📞

Mitsubishi Corporation Việt Nam: Hướng tới bước phát triển cao hơn của quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nhật

16:13 | 01/10/2018
Năm 2018 này, Việt Nam và Nhật Bản chúng ta cùng đón chào năm có sự kiện kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai nước đã được xây dựng và bồi đắp từ lịch sử lâu đời trước đó.  Trước tiên tôi muốn nhìn lại lịch sử  giữa hai quốc gia.

Những dấu chân đầu tiên

Abe No Kanamaro (阿倍仲麻呂) là một nhân vật lịch sử, một nhà thơ nổi tiếng ở Nhật Bản. Ông sang Trung Quốc học tập, đỗ Tiến sĩ và làm quan đời Đường (Trung Quốc). Năm 753, trên đường trở về Nhật Bản, đoàn của ông gặp gió ngược và bị đẩy trôi dạt đến đất Hoan Châu, phía Nam của nhà Đường (nay là tỉnh Nghệ An của Việt Nam). Vậy là từ thế kỷ VIII, những bước chân của nhà thơ nổi tiếng Nhật Bản đã ghi dấu ở Việt Nam ngày nay.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch - Tổng Giám đốc Mitsubishi Corporation Việt Nam Tesu Funayama bên lề Diễn đàn Doanh nghiệp Thường niên 2017 (VBF) tháng 12/2017 tại Hà Nội.

Đến thế kỷ XVII, vua chúa Việt Nam đẩy mạnh giao thương với Nhật Bản và cho phép các thương nhân Nhật sang buôn bán được  cư trú tại Hội An. Các thương nhân Nhật Bản đã xây cây cầu dài 18m, vắt cong qua lạch nước chảy ra dòng sông Hoài. Và giờ, cây cầu - được gọi là Chùa cầu Nhật Bản  - trở thành di tích độc đáo ở Phố cổ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam. Cũng tại Hội An có con đường mang tên Công nữ Ngọc Hoa. Đầu thế kỷ XVII, thương nhân Araki Sotaro đã đến Việt Nam buôn bán, được Chúa Nguyễn tin yêu và gả Công nữ Ngọc Hoa. Bà được xem là người Việt đầu tiên lấy chồng Nhật Bản, sau theo chồng về nước và đóng góp rất nhiều cho giao thương giữa hai nước. Có thể thấy, quan hệ Việt - Nhật đã được hình thành từ rất sớm và phát triển sâu rộng. Ngày 21/9/1973, Việt Nam và Nhật Bản đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao , mở đầu cho một chặng đường phát triển liên tục và đạt đỉnh cao ngày hôm nay.

Việt Nam và Nhật Bản đã đạt được những thành tựu to lớn và vững chắc sau 45 năm quan hệ và hợp tác. Về thương mại, đầu tư trực tiếp cũng như ODA, Nhật Bản luôn là đối tác hàng đầu của Việt Nam. Nhật Bản đã cấp ODA cho Việt Nam trong nhiều lĩnh vực quan trọng như xây dựng cơ sở hạ tầng (sân bay, cầu, cảng, nhà máy phát điện…), nâng cấp các bệnh viện tuyến trung ương và khu vực. Ngoài ra, Nhật Bản còn cung cấp viện trợ văn hóa, hợp tác kỹ thuật cho nhiều dự án tại Việt Nam. Quan hệ giữa hai Chính phủ hiện nay rất tốt đẹp. Năm ngoái, Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đã có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam - đây là chuyến thăm lịch sử, nâng tầm quan hệ hữu nghị và hợp tác chiến lược giữa hai nước.

Đại diện lãnh đạo Mitsubishi Corporation và Tập đoàn BITEXCO ký kết thỏa thuận liên doanh trong dự án The Manor Central Park, Hà Nội

Bốn hướng đầu tư ưu tiên

Về công ty Mitsubishi Corporation Việt Nam Ltd, cách đây hơn 100 năm, năm 1916, chúng tôi đã thành lập văn phòng chi nhánh tại Hải Phòng. Trong thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam, công ty tạm dừng hoạt động, sau đó, năm 1991, văn phòng đại diện tại Việt Nam được thành lập, và đến năm 2016, chúng tôi đã chuyển hình thức hoạt động thành công ty - công ty Mitsubishi Corporation Việt Nam với trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh.

Chúng tôi có 12 nhân viên người Nhật và 50 nhân viên người Việt. Ngoài ra, tại Việt Nam, chúng tôi tham gia đầu tư vào khoảng 20 công ty với khoảng 2.000 nhân viên, ví dụ như công ty Mitsubishi Motor Việt Nam và công ty thang máy Mitsubishi Việt Nam.           

