TIN LIÊN QUAN | |
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ là chủ đề chính của hội nghị G20 | |
G20 khó hóa giải nhiều vấn đề “nóng” |
Phát biểu trước thềm hội nghị bộ trưởng tài chính Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) dự kiến diễn ra trong hai ngày 23-24/7 tại Thành Đô (Trung Quốc), ông Lý Khắc Cường cho hay “không thể dồn hết gánh nặng thế giới lên vai Trung Quốc.
Hình minh họa. (Nguồn: Bloomberg) |
Sự phát triển bùng nổ trong những thập niên gần đây đã đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là động lực quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế thế giới, và việc nước này tung ra gói kích cầu khổng lồ hồi năm 2008 đã góp phần giảm bớt những hệ quả tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ toàn cầu năm 2008.
Tuy vậy, giới đầu tư trên thế giới tỏ ra lo ngại về tình trạng giảm tốc của kinh tế Trung Quốc trong thời gian qua và sự kiện nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, có thể làm gia tăng những rủi ro và bất ổn đối với nền kinh tế thế giới.
Trong ngày 22/7, ông Lý Khắc Cường cùng với 6 nhà lãnh đạo các tổ chức kinh tế thế giới, trong đó Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), đã tham dự hội nghị bàn tròn “1+6” lần đầu tiên diễn ra tại Bắc Kinh với chủ đề “thúc đẩy kinh tế Trung Quốc và kinh tế thế giới tăng trưởng đồng đều, mạnh mẽ và bền vững”.
Theo thông cáo báo chí chung được đưa ra sau cuộc họp trên, các bên nhất trí hội nghị bàn tròn này nên trở thành cơ chế thường xuyên nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Trung Quốc và các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, làm sâu sắc quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế và tài chính quốc tế, cũng như cùng tìm biện pháp đối phó với những thách thức đối với kinh tế toàn cầu.
Thị trường tiền tệ thiệt hại 35-40 tỷ USD sau Brexit Brexit gây ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ mới. |
Bi quan… hậu Brexit Sau khi chạm đáy 31 năm vào ngày 6/7 vừa qua, đồng Bảng Anh (GBP) có thể giảm tiếp 7-11% trong năm nay do hệ ... |
Tọa đàm về tác động của Brexit trong quan hệ quốc tế và kinh tế thế giới Tại Toạ đàm chuyên đề “Tác động của việc Anh rời EU trong quan hệ quốc tế và kinh tế thế giới” ngày 14/7, hiện tượng Brexit ... |