Một số hình ảnh quý của ba chiến dịch lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975

Thắng lợi trọn vẹn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là kết quả của cả một quá trình kháng chiến lâu dài, bền bỉ, quyết chiến, quyết thắng của quân và dân trên cả hai miền Nam - Bắc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
a

Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 mở màn với chiến thắng chiến dịch Tây Nguyên, tạo bước ngoặt và điều kiện chắc thắng cho Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong ảnh, nhân dân Tây Nguyên cùng bộ đội kéo pháo để đánh chiếm các đỉnh cao ở Pleiku trong chiến dịch Tây Nguyên, mở màn Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. (Nguồn: TTXVN)

a
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam mở màn từ ngày 4/3/1975 bằng chiến dịch Tây Nguyên mà trận đột phá chiến lược là việc đánh chiếm thị xã Buôn Ma Thuột. Trong ảnh, bằng mọi phương tiện thô sơ và cơ giới, các chiến sĩ vận tải Tây Nguyên vận chuyển hàng ngàn tấn hàng hóa phục vụ chiến dịch. (Nguồn: TTXVN)
a
Các chiến sĩ vận tải Tây Nguyên băng rừng vận chuyển hàng ngàn tấn hàng hóa phục vụ chiến dịch. (Nguồn: TTXVN)
a
Trong ảnh, các chiến sĩ đoàn Pleime, tỉnh Gia Lai, thảo luận phương án đánh địch trong Chiến dịch Tây Nguyên. (Nguồn: TTXVN)
a
Qua 20 ngày đêm chiến đấu, đến ngày 24/3/1975, chiến dịch Tây Nguyên đã giành thắng lợi hoàn toàn. Trong ảnh, phương tiện chiến tranh của địch ở Chi khu quân sự kiên cố Đức Lập rơi vào tay quân giải phóng trong Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên. (Nguồn: TTXVN)
a
Quân và dân miền Nam đánh bại cuộc phản kích của Sư đoàn 23 Việt Nam Cộng hòa, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng rút chạy trên đường số 7, Quân đoàn 2, Quân khu II, giải phóng Tây Nguyên, nhanh chóng phát triển xuống các tỉnh ven biển miền Trung. Trong ảnh, hàng trăm xe quân sự của Quân đoàn 2 ngụy trên đường rút chạy khỏi Tây Nguyên bị quân ta chặn đánh và phá hủy trên đường số 7 từ Cheo Reo đi Phú Bổn. Chỉ trong 12 ngày, hơn 12 vạn tên địch bị tiêu diệt và tan rã hoàn toàn. (Nguồn: TTXVN)
a
Những thắng lợi to lớn trong chiến dịch Tây Nguyên là cơ sở để Bộ Chính trị kịp thời bổ sung quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong năm 1975. (Nguồn: TTXVN)
a
Chiến thắng của Chiến dịch Tây Nguyên thể hiện sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng, từ việc chọn chiến trường, thời điểm, chọn vị trí đột phá cho đến việc chớp thời cơ phát triển chiến dịch. Trong ảnh, đồng bào Tây Nguyên múa hát mừng chiến thắng. (Nguồn: TTXVN)
Một số hình ảnh của ba chiến dịch lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975
Từ ngày 6/3/1975, Quân giải phóng bắt đầu tiến công ở Trị Thiên và Khu 5. Đến ngày 21/3, phát huy thắng lợi nhanh chóng và dồn dập ở Tây Nguyên và đồng bằng miền Trung, hai chiến dịch ở Quân khu V và Quân khu Trị Thiên đã phát triển thành chiến dịch tiến công Huế - Đà Nẵng. (Nguồn: TTXVN)
a
Sau 25 ngày đêm chiến đấu (6/3-29/3), Quân giải phóng tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng Quân đoàn 1, Quân khu I. Trong ảnh, quân giải phóng tiến vào cửa Ngọ Môn (Huế), sáng 26/3/1975. (Nguồn: TTXVN)
Một số hình ảnh của ba chiến dịch lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975
Chiến dịch Huế-Đà Nẵng diễn ra từ ngày 21-29/3/1975, là một trong 3 chiến dịch lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Chỉ trong một thời gian ngắn ta đã tiêu diệt được nhiều sư đoàn chủ lực của địch. (Nguồn: TTXVN)
a
Về nghệ thuật quân sự, đòn tiến công Huế-Đà Nẵng là sự chuyển hướng tiến công sáng suốt, linh hoạt và rất kịp thời của ta, tạo sự sụp đổ dây chuyền nhanh chóng của địch. Trong ảnh, cờ của Chính phủ Cách mạng lâm thời tung bay trên cột cờ thành phố Huế. (Nguồn: TTXVN)
Một số hình ảnh của ba chiến dịch lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975
Quân giải phóng chờ đến giờ nổ súng tấn công căn cứ Dương Đế, Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, trong chiến dịch tiến công chiến lược Huế-Đà Nẵng. (Nguồn: TTXVN)
a
Ngày 29/3/1975, sau 22 giờ tiến công thần tốc và dũng mãnh, quân ta đã giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng. Trong ảnh, xe tăng của Lữ đoàn 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến vào giải phóng Đà Nẵng, ngày 29/3/1975. (Nguồn: TTXVN)
a
Đến ngày 3/4, toàn bộ các tỉnh đồng bằng ven biển miền Trung được giải phóng. Trong ảnh, xe thiết giáp quân giải phóng trên đường hành quân vào Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. (Nguồn: TTXVN)
a
Ngày 4/4, Quân uỷ Trung ương giao cho Khu 5 và lực lượng hải quân tiến công giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Từ ngày 14 đến ngày 29/4, toàn bộ các đảo trên được giải phóng. Chiến thắng Đà Nẵng và miền Trung Trung Bộ đã làm thay đổi hẳn lực lượng so sánh giữa ta và địch. Quân ngụy Sài Gòn không những không có khả năng lấy lại các vùng đã mất mà còn đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn. Trong ảnh, xe tăng quân giải phóng tiến vào Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, ngày 2/4/1975. (Nguồn: TTXVN)
a