Trong chiến lược phát triển của công ty tại Việt Nam, Mitsubishi Corporation Việt Nam đã đưa ra bốn hướng đầu tư ưu tiên gồm: Cơ sở hạ tầng (phát điện, sân bay); Phục vụ nhu cầu đang tăng của tầng lớp trung lưu (phát triển đô thị, bán lẻ...);  Đáp ứng các nhu cầu của xã hội (chăm sóc sức khỏe); và Ứng dụng công nghệ thông tin. Đặc biệt, trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản tháng 3 vừa qua, tại cuộc gặp với Tổng Giám đốc Mitsubishi Corporation Takehiko Kakiuchi, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đề cập ba lĩnh vực tiềm năng mà công ty Mitsubishi nên hướng đến. Đó là: Công nghiệp chế tạo (ô tô); Sản xuất dược phẩm, gia công chế biến thực phẩm; và Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đây là những lĩnh vực mà từ nay chúng tôi sẽ tích cực triển khai tìm kiếm cơ hội đầu tư .

The Manor Central Park - dự án phát triển bất động sản liên doanh giữa Mitsubishi Corporation và Tập đoàn BITEXCO.

Cảm nhận của một người yêu Việt Nam

Là một người Nhật có nhiều năm gắn bó với Việt Nam, yêu văn hóa, con người, ngôn ngữ và ẩm thực Việt Nam đồng thời có mong muốn phát triển kinh doanh thương mại lâu dài và đóng góp vào việc thúc đẩy hơn nữa tình hữu nghị giữa hai nước, tôi muốn chia sẻ với độc giả của Báo Thế giới & Việt Nam đôi điều.

Con người Việt Nam rất tuyệt vời và có nhiều tiềm năng mà tôi muốn nhấn mạnh bằng 3 chữ I:

- Intellect (Trí tuệ)

- Independence (Độc lập, tự chủ)

- Identity (Bản sắc)

Người Việt Nam rất nhanh nhạy, nhạy bén với cái mới, thông minh và sáng tạo. Ví dụ, kỹ sư người Việt giỏi giang, có trình độ không kém kỹ sư các nước phát triển. Tuy có nhiều phẩm chất tốt cũng như các tố chất để đột phá và đầy tiềm năng như vậy, Việt Nam chưa phát triển nhanh như kỳ vọng vì những lý do như: hệ thống thủ tục hành chính còn yếu, luật pháp còn có nhiều điểm chưa rõ ràng, cũng như sự không chắc chắn trong thực thi pháp luật.

Khả năng làm việc nhóm, chia sẻ thông tin, hỗ trợ nhau là phẩm chất quan trọng để đạt được thành công. Nếu tăng cường khả năng hợp tác và tổ chức thì có thể phát huy hết năng lực cũng như tiềm năng của một người Việt Nam xuất sắc như đã đề cập ở phần 3 chữ I. Tuy nhiên, khi nhiều người Việt Nam cùng phối hợp trong một nhóm, hiệu quả lại không cao do thiếu tính phối hợp. Do đó, theo tôi, để khắc phục những yếu tố trên, phải chăng chúng ta cần có 3 chữ C là :

- Commitment (Sự cam kết)

- Communication (Tương tác/trao đổi thông tin)

- Compliance (Sự tuân thủ đúng)

Tôi tin tưởng rằng, những người Việt Nam xuất sắc sở hữu 3 chữ I, coi trọng sự hợp tác trong 3 chữ C, cuối cùng, có thể đưa Việt Nam trở thành một đất nước có 3 yếu tố O như sau:

- Organized (Được tổ chức tốt)

- Opportunity driven (Tận dụng các cơ hội)

- Open for global competition (Sẵn sàng cho cạnh tranh hội nhập)

Lúc này, chúng ta cùng nhìn lại thành tựu hợp tác  trong suốt 45 năm qua và hướng tới phát triển quan hệ Nhật - Việt tốt đẹp hơn trong thời gian tới. Tôi tin tưởng chắc chắn, với tiềm năng sẵn có và những nỗ lực thay đổi, Việt Nam sẽ đạt được những thành tựu rực rỡ hơn trên con đường hội nhập và phát triển.

Với tư cách là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc công ty Mitsubishi Corporation Việt Nam, tôi mong muốn được đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển phồn thịnh của đất nước Việt Nam cũng như đóng góp vào tình hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước..

Tetsu Funayama

Tổng Giám đốc Mitsubishi CORporation Việt Nam

日越関係の更なる発展に向けて

ベトナムと日本は、本2018年、外交関係樹立45周年の記念すべき年を迎えました。しかし、実際には両国の関係は更に長い歴史の積み上げから成り立っています。まずは両国の歴史から振り返りたいと思います。

最初の歩み

阿倍仲麻呂は日本の歴史上、非常に有名な人物であり 、修学のため中国に渡り、後に博士号を取得、唐王朝(中国)の官吏に登用されましたが、753年、日本へ帰る途中で台風に遭い、唐王朝の南に位置する驩州地域(現在のベトナム・ゲアン省)に漂着しました。つまり、8世紀の時点で既に日本人はベトナムの地に足を踏み入れていたのです。

