Quang cảnh sự kiện. (Nguồn: JETRO Hanoi) |
Chiều 7/6, tại Hà Nội, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản-Văn phòng Hà Nội (JETRO Hanoi) phối hợp với Ủy ban Dịch vụ thông tin doanh nghiệp của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) tổ chức sự kiện Giới thiệu mô hình kinh doanh, dự án mới của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (Japan Business Pitch Vol.1)
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) có sự cân đối, hài hòa về cơ cấu nguồn và lưới giữa các vùng miền. Đây cũng là bản quy hoạch mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng Việt Nam, mở rộng cơ hội phát triển năng lượng tái tạo một cách bền vững từ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Tại Việt Nam, Chính phủ đã khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực điện từ năng lượng tái tạo với nhiều quyết sách như: Quyết định 11/2017/QĐ-TTg, Quyết định 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng về cơ chế khuyến khích phát triển điện Mặt trời; Quyết định 37/2011/QĐ-TTg, Quyết định 39/2018/QĐTTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió.
Theo đó, nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo có thể huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện dự án với các ưu đãi theo quy định hiện hành về tín dụng đầu tư của Nhà nước.
Ngoài ra, các dự án năng lượng tái tạo cũng được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án. Điều này bao gồm cả nguyên liệu, vật tư và bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu và các quy định của pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu.
Tại sự kiện trên, chia sẻ về tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực năng lực tái tạo, ông Nakajima Takeo, Trưởng đại diện Văn phòng JETRO Hanoi cho rằng, hiện nay Việt Nam đang phụ thuộc khá nhiều vào nhiệt điện than và thủy điện, trong đó 80% là dựa trên nguyên liệu hóa thạch (dầu, than...), chỉ có 20% từ năng lượng tái tạo.
"Nếu không có sự thay đổi về cơ cấu nguồn điện thì Việt Nam sẽ khó thực hiện được mục tiêu trung hòa carbon như Chính phủ đã cam kết", ông Nakajima Takeo khuyến nghị.
Theo Trưởng đại diện Văn phòng JETRO Hanoi, nguồn năng lượng tái tạo (điện gió ngoài khơi, điện gió trên bờ, điện Mặt trời, điện rác...) có nhiều biến động, phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. Vì vậy, Việt Nam cần có những nguồn năng lượng khác để đảm bảo sự cân đối, cân bằng trong các nguồn năng lượng tái tạo. Nhật Bản có công nghệ và có sẵn kinh nghiệm nên đây sẽ là lĩnh vực mà hai bên có thể hợp tác.
Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, trước đây Nhật Bản từng tập trung sản xuất các tấm pin năng lượng mặt trời nhưng sau đó đã chuyển hướng do không thể cạnh tranh về giá. Hiện nay, nước này đang có thế mạnh lớn trong việc phát triển các hệ thống quản lý, tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng. Đây cũng là lĩnh vực liên quan đến đổi mới sáng tạo mà hai bên có thể tập trung thúc đẩy trong thời gian tới.
Ông Nakajima Takeo cho rằng, chi phí đầu tư vào năng lượng tái tạo khá đắt đỏ. Trước đây, có một số doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đến lĩnh vực điện Mặt trời tại Việt Nam nhưng giá mua điện và chi phí bỏ ra có sự chênh lệch lớn, không đảm bảo hiệu quả khiến họ ngần ngại. Thời gian gần đây, đã có thêm một số doanh nghiệp thành viên JETRO bày tỏ sự quan tâm đến các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.
Xét về trung và dài hạn, lãnh đạo JETRO Hanoi nhận định, Việt Nam sẽ phải thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. Và để khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực này, Chính phủ cần xây dựng một cơ chế chính sách phù hợp, trong đó cơ chế về giá sẽ là một yếu tố quan trọng.
"Một khi cơ chế chính sách chưa phù hợp thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ chưa được đảm bảo", ông Nakajima Takeo lưu ý.
| Khuyến khích nhiều hơn nữa doanh nghiệp tỉnh Fukuoka sang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam Thống đốc Hattori Seitaro cho biết, có 34 doanh nghiệp của tỉnh Fukuoka đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam và con số này ... |
| JETRO: Doanh nghiệp Nhật Bản coi Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn Chiều 26/1, tại Hà Nội, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố Khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật ... |
| PECC2 - Đối tác tin cậy của doanh nghiệp Nhật Bản vì sự phát triển bền vững năng lượng Việt Nam Với sứ mệnh đồng hành cùng sự phát triển năng lượng Việt Nam, trong suốt lịch sử gần 40 năm phát triển Công ty Cổ ... |
| Việt Nam luôn coi trọng và ủng hộ các doanh nghiệp Nhật Bản đến đầu tư, kinh doanh Chủ tịch Quốc hội mong Ủy ban kinh tế Việt-Nhật cũng như Keidanren triển khai các hoạt động quảng bá hình ảnh, môi trường đầu ... |
| Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Nhật Bản cũng như hoạt động của các nhà đầu ... |