Ngoại trưởng Nga Lavrov (trái) và người đồng cấp Mali Diop gặp nhau tại Moscow, ngày 11/11. (Nguồn: TASS) |
Ngoại trưởng Diop nói: “Chúng tôi đang ở trong một tình huống khó khăn và chúng tôi có thể phải nhờ người bạn Nga giúp đỡ. Sự tồn tại của nhà nước Mali đang bị đe dọa”.
Mali rơi vào tình trạng bất ổn từ tháng 8/2020 sau khi Đại tá Kassoum Goita, cựu lãnh đạo cơ quan an ninh nội địa, tiến hành đảo chính.
Hồi tháng 5 năm nay, Mali lại trải qua một cuộc đảo chính khác, do Đại tá Assimi Goita, người đang tự tuyên bố là tổng thống lâm thời của Mali, thực hiện.
Cùng ngày, phát biểu sau cuộc gặp với ông Diop, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố, Moscow đang và sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí, thiết bị quân sự cho Mali để đối phó hiệu quả các mối đe dọa khủng bố.
Nhà ngoại giao Nga nêu rõ: "Moscow có lịch sử hợp tác quân sự và kỹ thuật-quân sự lâu dài với Mali. Chúng tôi tiếp tục duy trì những truyền thống này bằng cách cung cấp cho chính phủ Mali... máy móc, trang thiết bị, đạn dược, vũ khí để đẩy lùi mối đe dọa khủng bố một cách hiệu quả".
Bên cạnh đó, Nga cũng bác bỏ lo ngại của Pháp về một thỏa thuận tiềm năng giữa Mali và một nhà thầu quân sự tư nhân của nước này.
Hồi tháng 9, các nguồn tin cho hay, quân đội Mali sắp tuyển dụng lính đánh thuê từ công ty tư nhân Wagner của Nga. Động thái này khiến Pháp, quốc gia có hàng nghìn binh sĩ đang chiến đấu với các tay súng Hồi giáo ở Tây Phi, lo ngại.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Lavrov đã đưa ra một tuyên bố không khoan nhượng ngay trước cuộc đàm phán theo định dạng 2+2 tại Paris vào ngày 12/11, nơi Pháp cho biết sẽ nêu vấn đề trên trong hội nghị.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Nga nói, kế hoạch trên nằm trong thẩm quyền của chính phủ Mali và Nga không liên quan gì đến bất kỳ thỏa thuận riêng tư nào như vậy.
Ông Lavrov nhấn mạnh thêm, nếu những hợp đồng này được ký kết với "các chính phủ hợp pháp của các quốc gia có chủ quyền", thì "không hiểu điều gì có thể được coi là tiêu cực trong vấn đề này?".
| Tin thế giới 10/11: Ba Lan khiến Nga nổi giận; Indonesia-Malaysia tuyên bố về Biển Đông; Trung Quốc chìa cành olive cho Mỹ? Khủng hoảng di cư ở biên giới Ba Lan-Belarus, căng thẳng Nga-Ba Lan, quan hệ Nga-Mỹ, Mỹ-Trung Quốc, Biển Đen, Biển Đông, Ấn Độ Dương-Thái ... |
| Đức vội lên tiếng vụ tin đồn Mali tính đón 1.000 lính đánh thuê Nga Sau Pháp, ngày 15/9, Đức lên tiếng bày tỏ quan ngại về thông tin liên quan thoả thuận giữa chính quyền quân sự Mali với ... |