TIN LIÊN QUAN | |
Ai thắng trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung? | |
Sự thật sau Khẩu chiến thương mại Mỹ - Trung |
Các báo cáo khác cho biết, Trung Quốc có thể thay thế hoàn toàn chương trình và mở cửa nhiều hơn với các công ty nước ngoài.
Tuy nhiên, trong cùng ngày, Bắc Kinh cũng cho biết Trung Quốc đã quyết định thúc đẩy “nông nghiệp cơ giới hóa” và nâng cấp máy móc nông nghiệp (đồng thời lưu ý nông dân sẽ được trợ cấp dù mua máy móc thương hiệu nước ngoài hay nội địa). Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc cho biết sẽ đưa ra các chính sách nâng cao sản xuất và sử dụng công nghệ tiên tiến. Cả hai đều phù hợp với mục tiêu của "Made in China 2025"
Các báo cáo còn cho thấy: Trung Quốc sẽ không kiềm chế mục tiêu công nghiệp của mình trong thời gian tới, đồng thời, để đạt được những mục tiêu được đề ra, họ cần nhiều thời gian hơn nữa.
Ngoài ra, Trung Quốc ngày càng không cần đến sự trợ giúp từ các nhà máy trên thế giới. Hầu hết các sản phẩm đầu vào cơ bản đều được sản xuất tại Trung Quốc. Nhưng các công ty nước ngoài thì cũng vậy. Ví dụ như ABB, một tập đoàn khổng lồ của Thụy Sỹ sử dụng 90% các bộ phận được sản xuất trong nước để lắp ráp máy biến áp, robot và thiết bị điện ở Trung Quốc và bán phần lớn sản phẩm của nó ở đây.
Kể từ khi "Made in China 2025" được công bố vào năm 2015, chi phí dành cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của Trung Quốc tuy có tăng hơn trước, nhưng vẫn thấp hơn so với Mỹ và Nhật Bản tính theo phần trăm GDP. Cường độ R&D cho thấy được hiệu quả của việc đầu tư của một đất nước như thế nào, nhưng trong hai năm vừa qua, Trung Quốc không cho thấy nhiều tiến triển.
Tại một diễn đàn kinh doanh gần đây, một quan chức cấp cao của Ủy ban các vấn đề tài chính và kinh tế của Quốc hội Trung Quốc cho biết nước này có khả năng không đạt được các mục tiêu chi tiêu cho R&D trên GDP trong giai đoạn 2020-2025. Trên thực tế, quốc gia này sẽ chi tiêu ít hơn 100 tỉ USD so với ngân sách dự kiến.
Bất chấp căng thẳng thương mại và những rào cản khác, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục đổ vốn vào Trung Quốc. Trong 11 tháng đầu năm, đầu tư nước ngoài đã tăng 1,1% lên hơn 120 tỷ USD và số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới được phê duyệt tăng gần 78%. Các quỹ đi vào khu vực công nghệ cao đã tăng 30%. Rõ ràng, các nhà đầu tư nước ngoài không quá quan ngại về "Made in China 2025".
Sự cởi mở của Trung Quốc đối với đầu tư nước ngoài đã phục vụ tốt cho đất nước và các công ty nước ngoài như BMW, DowDuPont và Apple đã thu được lợi nhuận từ đó. Trung Quốc có thể leo lên trong bậc thang công nghệ thế giới bằng cách để cho các công ty nội địa cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ tầm cỡ thế giới hơn là tìm cách đóng cửa thị trường. "Made in China 2025" gây ra một chút lo ngại là vì thế.
Trung Quốc đầu tư lớn cho ngành công nghiệp robot Hơn 800 doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trong một loạt lĩnh vực như điện tử, cơ khí, hóa học và ... |
Trung Quốc trấn an các công ty nước ngoài về chiến lược “Made in China 2025” Ngày 11/3, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) Miêu Vu khẳng định chiến lược “Made in China 2025” ... |
Đằng sau chiến lược “Made in China 2025” Trao quyền cho ngành sản xuất, thúc đẩy đổi mới sản xuất được kỳ vọng sẽ là chìa khóa giúp Trung Quốc tăng trưởng bền ... |