17世紀に入り、ベトナム王朝は日本との貿易を推進、日本の商人に対し、ホイアンに居住することを許可しました。日本の商人たちはホアイ川の支流に長さ18メートルの橋を架け、現在もその橋は日本橋と名付けられ、クアンナム省ホイアン旧市街に遺跡として残されています。また、同じくホイアンにはゴックホア姫にちなんで名づけられた道があります。17世紀初めに荒木宗太郎が貿易を行うためにベトナムに入り、グエン朝から信頼され、ゴックホア姫と結婚。姫はベトナム人として初めて日本人男性と結婚する女性となりましたが、結婚後、夫と共に日本へ渡り、日越両国の貿易交流のために懸命に貢献しました。こうした事実から、日越関係はとても早い時期に始まり、徐々に拡大してきたことが分かります。そして、1973年9月21日に日本とベトナムは正式外交関係を樹立。これは、両国関係を継続的に発展させ、今日の全盛を築く礎となりました。

それから45年間にわたって日本とベトナムは協力関係を構築してきましたが、貿易、直接投資、ODAのいずれにおいても日本は常にベトナムの上位相手国です。日本はベトナムに対し、空港、橋梁、港、発電所などのインフラ整備や中央・地方病院の改修などの分野にODAを通して協力してきました。さらに、ベトナムにおける数多くの案件に対し、文化支援や技術協力を行っています。両政府の関係は現在、極めて良好な状態にあります。昨年、日本の天皇皇后両陛下が国賓としてベトナムを訪問されました。この歴史的な訪問により、両国の友好的・戦略的な協力関係は新たな次元に引き上げられました。

ベトナム三菱商事の紹介と重点分野

ベトナム三菱商事は今から100年以上前、1916年にハイフォン市に支店を設立しました。その後、ベトナム戦争等を経験して進出と撤退を繰り返しましたが、1991年にベトナム駐在員事務所を設立、2016年には現地法人化し、ベトナム三菱商事を設立。ハノイに本社、ホーチミン市に支店を構えました。今では約12名の日本人と50名のベトナム人スタッフが在籍するとともに、ベトナム三菱自動車会社や三菱エレベーターベトナムといった事業投資先は20社を数え、2,000名程の雇用を生み出しています。

現在、ベトナム三菱商事では、「インフラ(発電、空港)」「中間層(都市開発、小売)」「社会ニーズへの対応(医療)」「IT」の4つの領域を重点分野として定めています。また、ハノイ、ホーチミン以外の地方都市の成長も取込んでいきたいと考えています。さらに、本年3月にグエン・スアン・フック首相に三菱商事 社長の垣内威彦と面談頂いた際、同首相から「製造業(自動車)」「製薬・食品加工」そして「ハイテク農業」の3つの分野への期待を述べられたことを受け、同分野についても、今後、積極的に事業可能性を検討していきたいと考えています。

ベトナムを愛する一人として

私は長年ベトナムに住み、ベトナムの文化、人、言語、料理をこよなく愛しており、この地で継続的に事業を行うことによって日越両国の友好関係の発展に貢献したいと願う日本人の一人です。その上で、「世界とベトナム」誌の読者の皆さんとは、是非次のことを共有したいと思います。

ベトナム人が素晴らしい国民であり、多くの可能性を秘めていることは、次の3つの「I」で表されます。

・Intellect(知恵)

・Independence(独立、自立)

・Identity(独自性)

ベトナム人は新しいことに対して非常に前向き、聡明で創造性に富んでいます。例えば、ベトナムのエンジニアは優秀で、先進国のエンジニアに負けない技能を有しています。一方で、このような飛躍的な発展を遂げる優れた資質とポテンシャルを持ちながら、ベトナムが期待通りに発展出来ていない背景には、行政手続きシステムの脆弱さ、特に法律の曖昧さと施行における不透明さが挙げられます。

また、チームワークや情報共有、相互協力は成功に向けた重要な要素です。上記3つのIで示した様に、非常に優秀なベトナム人が自らのポテンシャルを生かし、発展するためには、協調力と組織力を高めることが求められます。しかし、複数のベトナム人が集まると、時に協調性を欠き、非効率なことが起きることもあります。この課題を克服するために、次の3つの「C」を大切にするべきではないでしょうか。

・Commitment (約束)

・Communication (情報交換)

・Compliance (規範順守)

3つのIを有する優秀なベトナム人が、3つのCを大切にしながらチームで過ごした暁には、ベトナムという国は、次の3つの「O」で表される国になれると信じています。

・Organized(組織化)

・Opportunity driven(機会志向)

・Open for global competition(世界的競争への開放)

今、私たちは45年に及ぶ協力の成果を振り返り、日越関係を更に発展させるように努力すべきです。有する高いポテンシャルと弛まぬ努力により、ベトナムは国際統合と発展の過程で輝かしい成果を収めることができると確信します。

ベトナム三菱商事会社の社長として、ベトナムの発展と繁栄、また両国の友好関係の深化に対し、今後も貢献していく所存です。

舩山 徹

ベトナム三菱商事会社 社長