Mâm ngũ quả ngày Tết là không thể thiếu được trên ban thờ của mỗi gia đình trong ngày Tết nguyên đán Quý Mão 2023. Tuy nhiên bày mâm ngũ quả ngày Tết sao cho đẹp và đúng với phong tục truyền thống thì không phải ai cũng nắm được. Sau đây là cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết cổ truyền theo phong tục của 3 miền Bắc, Trung, Nam, mời các bạn cùng tham khảo.
Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết
Từ lâu, mâm ngũ quả đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Đặt mâm ngũ quả lên bàn thờ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, bày tỏ lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên.
Mâm ngũ quả cũng tượng trưng cho thành quả lao động cả năm của con cháu dâng lên các bậc bề trên.
Dù mỗi miền có cách lựa chọn và bày trí mâm ngũ quả khác nhau, mâm ngũ quả dâng cúng trong đêm Giao thừa vẫn mang ý nghĩa chung: dâng lên tổ tiên những loại quả ngon để thể hiện lòng hiếu thảo và ước muốn những điều tốt đẹp, vạn sự bình an sẽ đến với gia đình.
Mâm ngũ quả ngày Tết còn tượng trưng cho mong muốn âm dương hòa hợp, vạn vật sinh sôi nảy nở và phát triển.
5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành
Dưới đây là 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành nên bày trên ban thờ ngày Tết 2023 để năm mới khỏe mạnh, sung túc, an khang, hạnh phúc, phát tài, phát lộc.
Về quả chuối
Nải chuối màu xanh tượng trưng cho yếu tố đầu tiên trong ngũ hành là yếu tố mộc. Trong mâm ngũ quả của người miền Bắc và người miền Trung thường sẽ không thể thiếu nải chuối, với ý nghĩa thể hiện sự chở che, đùm bọc, gắn kết nhưng với người miền Nam thì họ sẽ kỵ chuối.
Vì chuối có cách phát âm gần giống với “chúi” ý chỉ điều không may mắn. Thay vào đó, người miền Nam sẽ bày những loại quả khác cũng có màu xanh; phổ biến nhất là trái dừa.
Về quả bưởi
Quả bưởi có màu sắc đặc trưng khi chín là màu vàng, tượng trưng cho yếu tố Thổ trong ngũ hành. Bưởi mang ý nghĩa của sự phúc lộc, cầu tài, cầu may mắn, cho gia chủ.
Về quả táo đỏ
Quả táo đỏ có màu đỏ tượng trưng cho yếu tố Hỏa, thể hiện sự mong cầu về hạnh phúc, sung túc, may mắn, phát tài.
Về quả roi
Quả roi có màu trắng khi chín tượng trưng cho yếu tố Kim trong ngũ hành. Quả roi mang ý nghĩa của cầu tiền tài, công danh. Quả roi thường xuất hiện trong mâm cúng của người miền Trung và miền Nam nhiều hơn.
Còn ở miền Bắc mọi người có thể mua quả lê thay thế. Vì lê cũng có vỏ ngoài màu trắng, vị ngọt của lê thể hiện những thành tựu ngọt ngào mà còn người gặt hái được.
Về quả nho đen
Quả nho đen có màu sẫm tượng trưng cho yếu tố Thủy trong ngũ hành. Ngoài ra thì quả nho còn là biểu tượng của sự thành công, giàu có về tiền bạc, của cải vật chất, sự thăng tiến trong công danh sự nghiệp.
Thay thế cho quả nho đen, gia chủ có thể chọn lựa nhiều loại quả khác cũng có màu sẫm như quả hồng xiêm, quả mãng cầu. Tùy vào sở thích gia chủ và từng mùa quả mà còn thể chọn lựa nhiều loại quả khác nhau.
Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc
Mâm ngũ quả miền Bắc được bày theo thuyết ngũ hành ứng với 5 màu là kim (trắng), mộc (xanh), thủy (đen), hỏa (đỏ), thổ (vàng). Do đó mà mâm ngũ quả của người miền Bắc thường có 5 loại quả là chuối, bưởi, đào, hồng và quýt.
Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc truyền thống là để nải chuối ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả còn lại.
Ở chính giữa đặt quả bưởi hoặc phật thủ vàng, các loại quả khác như đào, hồng, quýt thì bày xung quanh còn những chỗ trống có thể đặt xen kẽ quất, táo xanh hoặc ớt chín đỏ.
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung
Miền Trung là mảnh đất cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt nên không có nhiều loại quả đa dạng. Do đó vào dịp Tết Nguyên Đán, mâm ngũ quả của người miền Trung thường không câu nệ hình thức, có gì cúng nấy do chủ yếu là thành ý dâng cúng tổ tiên.
Các loại quả thường thấy trong mâm ngũ quả miền Trung là thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt…
Mâm ngũ quả thường được xếp hình tháp hoặc hình long phụng với cặp dưa đặt hai bên. Ngoài ra còn có thể xếp thêm nhiều loại hoa quả khác bên cạnh.
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam
Khác với miền Bắc có quan niệm các loại quả đều có thể bày lên mâm, miễn sao ngâm ngũ quả trông đẹp mắt là được, kể cả bày ớt cay nóng; thì mâm ngũ quả miền Nam lại có sự chọn lọc và kiêng cữ.
Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì người miền Nam cho rằng chuối có âm đọc chệch nghe giống từ “chúi”, thể hiện sự đi xuống, không ngẩng lên được.
Người Nam cũng không trưng quả cam bởi câu “quýt làm cam chịu”. Mâm ngũ quả của người Nam thường có các loại quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… là những loại quả có âm khi đọc chệch nghe như câu “cầu sung vừa đủ xài”, thể hiện ước mong năm mới đủ đầy, sung túc.
Ngoài ra, mâm ngũ quả miền Nam còn có thêm quả thơm với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh để cầu may mắn.
Cách trình bày mâm ngũ quả miền Nam phổ biến là đặt đu đủ, dừa, xoài lên mâm trước để lấy thế do ba loại quả này có hình dáng to và trọng lượng nặng, sau đó bày những loại quả khác lên trên, tạo thành hình dáng ngọn tháp.
Mâm ngũ quả đẹp ngày Tết 2023
Sau đây là hình ảnh mâm ngũ quả ngày Tết đơn giản và đẹp mắt, các gia đình có thể tham khảo để bày biện cho dịp Tết Quý Mão 2023.
Lưu ý: Thông tin bài viết mang tính tham khảo!
| Văn khấn Tất niên cuối năm theo truyền thống mới nhất 2023 Để kết thúc năm cũ và chào đón một năm mới, các gia đình Việt Nam thường chuẩn bị một mâm cơm cùng với bài ... |
| Mâm cúng tất niên gồm những gì? ý nghĩa và ngày tốt cúng tất niên mới nhất 2023 Lễ cúng Tất niên là lễ cúng quan trọng vào dịp cuối năm tại các gia đình, các cơ quan, công ty… Mâm cúng Tất ... |
| Hoa hậu Ngọc Hân dịu dàng, duyên dáng khi làm mẫu bộ sưu tập pháp phục vãn cảnh chùa Bận rộn nhiều công việc sau hôn lễ nhưng Hoa hậu Ngọc Hân vẫn sắp xếp thời gian chụp bộ sưu tập mới cho người ... |
| Đoàn Hồng Trang chụp bộ ảnh kỷ niệm không khí ngày Tết tại Tràng An Miss Global Vietnam 2022 Đoàn Hồng Trang khoe dáng mảnh mai khi diện áo dài cách điệu tại quần thể Tràng An, Ninh Bình. |
| Tiểu sử tiền vệ Phan Văn Đức Giới thiệu chi tiết về tiểu sử Phan Văn Đức - một trong những tiền vệ xuất sắc của bóng đá Việt Nam. |