TIN LIÊN QUAN | |
Gia tăng xuất khẩu nhờ quản lý hiệu quả chỉ dẫn địa lý | |
Cơ hội cho nước mắm Phú Quốc tại thị trường Châu Âu |
Trong những năm gần đây, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản đã đạt được những kết quả nhất định, đặc biệt từ khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Tuy vậy, vẫn còn nhiều nhà sản xuất, doanh nghiệp và địa phương chưa quan tâm đến bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông sản và rất ít nhãn hiệu sản phẩm nông sản Việt Nam có thương hiệu trên thương trường quốc tế.
Kết quả điều tra của các cơ quan chức năng tại Hội thảo “Phát triển thị trường và thương hiệu sản phẩm thông qua chỉ dẫn địa lý” do Bộ Công Thương phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức ngày 1/12 cho thấy, hiện có tới 90% lượng nông sản Việt Nam xuất khẩu dưới nhãn hiệu của nước ngoài, khoảng 50% chỉ dẫn địa lý và 140 nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể được đăng ký xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chỉ một số ít trong đó được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài.
Hội nghị phát triển thị trường và thương hiệu sản phẩm thông qua chỉ dẫn địa lý. (Nguồn: VOV) |
Nguyên nhân là năng lực hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp còn thấp, sự liên kết giữa chính quyền địa phương, người dân và doanh nghiệp chưa chặt chẽ; kỹ năng kinh doanh thương mại và tiếp thị, phát triển sản phẩm của người sản xuất còn hạn chế, mang tính tự phát; chính quyền cơ sở và người nông dân chưa ý thức được tầm quan trọng của việc phát triển thị trường.
Xu hướng chung của thị trường hiện nay đòi hỏi sản phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, nhãn hiệu hàng hóa được các cơ quan chức năng Nhà nước bảo hộ. Do đó, để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho các sản phẩm, việc tăng cường phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm là hết sức quan trọng, cần thiết.
Ông Lưu Đức Thanh, Trưởng phòng Chỉ dẫn địa lý, Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, các nhà sản xuất các sản phẩm chỉ dẫn địa lý phải có tính cộng đồng, cùng nhau sản xuất, cùng nhau bảo vệ danh tiếng, bảo vệ chất lượng sản phẩm của mình, nếu đứng riêng lẻ sẽ không thể trụ vững.
“Cần phải áp dụng tiến bộ kỹ thuật, làm sao cho các sản phẩm có hình thức đẹp hơn, bắt mắt hơn; Cần phải có chiến dịch truyền thông đối với những sản phẩm này để cho người tiêu dùng biết có những sản phẩm đặc thù như vậy. Trên hết chúng ta cần phải có khung thể chế để làm sao quản lý được các sản phẩm chỉ dẫn địa lý”, ông Thanh nhấn mạnh.
Kịp thời giải quyết các kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương kịp thời giải quyết các kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp được Văn ... |
Liên doanh Viettel tại Lào cán mốc 1 tỷ USD Tính đến tháng 8/2016, Unitel - thương hiệu của Viettel tại Lào, đã cán mốc 1 tỷ USD doanh thu lũy kế sau 7 năm ... |
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Giải pháp gia tăng giá trị nông sản Người tiêu dùng thông minh đều biết giá rượu Champagne (Pháp) cao 8 lần giá rượu vang thông thường, chè (Srilanka), lụa (Thái Lan), rượu ... |