Mở cửa du lịch: Không phân biệt khách quốc tế và Việt Nam

Nguyễn Hồng
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, chủ trương của Chính phủ là không phân biệt khách nội địa và khách quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Chiều 15/3, ngày chính thức công bố mở cửa du lịch Việt Nam trong điều kiện bình thường mới, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị "Triển khai mở cửa du lịch quốc tế an toàn, hiệu quả".

Đây cũng là Hội nghị về du lịch lần đầu tiên có sự tham dự của tất cả 94 Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, lãnh đạo các tỉnh, thành phố và đông đảo lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp du lịch, khách sạn, hãng hàng không. Qua đó cho thấy sự quan tâm, kỳ vọng lớn và quyết tâm cao của các cơ quan, địa phương và doanh nghiệp trong việc triển khai và cụ thể hóa chủ trương mở cửa du lịch đã được Chính phủ thông qua.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã lắng nghe Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông tin về chủ trương, kế hoạch và các quy định về mở cửa du lịch của Việt nam. Các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện thông tin về chính sách, kinh nghiệm mở cửa du lịch của các nước, nêu những vấn đề, đề xuất để triển khai hiệu quả, thông suốt các chính sách, quy định của Việt Nam.

Các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp du lịch, hãng hàng không đã “đặt hàng”, đề xuất của về các biện pháp phối hợp với các bộ, ngành và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhằm đẩy mạnh quảng bá, thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Vực dậy ngành du lịch, tạo đà bứt phá

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh, sau hơn hai năm thế giới phải gồng mình, kiên cường ứng phó với đại dịch Covid-19, có thể nói, đến thời điểm hiện nay, thế giới đã bước sang một giai đoạn mới trong ứng phó với dịch bệnh.

Điều này thể hiện rất rõ trong tư duy và chính sách ứng phó với dịch bệnh của các nước, trong đó rất nhiều nước đã và đang triển khai mạnh mẽ chính sách nới lỏng các biện pháp phòng dịch, mở cửa đi lại và thúc đẩy du lịch quốc tế, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới.

Đến nay, đã có khoảng trên 50 nước, trong đó có các nước Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore… đã triển khai các biện pháp mở cửa, nới lỏng quy định nhập cảnh, miễn xét nghiệm PCR và miễn cách ly cho khách quốc tế để kích cầu du lịch.

Mở cửa du lịch: Không phân biệt khách quốc tế và Việt Nam
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh việc mở cửa du lịch để phục hồi, “vực dậy” ngành du lịch sau giai đoạn hết sức khó khăn trong hơn hai năm qua, đồng thời tạo đà bứt phá trong thời gian tới có ý nghĩa cấp thiết hơn bao giờ hết. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Đối với Việt Nam, quyết định mở cửa trở lại du lịch quốc tế với các biện pháp mở cửa mạnh mẽ được triển khai từ ngày 15/3/2022 là hết sức quan trọng, đúng thời điểm, trên cơ sở những nền tảng vững chắc và kết quả quan trọng đạt được trong công tác phòng chống dịch thời gian vừa qua, đặc biệt là với thành công của chiến lược tiêm chủng, với công thức phòng chống dịch hiệu quả, bài bản, với sự kịp thời trong tiếp cận thuốc và các phương pháp điểu trị, sự đồng lòng và ý thức của người dân.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ, du lịch là ngành kinh tế có vai trò, vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội đất nước, được Đảng và Chính phủ quan tâm đầu tư để trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn.

Với vai trò và tầm quan trọng của ngành du lịch đối với nền kinh tế, theo Thứ trưởng, việc mở cửa du lịch để phục hồi, “vực dậy” ngành du lịch sau giai đoạn hết sức khó khăn trong hơn hai năm qua, đồng thời tạo đà bứt phá trong thời gian tới có ý nghĩa cấp thiết hơn bao giờ hết.

Hỗ trợ phục hồi và đẩy mạnh du lịch chính là góp phần thiết thực thực hiện các mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.