Sau những thắng lợi từ hai đòn tiến công chiến lược ở Tây Nguyên và Huế-Đà Nẵng, với khí thế và quyết tâm rất cao, ta đã tập trung được lực lượng ưu thế hơn hẳn địch cả về số lượng và chất lượng, bằng cách nhanh chóng cơ động hầu hết lực lượng chủ lực từ miền Bắc, miền Trung vào địa bàn Chiến dịch Hồ Chí Minh, tổ chức thành công nhiều binh đoàn chiến lược hành quân thần tốc đường dài, vừa đi, vừa chuẩn bị chiến đấu, vừa liên tục chiến đấu. Trong ảnh, tại Hà Nội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí trong Quân ủy Trung ương duyệt phương án tác chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4/1975. (Nguồn: TTXVN)

a
Ảnh trái: Ngày 9/4/1975, các đơn vị bộ binh và xe tăng thần tốc tiến về giải phóng Xuân Lộc, “cánh cửa thép” – căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông Bắc. Ảnh phải: Ngày 9/4/1975, quân ta tiến công thị trấn Xuân Lộc, căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông Bắc. Ngày 21/4, quân địch ở Xuân Lộc tháo chạy, cửa ngõ vào Sài Gòn từ hướng Đông Bắc đã được mở. Ngay khi mất Xuân Lộc, Tổng thống ngụy Nguyễn Văn Thiệu từ chức. (Nguồn: TTXVN)
a
Ảnh 1: Xe tăng của Quân đoàn 1 vượt sông, chuẩn bị tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, ngày 2/4/1975. Ảnh 2: Lực lượng thọc sâu của Quân đoàn 1 vượt đường 16 tiến vào giải phóng Sài Gòn. Ảnh 3: Quân Giải phóng chuẩn bị lực lượng trước giờ tổng công kích vào Sài Gòn - Gia Định với tinh thần “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, ngày 26/4/1975. (Nguồn: TTXVN)
a
Từ ngày 26/4-30/4/1975, chiến dịch lịch sử mang tên Hồ Chí Minh diễn ra và giành toàn thắng. Sài Gòn-Gia Định và miền Đông Nam Bộ được sạch bóng quân thù. 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, Tổng thống Dương Văn Minh buộc phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Toàn bộ Quân đoàn 3, Quân khu III quân đội Sài Gòn bị tiêu diệt và tan rã. Ảnh trái: Lực lượng xe tăng và bộ binh Sư đoàn 320 đánh chiếm căn cứ Đồng Dù, Củ Chi, sáng 29/4/1975, mở cánh cửa thép Tây Bắc Sài Gòn để quân ta thọc sâu đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và bộ tổng tham mưu ngụy quyền Sài Gòn. Ảnh phải: Bộ đội Sư đoàn 320A - Quân đoàn 3, đánh chiếm căn cứ Đồng Dù ngày 29/4/1975. (Nguồn: TTXVN)
a
Ảnh trái: Sau 4 ngày đêm chiến đấu, đến sáng 30/4/1975, các đơn vị của Sư đoàn 304 chính thức tiêu diệt toàn bộ cứ điểm căn cứ Nước Trong (Long Thành, Đồng Nai) của địch, mở toang "cửa ngõ" cho lực lượng thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu trong nội thành Sài Gòn. Đây cũng là một trong các trận đánh khốc liệt nhất của quân ta trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ảnh phải: Phi đội Quyết thắng tại sân bay Thành Sơn, Phan Rang, chiều 28/4/1975 sau khi tấn công sân bay Tân Sơn Nhất. ((Nguồn: TTXVN/QĐND)
a
Ảnh 1: Xe tăng của Lữ đoàn tăng - thiết giáp 203, Quân đoàn 2 tiến vào Dinh Độc Lập, trưa 30/4/1975. Ảnh 2: Cờ giải phóng tung bay trên sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 30/4/1975. Ảnh 3: Xe tăng và bộ binh quân giải phóng chiếm phủ Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn, trưa 30/4/1975. Ảnh 4: Tổng thống Ngụy Dương Văn Minh cùng nội các ra trước Đài Phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, kết thúc chiến tranh Việt Nam, trưa 30/4/1975. (Nguồn: TTXVN/QĐND)
a

