Mềm mại hóa nội dung tuyên truyền công tác người Việt Nam ở nước ngoài

An Lê
TGVN. Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Ngô Minh Hiển cho rằng khi công nghệ 5G và số hóa phát triển thì công tác người Việt Nam ở nước ngoài cũng không thể tuyên truyền một cách khô cứng mà phải mềm mại hóa và linh hoạt hơn...
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đối với về công tác người Việt Nam ở nước ngoài, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã thực hiện Chỉ thị 45 CT/TW về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX như thế nào, thưa ông?

VOV là một tổ hợp truyền thông đa phương tiện hàng đầu của Đảng, Nhà nước và ngay từ đầu, Đài đã được tham vấn để giúp Bộ Chính trị xây dựng Nghị quyết 36-NQ/TW về công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Do vậy, chúng tôi rất thấu hiểu tinh thần của Chỉ thị và trong suốt thời gian vừa qua đã chỉ đạo rất sát sao việc thực hiện công tác thông tin truyền thông đối với người Việt Nam ở xa Tổ quốc.

Mềm mại hóa nội dung tuyên truyền công tác người Việt Nam ở nước ngoài
Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Ngô Minh Hiển trả lời phỏng vấn của báo chí. (Ảnh: An Lê)

Chúng tôi đã ký biên bản hợp tác với Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, được xem là một đơn vị cầu nối để giúp nắm bắt đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của bà con ở nước ngoài và phản ánh chính xác, khách quan trong các sản phẩm báo chí của Đài. Hiện nay, chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” của Ban Đối ngoại VOV5 cùng các chương trình truyền hình trên kênh đối ngoại VTC10 được thực hiện đều đặn.

Một điều quan trọng là trong suốt quá trình phát triển, VOV đã xây dựng được mạng lưới 13 cơ quan thường trú nước ngoài tại các địa bàn có đông đảo người Việt Nam sinh sống như ở Mỹ, Australia, Pháp, Nhật Bản, Lào, Campuchia. 13 cơ quan này ngoài nhiệm vụ thông tin song phương còn là đơn vị đại diện để nắm bắt, thấu hiểu được những tâm tư nguyện vọng của bà con để phản ánh thông tin sát thực nhất.

Việc phản ánh suy nghĩ của nhiều thế hệ cộng đồng người Việt ở nước ngoài về dân tộc, về đất nước đã góp phần giúp Đảng, Chính phủ có thêm những chính sách, quyết sách tốt hơn cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc. Do đó, VOV có nhiều chương trình lay động, tình cảm và chân thành quan tâm đến những cộng đồng người Việt Nam ở xa Tổ quốc ở nhiều thế hệ.

VOV đã triển khai công tác tuyên truyền cho người Việt Nam ở nước ngoài trên các loại hình báo chí và nền tảng trực thuộc Đài ra sao?

Hiện nay, chúng tôi có 8 kênh phát thanh, 17 kênh truyền hình, 2 tờ báo điện tử và một tờ báo in. Ở mỗi loại hình báo chí, chúng tôi đều có những chuyên mục riêng dành cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là hai phương tiện truyền thông chủ lực là phát thanh và truyền hình.

Các chương trình phát thanh và truyền hình của Đài dành cho cộng đồng người Việt Nam ở xa Tổ quốc trong nhiều chục năm nay liên tục đón nhận được nhiều tình cảm tốt đẹp của bà con. Ban Đối ngoại VOV5 phát sóng 13 thứ tiếng, trong đó có chương trình tiếng Việt. Kênh truyền hình đối ngoại VTC10 có 26 mũ chương trình, với khoảng 60.000 phút phát sóng mỗi năm.

Hai tờ báo điện tử là VOV.VN và VTCnews cũng là những sứ giả thông tin thực hiện tinh thần của Nghị quyết 36 và Chỉ thị 45 để tiếp tục đẩy mạnh công tác của người Việt ở nước ngoài. Đến thời điểm này, tôi nghĩ rằng các sản phẩm báo chí của VOV đã hướng về khán thính giả mục tiêu và tạo được sự hứng thú, mong chờ của cộng đồng.