“Chủ trương, chính sách mở cửa du lịch chúng ta đã có. Nhiệm vụ quan trọng là việc tổ chức thực hiện sao cho hiệu quả, an toàn, khoa học và đem lại những kết quả cao nhất”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Thứ trưởng cho rằng, để làm được điều này, đòi hỏi sự chung tay, phối hợp chặt chẽ, sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, từ Trung ương đến địa phương và doanh nghiệp; sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong nước với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Trên cơ sở thế mạnh trong nước và các kinh nghiệm của quốc tế, Thứ trưởng cho rằng, cần phối hợp triển khai đồng bộ nhiều biện pháp liên quan, từ chính sách xuất nhập cảnh, các biện pháp cách ly, phòng dịch, công tác thông tin, quảng bá, xúc tiến du lịch, đến xây dựng các sản phẩm du lịch, công tác chuẩn bị về nhân lực, đẩy mạnh chuyển đổi số…

Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt, vẫn còn rất nhiều vấn đề và thách thức đặt ra khi Việt Nam mở cửa lại du lịch. Trong thời gian tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tập trung triển khai 6 nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ nhất là tăng cường sự liên kết phối hợp của liên bộ, liên ngành với các địa phương để triển khai nhiệm vụ này. Thứ hai là hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trong điều kiện khó khăn. Thứ ba là đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch.

Thứ tư là phục hồi và phát triển nguồn nhân lực du lịch để khắc phục những hạn chế, khó khăn do tác động ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến dòng lao động dịch chuyển sang các lĩnh vực khác. Thứ năm là phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm; nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch. Thứ sáu là đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch.

Những thách thức về việc đảm bảo hoạt động du lịch an toàn và nguy cơ tiềm ẩn của đại dịch Covid-19 khi diễn biến còn phức tạp, nhưng không thể phủ nhận rằng Việt Nam đang dần tiến đến một “bình thường mới”, khi sống chung với Covid-19 đang là xu hướng được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn.

Dự báo nhu cầu đi du lịch sẽ tăng nhanh trong thời gian tới và đây là cơ hội mà du lịch Việt Nam cần nắm bắt, tranh thủ nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh và quảng bá hình ảnh du lịch hấp dẫn trong mắt bạn bè quốc tế.

Mở lại giao lưu, giao thương quốc tế

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, thông điệp lớn nhất của Hội nghị không chỉ mở cửa du lịch mà Việt Nam chính thức mở lại giao lưu, giao thương quốc tế từ ngày 15/3, như trước khi có dịch Covid-19, nhưng kèm theo một số giải pháp. Với mục đích quản lý kiểm soát rủi ro, có biện pháp tối thiểu để giữ an toàn cho tất cả mọi người, không phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài trong chống dịch.

“Mở lại du lịch quốc tế phải đặt trong bối cảnh chúng ta mở lại toàn bộ hoạt động kinh tế, giao thương”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Nói về thời điểm mở lại hoàn toàn các hoạt động du lịch, Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam cũng như các nước khác, mở cửa du lịch không có nghĩa là có khách ngay mà đây là một quá trình phục hồi tính bằng nhiều tháng.

Mở cửa du lịch: Không phân biệt khách quốc tế và Việt Nam
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, “mở lại du lịch quốc tế phải đặt trong bối cảnh chúng ta mở lại toàn bộ hoạt động kinh tế, giao thương”. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Bên cạnh đó, chúng ta đã có kinh nghiệm 2 năm chống dịch. Năm 2020, Việt Nam là điển hình chống dịch thành công trên thế giới. Trong năm 2021, dịch bệnh đã có những diễn biến hết sức phức tạp nhưng vẫn kiểm soát tốt. Chính phủ đã có Nghị quyết 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, không vượt ngưỡng đáp ứng của hệ thống y tế, giảm tối đa số ca nhập viện, số tử vong.

Nhấn mạnh việc mở lại du lịch nằm trong bối cảnh chung của mở lại giao thương, Phó Thủ tướng thông tin, khách quốc tế trước khi lên máy bay phải xét nghiệm, khi nhập cảnh sẽ như người Việt Nam. Với khách đường bộ, đường thủy sẽ có thêm một số quy định. Việc kiểm soát y tế đối với du khách nhập cảnh không có sự phân biệt với người Việt Nam.

