Miếng ngon nhớ lâu ẩm thực Pháp

Bước vào thiên niên kỷ mới, thấy “thiên hạ vẫn đánh nhau loạn xạ, khủng bố, giết người như ngóe”, UNESCO kêu gọi “đối thoại văn hóa” để xây dựng hòa bình thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Về mặt này, món ăn thức uống của các dân tộc có lẽ cũng có phần đóng góp hiệu quả. Nếu xưa kia ở nông thôn ta, các vị tổng lý thường choảng nhau vì “một miếng giữa làng”, thì ngày nay, khi một quốc gia tự giới thiệu mình vào một nước khác, bước đầu thường là các món ăn đặc sản của dân tộc mình.

Năm 2003, thành phố Cahors ở Pháp, một thành phố cổ kính có tuổi thọ gấp đôi Thăng Long nhà mình, tổ chức Tuần lễ văn hóa Việt Nam. Tôi rất lấy làm tự hào thấy các “ông tây bà đầm” thích thú ăn món phở Việt Nam. Còn mình thì cũng được vào một quán bar chỉ bán rượu vang đỏ, nhắm với gan vịt vỗ béo, hai đặc sản của Cahors. Quả là một cuộc đối thoại văn hóa bình đẳng và thú vị giữa người dân hai nước xưa vốn có quan hệ thực dân - thuộc địa. Tám mươi năm thực dân và năm mươi năm từ Điện Biên Phủ đã lui vào dĩ vãng. Việt Nam đã tham gia tự nguyện Khối các nước có sử dụng tiếng Pháp. Gác nước mắt đau khổ thuộc địa sang một bên, thì sự tiếp biến văn hóa (acculturation) Đông - Tây (Việt - Pháp) về phương diện ẩm thực đã để lại trong tập quán của ta các món ăn khá phổ thông như bít-tết, trứng ốp-lết, trứng lập là, khoai tây rán, sữa, cà phê, bia, rượu vang, sâm panh... và những nguyên liệu để ta tạo ra những món mới như su hào, bắp cải, súp lơ, cà rốt, hành tây, cần tây, tỏi tây...

mieng ngon nho lau am thuc phap

Vào tiệm ăn kiểu Pháp, cầm dao, dĩa đối với đa số người Việt không thú lắm. Người Trung Quốc cũng vậy, tuy số người thích ăn món Pháp, nhất là trong tầng lớp trung lưu mới tăng lên. Nhiều gia đình ăn theo kiểu cổ truyền, gọi nhiều món rồi cùng ăn một lúc. Các khách đến ăn món Pháp trong các tiệm ăn ở Pháp hoặc các tiệm ăn châu Âu có phục vụ món Pháp, nhiều nhất ở Bắc Kinh và Thượng Hải. Có thể chia làm ba loại, trong số hai phần ba là người Trung Quốc: một loại đã từng quen ăn vì sống nhiều ở nước ngoài; một loại lắm tiền, rửng mỡ; một loại là bố mẹ mang con đến cho làm quen món ăn mới hoặc để thưởng cho các cậu ấm cô chiêu...

Năm 2005 là “năm Pháp quốc” ở Trung Quốc. Từ tháng 10 năm truớc đã mở các chiến dịch giới thiệu nước Pháp về mọi mặt. Dĩ nhiên ẩm thực Pháp cũng được đề cao ở nhiều cửa hàng ăn Pháp nổi tiếng ở Bắc Kinh như Lacité, Maxims, Flo... Một bữa ăn ở cửa hàng sang trung bình phải tới bốn, năm chục USD mỗi người, tức là trên một phần ba hoặc gần nửa so lương tháng trung bình của một công nhân.

Các cửa hàng Pháp cố gắng chiều khách Trung Quốc thích các món ăn dồi dào, nhiều thịt, nhiều nước chấm, đồng thời cũng chú trọng các món ăn thanh cảnh, cầu kỳ hơn cho khách sang.

Nước Pháp có truyền thống sành ăn uống. Tôi nhớ một bữa ăn ở nhà bà luật sư Merie Louise Cachin, con gái nhà hoạt động chính trị lão thành Marcel Cachin, chồng bà cũng là luật sư. Hai ông bà đã có tuổi, ở một phố yên tĩnh tại quận 7 Paris. Được mời ăn, tôi và nhà thơ nữ F. Correze đến vào khoảng năm, sáu giờ chiều. Ngồi nói chuyện một lúc ở phòng khách, bà chủ coi là chỗ thân tình mời sang phòng ngủ rộng để ăn tối. Chúng tôi ngồi trên ghế kiểu cổ quanh một chiếc bàn gỗ cổ. Bát đĩa toàn loại cổ. Trời tháng sáu tuy muộn, ánh hoàng hôn còn chiếu qua rèm cửa sổ. Điện không bật để giữ không khí êm ả của chiều hôm. Bà chủ mắc một chút bệnh nan y, nên đi đứng khó khăn, cầm và lấy đồ vật rất vất vả. Nhưng biết tính bà, chúng tôi, kể cả chồng bà, đành để bà làm lấy mọi việc tiếp khách, kể cả việc tiếp chúng tôi từng miếng thịt nóng. Các món ăn đơn giản, nhưng đúng vị, theo đúng trình tự. Rượu vang khác nhau tùy theo món ăn. Bà chủ vừa ăn vừa phục vụ, vừa cầm chịch câu chuyện để giữ cho không khí lúc nào cũng ấm áp, thân mặt.