Ông có thể chia sẻ những thuận lợi và khó khăn trong công tác vận động kiều bào thuộc lĩnh vực VOV phụ trách?

Trước hết, VOV là cơ quan truyền thông có bề dày truyền thống và nhận được sự hỗ trợ, hợp tác chặt chẽ với nhiều đối tác, bộ, ban, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Ngoại giao và sâu hơn nữa là Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài. Chúng tôi đã ký kết văn bản hợp tác với Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài - nơi nắm bắt nhiều chiều thông tin về cộng đồng người Việt xa xứ và cung cấp cho chúng tôi những thông tin cập nhật để truyền tải vào các chương trình phát thanh, truyền hình và báo điện tử.

Thuận lợi thứ hai là phóng viên, biên tập viên của Đài cả ở cả mảng phát thanh, truyền hình, báo điện tử được đào tạo rất bài bản, giàu kinh nghiệm và hiểu rõ chính sách của Đảng và Nhà nước.

Thứ ba là với mạng lưới cơ quan thường trú của VOV ở các địa bàn có nhiều người Việt Nam sinh sống, ngoài chức năng thu thập thông tin địa bàn, họ còn là sứ giả truyền thông về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của bà con hướng về Tổ quốc.

Một điểm thuận lợi nữa là chúng tôi đã có hợp tác với các cơ quan, hãng phát thanh, truyền hình, thông tin báo chí lớn của thế giới để trao đổi những chương trình phát thanh và truyền hình hay có phụ đề hoặc bằng nhiều thứ tiếng để tiếp cận với nhiều thế hệ người Việt ở nước ngoài, kể cả các thế hệ sau không có cơ hội đi học và sử dụng tiếng Việt thành thạo.

Về khó khăn, ở mỗi quốc gia có một cộng đồng người Việt và có những suy nghĩ riêng, có điều kiện sống riêng và họ hướng về Tổ quốc với nhiều ý nghĩ khác nhau. Do vậy, chúng tôi chưa tiếp cận được những khán giả mục tiêu ở từng địa bàn và để hiểu cụ thể hơn, sâu hơn, phải cần nhiều thời gian hơn nữa.

Một điểm khó khăn lớn trong truyền thông đối ngoại là hiện nay có quá nhiều truyền thông cá nhân. Nếu các cơ quan truyền thông lớn không mang tính chất định hướng, dẫn dắt trong các chủ đề thì bà con dễ thu nhận thông tin không chính thống. Chúng tôi đang nghĩ cách biến khó khăn này thành thuận lợi để trong thời gian tới, chương trình phát thanh, truyền hình và báo điện tử của Đài phục vụ tốt hơn cho bà con người Việt ở xa Tổ quốc.

Xin ông cho biết về những hoạt động cụ thể VOV đã thực hiện nhằm gắn kết cộng đồng người Việt trong nước và cộng đồng người Việt ở nước ngoài?

Thông qua nhiều chương trình phát thanh, truyền hình và Internet, VOV đã tổ chức nhiều chương trình hướng về Tổ quốc. Ví dụ, chúng tôi phối hợp với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức sự kiện Xuân Quê hương. Trước khi sự kiện diễn ra, chúng tôi có một buổi gặp gỡ bà con Việt kiều ưu tú đại diện cho cộng đồng người Việt ở khắp nơi trên thế giới về dự chương trình và thực hiện một buổi tọa đàm để trực tiếp lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của bà con thay vì gián tiếp thông qua cơ quan này hay cơ quan khác.

Mềm mại hóa nội dung tuyên truyền công tác người Việt Nam ở nước ngoài
Hoạt động Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc. (Nguồn: TTXVN)

Hay những chương trình thiện nguyện để ủng hộ đồng bào bão lụt, ủng hộ vì Trường Sa thân yêu chẳng hạn, chúng tôi cũng đã nhận được nhiều tình cảm rất tốt đẹp của bà con xa Tổ quốc hướng về.

