TGVN. Mù Cang Chải mùa này lúa chưa chín vàng rực nhưng xen kẽ những thảm xanh khổng lồ lại điểm một màu vàng đằm thắm, thời điểm này rất ít khách du lịch tới nên mọi thứ trở nên tĩnh mịch, đẹp nhẹ nhàng.
Mù Cang Chải là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp huyện Văn Bàn của tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp huyện Mường La của tỉnh Sơn La, phía Tây giáp huyện Than Uyên của tỉnh Lai Châu, phía Đông giáp huyện Văn Chấn cùng tỉnh. Huyện nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao 1.000 m so với mặt biển. (Ảnh: Thủy Tiên)
Muốn đến được huyện Mù Cang Chải phải đi qua đèo Khau Phạ - là một trong tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc. Mù Cang Chải nằm cách Hà Nội khoảng 280km, mỗi mùa lúa chín nơi đây đón tiếp hàng chục nghìn du khách từ khắp các miền Tổ quốc. (Ảnh: Thủy Tiên)
Phượng tiện di chuyển từ Hà Nội các bạn có thể đi xe máy hoặc đi xe khách. Có nhiều nhà xe đưa đón tận nơi, các bạn đi xe khách nên đi vào tối để tiết kiệm thời gian hơn. (Ảnh: Thủy Tiên)
Nếu bạn muốn du lịch phượt Mù Cang Chải bằng xe máy, bạn sẽ mất khoảng 8 tiếng để di chuyển cho quãng đường từ Hà Nội đến Mù Cang Chải. Bạn cần xuất phát theo quốc lộ 32 (đường đi Ba Vì) tới huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), rồi chạy tiếp đến địa phận thị trấn Nghĩa Lộ, xã Tú Lệ (Yên Bái). Từ đây, bạn hãy hỏi người dân địa phương đường tới đèo Khau Phạ là có thể đến Mù Cang Chải. (Ảnh: Thủy Tiên)
Về chỗ ở, có rât nhiều homestay ở Mù Cang Chải với giá cả chỉ khoảng 100 - 200 nghìn đồng/1người/1đêm. Các bạn nên chọn nhũng homestay có vị trí phù hợp để đi tham quan. (Ảnh: Thủy Tiên)
Về một số địa điểm thăm quan ấn tượng. Vành móng ngựa, những thửa ruộng bậc thang tạo hình rất đặc biệt là địa điểm đón hoàng hôn tuyệt đẹp. Đường lên thì vô cùng vô cùng khó, các bạn nên thuê người dân bản địa chở lên. (Ảnh: Thủy Tiên)
Mâm xôi, có lối kiến trúc lạ lùng của những ruộng lúa của người Mông. Đường lên thì dễ hơn một chút, cảnh đẹp ở đây là tuyệt vời, với những thửa ruộng lúa bậc thang vô cùng đẹp mắt. (Ảnh: Thủy Tiên)
Xã La Pán Tẩn, nơi này các bạn có thể phóng tầm mắt ra nhìn rất nhiều vì ruộng bậc thang ở đây rất cao và sắp xếp rất ngăn nắp. Dọc đường các bạn có thể ghé vào những căn nhà gỗ giữa ruộng là nơi người dân để thóc lúa... Đây là nét khiến Mù Cang Chải trở nên đặc biệt trong mắt nhiều người được ví von cứ như “ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên”. (Ảnh: Thủy Tiên)
Đèo Khau Phạ là một trong tứ đại đỉnh đèo với chiều dài 40 km. “Khau Phạ” trong ngôn ngữ của dân tộc Thái nghĩa là “sừng trời”. Còn gì sảng khoái bằng cảm giác được đứng ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển, nhìn xuống một biển bồng bềnh mây chẳng kém gì Tà Xùa hay Y Tý. Đây là một con đèo quanh co, dựng đứng, xếp vào hàng bậc nhất của Việt Nam. Du khách đến Mù Cang Chải nhất định phải một lần trải nghiệm cảm giác chinh phục đèo Khau Phạ. (Ảnh: Thủy Tiên)
Bản Lìm Mông thuộc địa phận xã Cao Pạ luôn ẩn mình trong sương thực sự là điểm đến hấp dẫn hàng đầu với những du khách ưa trải nghiệm. Nơi đây nằm trong tứ đại hiểm địa của vùng Tây Bắc, đầy lôi cuốn cũng như thách thức với những ai ưa du lịch mạo hiểm. Tuy nhiên bù lại khi đến đây bạn có thể được ngắm cảnh sắc được nhiều người đánh giá “nơi có ruộng lúa đẹp nhất Mù Cang Chải”. (Ảnh: Thủy Tiên)
Bạn trẻ Đào Nương Thủy Tiên vừa đi Mù Cang Chải về chia sẻ: "Hiện tại lúa ở đây mới chín ít lắm, không phải là cả một biển vàng mà là những thảm xanh điểm lên một màu vàng nhẹ dịu. Nhưng sự yên bình và bao la của Mù Cang Chải làm mình yêu rất nhiều. Tầm này ở Mù Cang Chải cũng chưa có nhiều khách du lịch nữa nên vào các bản làng đều vô cùng nguyên sơ đủ để cảm nhận hết vẻ đẹp nguyên thuỷ của Tây Bắc. (Ảnh: Thủy Tiên)
"Có lẽ bởi vì sở thích của bản thân mình là tìm về những bình yên, tránh những thứ xô bồ nên mình hay muốn đi du lịch vào những thời điểm ít người để có thể cảm nhận được hết những tinh hoa và bắt trọn lấy những khoảnh khắc đẹp nhất mà thiên nhiên nơi đây. Mù Cang chải là danh thắng tuyệt đẹp nên đi để ngắm cảnh, nên càng ít người sẽ càng cảm thấy đẹp" bạn Thủy Tiên chia sẻ thêm. (Ảnh: Thủy Tiên)
Mùa lúa chín tại Mù Căng Chải thưởng diễn ra trong khoảng từ ngày 15/9 đến 20/10 hằng năm. (Ảnh: Thủy Tiên)
Triển lãm 'Miền thương' của nhóm hoạ sĩ Trần Thị Trường, Lê Thiếu Ngân, Nguyễn Thị Huyền và Nguyễn Bá Thanh vừa khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Pháp Lam Huế - một loại hình nghệ thuật trang trí đặc sắc là một di sản có giá trị đặc biệt, không thua kém bất kỳ di sản nào mà triều Nguyễn để lại ...
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.