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Trung Quốc từ lâu đã là nước xuất khẩu hàng hóa thể thao quan trọng nhất thế giới, chiếm 43% xuất khẩu toàn cầu vào năm 2022. Nhờ sự kiện này, các công ty quần áo thể thao tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tiếp tục vươn ra toàn cầu và ghi nhận sự gia tăng xuất khẩu.
Các nhà quan sát Trung Quốc cho rằng, những sản phẩm truyền thống của đất nước sẽ cho thấy khả năng cạnh tranh quốc tế mới trong tương lai, được thúc đẩy bởi công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big data).
K-Power Sports, nhà sản xuất thiết bị thể thao ở Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, là một trong những công ty kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ Olympic Paris 2024.
Tin liên quan |
CEPAL: Kinh tế Mỹ Latinh và Caribbean ‘mắc kẹt’ trong bẫy tăng trưởng thấp |
Ông Wei Chao-gui, Tổng giám đốc của K-Power Sports cho biết, xuất khẩu các sản phẩm và thiết bị thể thao của công ty đã tăng đáng kể từ tháng 1-7/2024, với tổng giá trị tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái lên hơn 200 triệu Nhân dân tệ (tương đương 27,9 triệu USD).
Theo ông Wei, mức tăng trên là nhờ sự quan tâm toàn cầu đến các môn thể thao được kích hoạt bởi Olympic Paris.
K-Power Sports đã sản xuất 13 loại thiết bị tập thể dục với hơn 600 sản phẩm như xe đạp tập thể dục, máy chạy bộ và máy bước. Sản phẩm được bán cho hơn 100 quốc gia và khu vực ở châu Âu, châu Á và châu Phi.
Ông He Weiwen, nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc và toàn cầu hóa cũng bày tỏ vui mừng khi thấy nhiều thiết bị thể thao, cơ sở vật chất và công nghệ đám mây AI do nước này sản xuất xuất hiện tại Olympic Paris.
"Các sản phẩm của Trung Quốc đang chứng tỏ những lợi thế cạnh tranh mới", ông nói.
Theo chuyên gia này, nhờ năng lực sản xuất mạnh mẽ, quy trình sản xuất tiên tiến và chuỗi cung ứng nhiều kinh nghiệp của ngành sản xuất, đất nước tỷ dân dự kiến sẽ cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao hơn cho thế giới.
| Nhìn lại 4 năm thực thi EVFTA: Đường còn dài hãy cùng nhau bước tiếp... EVFTA đã cùng Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) trải qua nhiều "cơn gió ngược" như đại dịch Covid-19 hay những thay đổi ... |
| Mỹ: Thâm hụt ngân sách bất ngờ 'chạy ngược'; người dân lo không trả được các khoản nợ Ngày 12/8, Bộ Tài chính Mỹ cho biết, chính phủ nước này đã ghi nhận mức tăng thâm hụt ngân sách trong tháng 7/2024, tuy ... |
| Chuyên gia: Vị thế 'công xưởng thế giới' của Trung Quốc rất khó thay thế Mới đây, trả lời phỏng vấn tờ SCMP, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Michael Spence cho rằng, sẽ mất một thời gian đáng ... |
| Tung chương trình thị thực hấp dẫn, Malaysia có thực sự thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc? Nền kinh tế Malaysia được kỳ vọng sẽ hưởng lợi lớn từ chương trình thị thực cư trú dài hạn với nhiều ưu đãi nhằm ... |
| CEPAL: Kinh tế Mỹ Latinh và Caribbean ‘mắc kẹt’ trong bẫy tăng trưởng thấp Các nước Mỹ Latinh và Caribbean có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, trung bình 0,9% trong giai đoạn 2015-2024. |