Đơn cử như chương trình chúng tôi thực hiện cách đây 2 tuần là chương trình ca nhạc thiện nguyện “Thương về miền Trung”. Khi khúc ruột miền Trung của chúng ta oằn mình trong giông bão thì những bà con Việt kiều là người hưởng ứng tích cực nhất trong đêm nhạc thiện nguyện đó. Nhiều Việt kiều ở Đức, Pháp, Czech về nước và do Covid-19 chưa quay trở lại được đã thành lập mạng lưới kêu gọi anh em, bà con Việt kiều xa Tổ quốc đóng góp qua chương trình. Sắp tới, chúng tôi sẽ cử hai đoàn công tác đến các tỉnh miền Trung để chuyển tấm lòng từ thiện này đến với đồng bào khó khăn.

Trong thời gian tới, VOV sẽ có phương hướng gì trong công tác thông tin đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới?

Chúng tôi định hướng nâng cấp Ban Đối ngoại và tăng thời lượng các chương trình dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc. Hiện nay, chương trình được phát sóng trên sóng ngắn, sóng FM, hay thuê chuyển phát.

Thế nhưng, sắp tới, chúng tôi sẽ đẩy mạnh podcast, nền tảng nội dung số để bà con chỉ bằng một cú nhấp chuột có thể xem hoặc nghe các chương trình phát thanh, truyền hình của Đài, nói về về đất nước, con người Việt Nam, nói về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách dễ hiểu nhất, dễ ngấm nhất.

Trên thực tế, với công nghệ 5G và số hóa phát triển thì việc đẩy mạnh nội dung số là rất phù hợp đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Chúng ta không thể tuyên truyền một cách khô cứng mà phải mềm mại hóa và linh hoạt. Kiều bào có thể tiếp cận được thông tin một cách tự nhiên, thoải mái và theo thời gian, nhu cầu của họ!

Xin cảm ơn ông!

Các Đại sứ 'bật mí' kinh nghiệm về công tác người Việt ở nước ngoài

Các Đại sứ 'bật mí' kinh nghiệm về công tác người Việt ở nước ngoài

TGVN. Nắm chắc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước với người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), tình hình cộng đồng người Việt ở ...

Nơi chỉ có tình yêu dành cho tiếng Việt

Nơi chỉ có tình yêu dành cho tiếng Việt

TGVN. Sáu năm qua, Khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp ...

Cải tiến công tác người Việt ở nước ngoài trong xu thế mới

Cải tiến công tác người Việt ở nước ngoài trong xu thế mới

Trả lời phỏng vấn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài ...

An Lê (thực hiện)

Đọc thêm

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng; Dự báo thời tiết thành phố Điện Biên từ ngày 20/4-10/5

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng; Dự báo thời tiết thành phố Điện Biên từ ngày 20/4-10/5

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng và thủy văn quốc gia.
Lịch cúp điện Bạc Liêu hôm nay ngày 21/4/2024

Lịch cúp điện Bạc Liêu hôm nay ngày 21/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bạc Liêu theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 21/4/2024.
Giải U23 châu Á: Liệu tuyển Việt Nam có áp đảo Malaysia?

Giải U23 châu Á: Liệu tuyển Việt Nam có áp đảo Malaysia?

Trận đấu với U23 Malaysia vào lúc 20h00 hôm nay sẽ quyết định việc U23 Việt Nam có giành tấm vé đi tiếp vào vòng trong của Giải U23 châu ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 21/4/2024: Ma Kết vận may sự nghiệp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 21/4/2024: Ma Kết vận may sự nghiệp

Tử vi hôm nay 21/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Xuất khẩu thực phẩm Nhật Bản sang Trung Quốc giảm 33,6% do ảnh hưởng việc xả nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển

Xuất khẩu thực phẩm Nhật Bản sang Trung Quốc giảm 33,6% do ảnh hưởng việc xả nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển

Thống kê thương mại sơ bộ do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố vào ngày 17 cho thấy thâm hụt cán cân thương mại xuất nhập khẩu của Nhật ...
Cách tạo biểu tượng cảm xúc bằng AI siêu đáng yêu

Cách tạo biểu tượng cảm xúc bằng AI siêu đáng yêu

Emoji là biểu tượng cảm xúc hoặc biểu tượng hình vẽ được sử dụng nhiều trong các cuộc trò chuyện để biểu đạt cảm xúc, ý tưởng của người sử ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động