Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình
Anh Tuấn
16:57 | 27/04/2024
Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng Unesco tại Ninh Bình
Trong thời gian ở Ninh Bình (ngày 26/4), Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu cùng đoàn công tác của Vụ Ngoại giao Văn hoá - UNESCO (Bộ Ngoại giao), Đại sứ Romania tại Việt Nam và Văn phòng UNESCO tại Hà Nội đã đến chào Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn, tham quan Di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, chùa Bái Đính, tham dự Lễ hội Tràng An và Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh Di sản thế giới.
Sáng 26/4, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn đã tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu cùng đoàn công tác.
Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn bày tỏ sự vui mừng và phấn khởi khi chào đón Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO đến thăm Ninh Bình nhân dịp kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Ông cũng đã giới thiệu một cách tổng quan về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và các giá trị lịch sử văn hóa của tỉnh.
Ngay sau đó ông Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã mời bà cùng đoàn công tác tham dự Lễ hội Tràng An 2024. Năm nay lễ rước rồng được bắt đầu từ cổng Tam Quan vào bến thuyền Tràng An, kéo dài cùng hành trình lễ hội trên sông Sào Khê.
Đoàn thuyền di chuyển vào nơi làm lễ.
Điểm đặc sắc nhất của phần lễ hội Tràng An đó chính là lễ rước nước, rước kiệu và rồng trên dòng sông. Đoàn công tác đã được chiêm ngưỡng các trang phục, các màn trình diễn đầy màu sắc, lại nhẹ nhàng, bay bổng của các đoàn văn nghệ đến từ mọi miền đất nước. Phần lễ được tổ chức trang trọng với nhiều nghi thức truyền thống để tỏ lòng thành và biết ơn đối với các bậc tiền nhân có công giữ yên bờ cõi, bảo vệ giang sơn.
Điều thú vị là Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO có những hành động cảm thán thể hiện tình yêu với cảnh vật và con người tại Tràng An. Chắc hẳn nơi đây là một địa điểm để có thể quảng bá màu sắc văn hóa, tín ngưỡng độc đáo của dân tộc, lại vừa khéo léo khoe ra những danh lam thắng cảnh hùng vĩ, khung cảnh núi non bạt ngàn của Ninh Bình đến với du khách quốc tế.
Chuẩn bị làm lễ 'Lấy nước'.
Nghi lễ 'Lấy nước'.
Bà Miculescu chụp ảnh chung với mọi người trên thuyền
Việc UNESCO ghi danh Tràng An là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới vào năm 2014 đã tạo ra một bước đột phá quan trọng trong nhận thức và đưa triết lý và tầm nhìn của UNESCO trong việc quản trị địa phương và phát triển các sản phẩm du lịch. Ninh Bình đã xác định định hướng phát triển của mình là phát triển xanh, bền vững dựa trên nền tảng sinh thái và văn hóa. Trong quá trình này, sự phối hợp và hỗ trợ từ UNESCO sẽ đóng vai trò quan trọng, giúp vượt qua mọi thách thức và đồng hành cùng quá trình phát triển của Ninh Bình.
Ngay trong chiều cùng ngày, bà Miculescu đến chùa Bái Đính, quần thể chùa lớn, giữ nhiều kỷ lục của Việt Nam và châu Á, nằm ở phía Bắc của quần thể Di sản thế giới Tràng An. Tại đây, bà đã trồng cây lưu niệm trên khu Bảo tháp.
Trồng cây lưu niệm.
Nghi lễ mở tấm vải phủ lên phiến đá đánh dấu mốc thời gian trong cây
Nghi lễ mở tấm vải phủ lên phiến đá đánh dấu mốc thời gian trong cây
Chụp ảnh lưu niệm tại cây đại
và vào thăm Bảo tháp trên chùa Bái Đính.
Tham quan Bảo Tháp.
Ghi hình mọi lúc, mọi nơi.
Trò chuyện cùng các nhà sư.
Đứng trên Bảo tháp, bà Miculescu bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với sự đón tiếp nồng hậu của lãnh đạo và nhân dân tỉnh Ninh Bình.
Kết thúc ngày làm việc, bà Miculescu đã tham dự chương trình Kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới (2014-2024).
Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.