TIN LIÊN QUAN | |
Louis Vuitton bất ngờ ra mắt đồng hồ thông minh | |
Dior chính thức bị Louis Vuitton mua lại với giá 13 tỷ USD |
Hợp đồng mua bán giữa Michael Kors và Jimmy Choo có trị giá 896 triệu Bảng Anh (khoảng hơn 1,3 tỷ USD). Michael Kors tin rằng thương hiệu Jimmy Choo sẽ có sự tăng trưởng liên tục hơn trong tương lai, khi tận dụng được những kinh nghiệm kinh doanh, hệ thống cửa hàng và khả năng vốn có của Michael Kors.
Ban lãnh đạo Michael Kors quyết định đội ngũ quản lý hiện tại của Jimmy Choo, bao gồm cả Giám đốc điều hành Pierre Denis, vẫn sẽ được giữ lại để điều hành thương hiệu này sau khi sáp nhập.
Thương hiệu Jimmy Choo được yêu thích bởi sự nữ tính và thanh lịch. (Nguồn: NPR) |
Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Michael Kors, ông John Idol cho biết: "Jimmy Choo luôn là thương hiệu đi đầu trong việc định hình các xu hướng thời trang. Chúng tôi tin rằng Jimmy Choo đã sẵn sàng cho sự phát triển đầy ý nghĩa trong tương lai và chúng tôi cam kết hỗ trợ mạnh mẽ để kế thừa xứng đáng những giá trị mà thương hiệu Jimmy Choo đã xây dựng trong suốt 20 năm qua".
Trong khi đó, ông Peter Harf - Chủ tịch của Jimmy Choo, cũng thể hiện sự lạc quan rằng: "Sáp nhập với Michael Kors sẽ cho phép Jimmy Choo bước vào giai đoạn tăng trưởng mới và tạo điều kiện cho Jimmy Choo đem lại lợi ích cho khách hàng, người lao động, cũng như các cổ đông nắm giữ".
Jimmy Choo là thương hiệu giày dép và phụ kiện thời trang cao cấp được các phụ nữ hiện đại, trong đó có cả những ngôi sao nổi tiếng như Jennifer Lopez, Beyonce, Lady Gaga, Nicole Kidman..., yêu thích bởi sự nữ tính và thanh lịch.
Thương hiệu Jimmy Choo ra đời cách đây 21 năm, là "đứa con tinh thần" chung của hai nhà thiết kế Jimmy Choo (người Malaysia) và Tamara Mellon (người Anh). Giày của Jimmy Choo trở nên nổi tiếng hơn sau khi liên tục xuất hiện trên các chương trình truyền hình nổi tiếng và đặc biệt là trong series phim Sex and the City.
Ngoài giày dép, Jimmy Choo còn rất nổi tiếng với các sản phẩm sang trọng khác như túi xách, khăn quàng cổ và nước hoa.
Vài năm gần đây, các thương hiệu thời trang cao cấp luôn phải vật lộn với mức doanh thu sụt giảm tại các trung tâm thương mại và sự thay đổi thị hiếu của khách hàng. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng cổ phiếu của Jimmy Choo giảm 0,8% và lợi nhuận giảm từ hơn 19 triệu Bảng xuống còn trên 15 triệu Bảng. Sau một thời gian dài vật lộn để duy trì vị thế, tháng 4/2017, lần đầu tiên Jimmy Choo đã phải rao bán thương hiệu.
JAB Holding - công ty đầu tư của gia đình tỷ phú người Đức Reimann sở hữu 70% cổ phần Jimmy Choo, cho biết sau khi rời khỏi thị trường thời trang xa xỉ, công ty này sẽ chuyển sang tập trung vào kinh doanh thực phẩm và cà phê.
Trước khi Michael Kors mua lại Jimmy Choo, làng thời trang thế giới cũng đã chấn động bởi thương vụ sáp nhập giữa hai hãng túi xách nổi tiếng nhất nhì thế giới Coach và Kate Spade cách đây hai tháng. Nhiều người tỏ ý nghi ngờ liệu bản sắc của Kate Spade có được duy trì sau khi bị hãng đối thủ mua lại. Tuy nhiên, cả hai hãng trên đều khẳng định rằng động thái này chỉ nhằm đẩy mạnh doanh thu của Kate Spade và đa dạng hóa danh mục kinh doanh của Coach.
Ghim cài “hàng hiệu” có giá… 4 triệu đồng Về cơ bản, chiếc ghim cài trông không khác gì một chiếc ghim kẹp giấy thông thường. Chỉ có điều nó là sản phẩm của ... |
Ra mắt sách về quy trình xây dựng thương hiệu “10 bước cất cánh thương hiệu” của Ths. Đặng Thanh Vân là cuốn sách duy nhất hiện nay do tác giả nữ Việt Nam viết ... |
Phải thay đổi nhận thức về giá trị thương hiệu Thương hiệu mạnh đem lại doanh thu cao hơn. Đầu tư vào thương hiệu chính là đầu tư cho tương lai bền vững. |