Buổi lễ nhằm kêu gọi các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng cùng vào cuộc, chủ động tham gia và phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động triển khai Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân góp phần phòng, chống dịch bệnh bảo vệ sức khỏe người dân.
Tham gia buổi lễ mít tinh có hơn 500 đại biểu gồm: Lãnh đạo Bộ Y tế, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh; Lãnh đạo các Vụ, Cục, Viện thuộc Bộ Y tế; đại biểu các Bộ, ngành Trung ương; đại diện Lãnh đạo Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật 32 tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở ra; Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các Ban, ngành, đoàn thể và các đoàn viên tỉnh Hà Tĩnh; Quỹ Unilever Việt Nam, các tổ chức quốc tế và các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại sự kiện. (Nguồn: Bộ Y tế) |
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết: Nhận thức được tầm quan trọng của công tác vệ sinh trong phòng, chống dịch bệnh, từ năm 2012, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 26/11/2012 triển khai Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân.
Sau 10 năm triển khai, Phong trào đã tạo được hiệu ứng tích cực và duy trì bền vững. Nhờ đó, công tác nước sạch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh lao động, vệ sinh trong cơ sở y tế, vệ sinh tại cơ sở giáo dục từng bước được cải thiện.
Hằng năm, các tỉnh, thành phố đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phong trào. Tỷ lệ người dân duy trì thói quen rửa tay với xà phòng tăng gấp 2 lần so với năm 2012. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh tăng từ 79% (năm 2012) lên 97% (năm 2022). Tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch tăng gần 14%. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh tăng 12,5%...
Trong đại dịch Covid-19, công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường được khẳng định là một trong những giải pháp then chốt góp phần kiểm soát nhanh chóng bệnh dịch, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh.
“Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, song hiện nay chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới trong năm 2023 và 2024, hiện tượng El nino có thể làm tăng sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm liên quan đến muỗi. Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, đô thị hóa, sự gia tăng dân số nhanh chóng là tác nhân ảnh hưởng khiến một số dịch bệnh mới nổi, tái nổi có xu hướng bùng phát trở lại, tác động trực tiếp đến sức khỏe người dân” - Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh.
Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) và Unilever Việt Nam đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác Chương trình Vì một Việt Nam khỏe mạnh và bền vững giai đoạn 2023 - 2028. (Nguồn: Bộ Y tế) |
Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị, các bộ, ngành, chính quyền các cấp, tổ chức chính trị xã hội chủ động xây dựng kế hoạch phong trào vệ sinh yêu nước giai đoạn đến năm 2030 và kế hoạch hằng năm; tăng cường tuyên truyền, vận động người dân, học sinh tham gia thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, sử dụng nước sạch phòng, chống dịch bệnh…
Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Báu Hà cho biết, cấp ủy, chính quyền địa phương xác định việc triển khai phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân là trách nhiệm của tất cả các cấp, ngành và người dân. Sau 10 năm thực hiện, phong trào đã thể hiện rõ vai trò sứ mệnh của mình trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Cũng tại buổi mít tinh, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) và Unilever Việt Nam đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác Chương trình Vì một Việt Nam khỏe mạnh và bền vững giai đoạn 2023 - 2028 với nhiều nhiệm vụ trọng tâm. Chương trình hợp tác được kỳ vọng góp phần nâng cao nhận thức và điều kiện vệ sinh, sức khỏe cho người dân, đồng thời xây dựng môi trường y tế bền vững tại Việt Nam.
Đại diện Unilever Việt Nam, bà Lê Thị Hồng Nhi, Giám đốc Truyền thông đối ngoại và Phát triển bền vững cho biết: Chương trình hợp tác chiến lược giữa Unilever và Bộ Y tế từ năm 2007 đến nay đã mang lại tác động tích cực đến thói quen vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống cho hơn 22 triệu người dân trên cả nước, góp phần vào thành công chung của “Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân”.
Trong thời gian tới, Unilever cam kết sẽ tiếp tục đồng hành tích cực hơn nữa cùng Bộ Y tế trong chương trình hợp tác giai đoạn 2023-2028 với mục tiêu tiếp cận và hỗ trợ 15 triệu người cải thiện vệ sinh và sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, hướng đến “một Việt Nam khỏe mạnh và bền vững”.
| Những dấu hiệu khác thường ở bàn tay ảnh hưởng đến sức khỏe lá gan Móng tay dễ gãy, lòng bày tay có đốm hay nổi gân xanh ở mu bàn tay có thể là những dấu hiệu cho thấy ... |
| Hai yếu tố gây tổn hại sức khỏe con người nhiều hơn cả thuốc lá Trong đề tài nghiên cứu có tựa đề “Nếu người Australia giảm chỉ số cân nặng và thể hình, hoặc gia tăng các hoạt động ... |
| Từ ngày 1/7, mức dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản là bao nhiêu? Theo quy định hiện nay thì mức dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản từ ngày 01/7/2023 là bao nhiêu? Mời độc giả ... |
| Nâng cao sức khoẻ cho người di cư trong khu vực ASEAN Ngày 26/6, Hội thảo quốc tế về 'Di cư và sức khỏe cho người di cư trong ASEAN' đã thu hút hơn 160 lãnh đạo, ... |
| Hội Nhi khoa Việt Nam 'bắt tay' Unilever nâng cao sức khoẻ toàn diện cho người dân Chiều 26/6, Hội Nhi khoa Việt Nam và nhãn hàng Lifebuoy từ Unilever Việt Nam đã ký kết hợp tác chiến lược dài hạn “Vì ... |