Về một số nội dung được các doanh nghiệp du lịch, hàng không, cơ quan đại diện nước ngoài nêu lên tại Hội nghị, Phó Thủ tướng khẳng định, chính sách cấp thị thực nhập cảnh quay lại như khi chưa có dịch. Thời gian tới, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần tích cực đấu nối, xúc tiến mở lại các hoạt động du lịch như trước khi có dịch.

Phó Thủ tướng cho rằng, qua 2 năm chống dịch, người Việt Nam ở trong nước cũng như ở nước ngoài đã khơi dậy mạnh mẽ hơn những giá trị tốt đẹp. Bà con kiều bào đã có những nghĩa cử tốt đẹp không chỉ với quê hương mà cả cộng đồng sở tại.

Ngoài ra, không thể không kể đến công sức thầm lặng của các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Các đại sứ quán không chỉ hoạt động tích cực trong ngoại giao vaccine, trang thiết bị phòng, chống dịch mà còn tiếp nhận sự chia sẻ, ủng hộ của cộng đồng quốc tế với Việt Nam.

Chia sẻ với những khó khăn chưa từng có của các doanh nghiệp du lịch, nhất là những hộ dân tham gia làm du lịch trong 2 năm dịch bệnh vừa qua, Phó Thủ tướng mong muốn, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp du lịch, nhất là những doanh nghiệp lớn, cùng với người dân cùng nhau khơi lại tinh thần sáng tạo để làm tốt hơn nữa các khâu xúc tiến, quảng bá, sản phẩm, tạo môi trường du lịch…

“Chúng ta đã kiểm soát được dịch bệnh, cần khơi lại tinh thần sáng tạo, có những bước tiến mạnh mẽ, bù lại khoảng thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh”, Phó Thủ tướng bày tỏ.

Mở cửa du lịch: Kinh nghiệm nhìn từ thế giới

Mở cửa du lịch: Kinh nghiệm nhìn từ thế giới

Các quốc gia lần lượt mở cửa du lịch - một lĩnh vực được ưu tiên trong chiến lược phục hồi kinh tế và đang ...

Chính thức mở cửa lại hoạt động du lịch quốc tế trong điều kiện bình thường mới

Chính thức mở cửa lại hoạt động du lịch quốc tế trong điều kiện bình thường mới

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tổng cục Du lịch đề nghị các địa phương mở cửa lại hoạt động du lịch ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar vừa thay đổi bộ nhận diện gồm logo và biểu tượng, chuẩn bị chuyển mình thành một thương hiệu xe điện hạng sang.
Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Thầy trò đội tuyển Việt Nam sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn ...
Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

LIVE Framework là một công cụ tương tác, thân thiện với người dùng, giúp doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ truy cập thông tin kịp thời và chính xác.
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Những hành khách trên 'đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số' chạy ban đêm ở Osaka (Nhật Bản) sẽ có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh theo cách đặc biệt.
Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài không chỉ nổi bật với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là một địa phương giàu bản sắc văn hóa của tỉnh Đồng Nai.
Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Cục Hàng không Việt Nam sẽ tổ chức theo dõi tình hình đặt giữ chỗ, giá vé máy bay trên các đường bay nội địa trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan sẽ có 21 ngày nghỉ chính thức, không kể ngày nghỉ bù, vào năm 2025 để để thúc đẩy du lịch và nền kinh tế nói chung.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn.
Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Lễ hội Kanagawa giới thiệu những nét văn hóa độc đáo mang đậm màu sắc truyền thống Nhật Bản thông qua nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ với nhiều cơ chế đặc thù.
Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Một xác tàu đắm được các nhà nghiên cứu Na Uy phát hiện ra tại Hồ Mjøsa của nước này, được xác định là có niên đại khoảng 7 thế kỷ trước.
Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mang tên 'Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản', bộ sưu tập độc đáo đến từ thượng hiệu lụa DeSilk đã được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.
Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'.
Phiên bản di động