Ở khu vực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, cuộc tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam từ đầu tháng 3/1975, đến ngày 1/5/1975 đã giải phóng toàn bộ khu vực này, tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 4, Quân khu IV. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã kết thúc thắng lợi. Trong ảnh, nhân dân Sài Gòn đổ ra đường đón chào quân giải phóng. (Nguồn: TTXVN)

(theo TTXVN/QĐND)

Chuyên gia Argentina: Sức mạnh đại đoàn kết và sự quyết tâm của dân tộc Việt Nam được phát huy cao nhất trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chuyên gia Argentina: Sức mạnh đại đoàn kết và sự quyết tâm của dân tộc Việt Nam được phát huy cao nhất trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ là minh chứng cho việc những nỗ lực và hy sinh vượt khó khăn, gian khổ của một dân tộc ...

Xúc động mối tình của cặp vợ chồng từ chiến trường Điện Biên Phủ

Xúc động mối tình của cặp vợ chồng từ chiến trường Điện Biên Phủ

Hơn 60 năm cùng nhau gắn bó, 2 ông bà Vũ Xuân Thanh và Nguyễn Thị Lan rất xúc động khi được mời tham gia ...

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Xuất bản cuốn sách Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Xuất bản cuốn sách Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho ra mắt cuốn sách Điện Biên Phủ-Lịch sử và ký ức nhân dịp kỷ niệm ...

Tri ân các chiến sĩ và thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tri ân các chiến sĩ và thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam lựa chọn tổ chức cuộc gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, ...

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Giao lưu lịch sử và ký ức tại Pháp

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Giao lưu lịch sử và ký ức tại Pháp

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tối 13/4 tại thủ đô Paris, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã ...

Đọc thêm

Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 có gì đặc biệt?

Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 có gì đặc biệt?

Lần đầu tiên lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng tăng thêm số lượng đội thi và đêm bắn...
Đời thường cuốn hút, trẻ trung của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên

Đời thường cuốn hút, trẻ trung của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên

Khác với hình ảnh gợi cảm mỗi khi xuất hiện ở sự kiện, đời thường của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên vẫn vô cùng nổi bật, cuốn hút.
Argentina đẩy hợp tác với Ukraine, leo thang căng thẳng với Venezuela

Argentina đẩy hợp tác với Ukraine, leo thang căng thẳng với Venezuela

Tổng thống Argentina và người đồng cấp Ukraine đã có cuộc điện đàm quan trọng tập trung vào thúc đẩy hợp tác kinh tế và trao đổi về tình ...
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI ...
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong ...
Năm 2025, Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh theo 3 phương thức

Năm 2025, Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh theo 3 phương thức

Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh tăng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2025 lên 4.000 (năm 2024 là 3.210 chỉ tiêu).
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Hành tinh nóng lên, nhưng ngoại giao khí hậu vẫn 'lạnh giá'

Hành tinh nóng lên, nhưng ngoại giao khí hậu vẫn 'lạnh giá'

Là trụ cột của nỗ lực đa phương về biến đổi khí hậu, ngoại giao khí hậu hiện đối mặt sóng ngầm mâu thuẫn giữa lợi ích và trách nhiệm của các bên liên quan.
Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Phiên bản di động