Với mong muốn góp phần hạn chế tác động tiêu cực của Covid-19 đối với sức khỏe con người, bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ, nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Nguyễn Tất Thành (TP. Hồ Chí Minh) và trường Đại học Thành Đông (Hải Dương) đã hợp tác, liên kết cùng nhau tìm tòi nghiên cứu, chế tạo thành công và đưa vào sử dụng robot mang đèn diệt khuẩn UVC với tên gọi Robot LK-NTT-TD.
Robot LK-NTT-TD được sử dụng tại Báo Thế giới & Việt Nam. (Ảnh: Xuân Thông) |
Hoạt động của Robot LK-NTT-TD có hiệu quả cao trong việc phá vỡ DNA và RNA của virus, vô hiệu hóa virus một cách hiệu quả và khiến virus trở nên vô hại đối với sức khỏe con người.
Trong đó, DNA là phân tử mang thông tin di truyền quy định mọi hoạt động sống (sinh trưởng, phát triển và sinh sản) của các sinh vật và nhiều loài virus. DNA và RNA là những acid nucleic cùng với protein, lipid và carbonhydrat cao phân tử đều là những đại phân tử sinh học có vai trò quan trọng thiết yếu đối với mọi dạng sống được biết đến.
Phần lớn các phân tử DNA được cấu tạo từ hai mạch polymer sinh học xoắn đều quanh một trục tưởng tượng tạo thành chuỗi xoắn kép. Vậy làm thế nào để phá vỡ được cấu trúc của các phân tử DNA là nhiệm vụ của nhóm nghiên cứu trẻ của trường Đại học Nguyễn Tất Thành và trường Đại học Thành Đông.
Các thông số công suất phát và dải sóng của tia UVC của robot LK-NTT-TD đã được Cục đo lường Quân đội thuộc Bộ Quốc phòng kiểm định xác nhận theo Giấy Chứng nhận kết quả đo, thử nghiệm số 3749 ngày 8/6/2021.
Robot LK-NTT-TD là thiết bị tự hành thông minh, có khả năng nhận dạng và tránh vật cản, robot nặng 6 kg, hoạt động liên tục trong 3 giờ. Nhờ hệ thống cảm biến mà sản phẩm này có khả năng chống rơi tự do khi phát hiện khoảng trống hoặc gặp cầu thang.
Robot LK-NTT-TD đã được ứng dụng thành công tại 19 điểm bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và tham gia chống dịch tại tỉnh Bắc Giang. Hiện nay thiết bị này đang được triển khai hoạt động tại một số đơn vị thuộc Cơ quan Trung ương và đang tham gia chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh.
Robot LK-NTT-TD không chỉ là sự hội tụ trí tuệ và năng lực đổi mới, sáng tạo của nhóm nghiên cứu trẻ, mà còn phản ánh thế mạnh từ các ngành công nghệ kỹ thuật của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành và Trường Đại học Thành Đông. Cần nói thêm rằng, các ngành công nghệ kỹ thuật là các lĩnh vực trụ cột của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành và Trường Đại học Thành Đông.
Nhà trường quan niệm đào tạo phải gắn với thực tiễn, chất lượng sinh viên là thương hiệu và uy tín của Nhà trường. Vì vậy, Nhà trường đã nỗ lực không ngừng để tạo nên một môi trường học tập, nghiên cứu khoa học tốt nhất cho người học. Đội ngũ giảng viên của hai trường có trình độ cao, kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm thực tiễn phong phú và quan trọng hơn cả là rất tâm huyết với sự nghiệp trồng người.
Với tinh thần lan tỏa kết quả nghiên cứu, sáng tạo khoa học công nghệ vào thực tiễn chống dịch Covid -19, nhất là khi tình hình dịch bệnh đang ngày càng diễn ra phức tạp, khó lường trên phạm vi cả nước, nhóm nghiên cứu của hai trường đại học sẽ tiếp tục hoàn thiện sản phẩm và mở rộng phạm vi ứng dụng trên cả xe buýt và một số địa điểm công cộng.
Ngoài Robot LK-NTT-TD của Nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Nguyễn Tất Thành (TP. Hồ Chí Minh) và trường Đại học Thành Đông (Hải Dương), nhiều nhóm tác giả khác trong cả nước đã nghiên cứu, chế tạo thành công và đưa vào sử dụng robot để phục vụ khử khuẩn trong phòng, chống dịch Covid-19 như: Robot khử khuẩn CD 1.0 (Covid Defender 1.0) của nhóm nghiên cứu Robotics thuộc Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU): Robot được trang bị vi điều khiển STM34F4, với cấu hình mạnh và tính năng vượt trội. Robot được điều khiển từ xa (khoảng cách tối đa 2.000m) để phun xịt thuốc khử khuẩn cho Khu vực cách ly người có khả năng nhiễm, phòng điều trị Virus Corona của bệnh viện. Trên thân robot được gắn điện thoại thông minh, cho phép dễ dàng quan sát và điều khiển từ xa thông qua cuộc gọi video call. UV Robot của nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng: Đây là loại robot có thể phát ra tia cực tím UVC với bước sóng vào khoảng 250 nanomet, tia này đã được chứng minh tính hiệu quả trong việc khử trùng vì có thể phá hủy DNA của virus, vi khuẩn, nấm mốc và những mầm bệnh khác (gồm cả “siêu vi khuẩn” kháng thuốc) trong không khí hoặc trên các bề mặt mà con người có khả năng tiếp xúc. Thiết bị này có ưu điểm diệt khuẩn đến 99% trong 30 giây với bán kính từ 1-2,5m, tùy thuộc vào chủng loại virus... |
| Từng là hình mẫu chống dịch, Hàn Quốc tìm cách 'lách khe cửa hẹp' đối phó với biến thể Delta Từng là điển hình thành công về chống dịch Covid-19, giờ đây với gần 2.000 ca mắc mới do biến thể Delta được ghi nhận ... |
| Các loại vaccine Covid-19 được cấp phép tại Việt Nam Đến thời điểm hiện nay, có 6 loại vaccine phòng Covid-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam. |
| Bộ Y tế sẽ xem xét cấp phép khẩn cấp vaccine Covid-19 Nanocovax trong tháng 8 Bộ Y tế đề nghị công ty Nanogen gửi báo cáo dữ liệu nghiên cứu pha 2 và bước đầu pha 3 trước ngày 15/8, ... |