Thật đúng là “văn hóa ẩm thực”, theo quan niệm của nhà lý luận ẩm thực Pháp Brillat-Savarin (thế kỷ XVIII): “Mời một người đến ăn là chịu trách nhiệm về hạnh phúc của khách trong thời gian dưới mái nhà của mình”, “Bàn ăn là nơi duy nhất mà ta không cảm thấy tẻ nhạt ngay từ lúc đầu”.

Hữu Ngọc

Đọc thêm

Bán đấu giá cây đàn guitar từng thất lạc của giọng ca chính ban nhạc The Beatles

Bán đấu giá cây đàn guitar từng thất lạc của giọng ca chính ban nhạc The Beatles

Sau khi được tìm thấy, cây đàn guitar 12 dây bị thất lạc của John Lennon - thành viên ban nhạc The Beatles sẽ được đưa ra đấu giá vào ...
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Kiểu làm sushi phổ biến nhất hiện nay ở Nhật Bản là sushi nắm, ít người biết rằng mục đích ban đầu của sushi là để bảo quản cá được ...
Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EPP) cùng Bộ trưởng Năng lượng Áo đệ trình khiếu nại lên Ủy ban châu Âu (EC) về thuế khí đốt của Đức.
Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Ca sĩ Phương Thanh cho biết, cô mới có chuyến đi Ấn Độ, về miền núi Ladakh thăm nhà bạn trai kết hợp quay MV mới.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Giáo sư Đào Duy Anh là một học giả uyên bác với vốn tri thức bách khoa sâu rộng và là một người thầy của những thế hệ sử gia đầu tiên được đào tạo ...
Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 đã diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương trong cả nước.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 4]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 4]

Văn học Mỹ về chiến tranh Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam ảnh hưởng đến cả dân tộc Mỹ, khối lượng trước tác Mỹ về đề tài này rất lớn.
Ra mắt bộ sách ‘Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân’ bằng nhiều thứ tiếng

Ra mắt bộ sách ‘Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân’ bằng nhiều thứ tiếng

Bộ sách về đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất bản bằng tiếng Việt và song ngữ 5 thứ tiếng: Việt-Anh, Việt-Pháp, Việt-Tây Ban Nha, Việt-Trung, Việt-Arab.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Trong những năm 60 và 70 thế kỷ trước, khi những biến thiên xã hội gây đảo lộn trong văn hóa Mỹ, có những nhà văn vẫn giữ những giá trị cơ bản.
'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

Cuốn sách kể lại chuyện tình hơn 40 năm của thiếu tướng Hoàng Đan và vợ ông là bà An Vinh, thông qua lời kể của tác giả Hoàng Nam Tiến.
Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Rome là một trong những thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng thế giới, trở thành thủ đô của Italy vào năm 1871.
Trải nghiệm di sản, danh thắng mọi miền đất nước tại Điện Biên

Trải nghiệm di sản, danh thắng mọi miền đất nước tại Điện Biên

Baoquocte.vn. Triển lãm 'Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam' có sự tham gia của nhiều địa phương, để cả nước cùng hướng về Điện Biên.
Phát hiện một hang động ở Thanh Hóa có nước ngầm chảy bên trong, nhiều thạch nhũ lấp lánh

Phát hiện một hang động ở Thanh Hóa có nước ngầm chảy bên trong, nhiều thạch nhũ lấp lánh

Một hang động có nước ngầm chảy bên trong và nhiều thạch nhũ tự nhiên rất đẹp được phát hiện trong quá trình khai thác đá ở Hà Trung, Thanh Hóa.
Tìm hiểu cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Tìm hiểu cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Gần 3.000 hiện vật có niên đại trước thế kỷ XV đang được trưng bày tại Bảo tàng MRAH (Bỉ) là bộ sưu tập cổ vật Việt Nam lớn nhất ở nước ngoài.
Giỗ Tổ Hùng Vương: Sợ dây văn hoá vô hình kết nối cộng đồng người Việt

Giỗ Tổ Hùng Vương: Sợ dây văn hoá vô hình kết nối cộng đồng người Việt

Việc tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm, đặc biệt là ở nước ngoài, chính là sợi dây gắn kết các thế hệ người Việt.
Hội Xoan 2024: Chương trình ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ

Hội Xoan 2024: Chương trình ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ

Hàng trăm nghệ sỹ, vũ công, sinh viên trình diễn những tiết mục nghệ thuật dân gian độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam tại Hội Xoan 2024.
Phiên bản di động