Ruộng bậc thang - động lực phát triển vùng dân tộc thiểu số phía Bắc

ThS. Nguyễn Văn Toàn
Đã từ lâu ruộng bậc thang trở thành hình thức canh tác độc đáo, tạo nên nét truyền thống đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) ở nhiều tỉnh vùng cao phía Bắc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Không chỉ ổn định lương thực, trong những năm gần đây, ruộng bậc thang còn là điểm đến lý tưởng của du khách thập phương, tạo đà cho du lịch văn hoá cộng đồng phát triển, tăng sinh kế, nâng cao chất lượng đời sống người DTTS, góp phần rút ngắn khoảng cách kinh tế - xã hội giữa miền núi và miền xuôi.

Ruộng bậc thang - động lực phát triển vùng dân tộc thiểu số phía Bắc
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải gắn liền với đời sống, tập tục của người Mông. (Nguồn: TTXVN)

Công trình kiến trúc vĩ đại

Ruộng bậc thang là một hình thức canh tác với nét đặc trưng riêng của cư dân vùng cao trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có đồng bào các DTTS các địa phương vùng núi phía Bắc Việt Nam. Được hình thành và trải dài qua hàng trăm năm những thửa ruộng bậc thang là minh chứng rõ nét về lịch sử định cư lâu đời và tập quán lao động sản xuất nông nghiệp của các DTTS Việt Nam.

Do địa bàn có địa hình phức tạp, hầu hết là khu vực núi cao, độ dốc lớn, nên trồng lúa ở ruộng bậc thang là hoạt động sản xuất nông nghiệp giữ vị trí, vai trò trong cơ cấu kinh tế của đồng bào DTTS phía Bắc. Thiếu đất bằng phẳng để sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa nước, vì thế đồng bào DTTS thường chọn các vạt đất không có đá trên triền đồi, sườn núi với diện tích khá rộng, độ dốc vừa phải và vị trí thuận lợi để đón nước mưa, nước suối.

Nhiều DTTS nắm giữ kỹ thuật làm ruộng bậc thang, điển hình là người La Chí, Dao, Tày, Nùng, Cờ Lao, Phù Lá, Hà Nhì... Ruộng bậc thang được tạo nên từ chính sức lao động, bàn tay, khối óc, kinh nghiệm được tích lũy, công cụ lao động đơn giản như dao, cuốc, xẻng, xà beng, cày, bừa mà không cần đến nhiều sự trợ giúp của máy móc hiện đai.

Mặt khác, kỹ thuật canh tác ruộng bậc thang còn là phương thức canh tác hiếm có trên thế giới, biểu hiện của sản phẩm trí tuệ, chứng minh năng lực chinh phục thiên nhiên và thái độ sống hài hòa thiên nhiên của đồng bào DTTS miền núi phía Bắc. Đồng thời, là vốn quý chứng minh khả năng vượt trội của con người trong việc chinh phục tự nhiên và tư duy sáng tạo, có năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu.

Những thửa ruộng bậc thang hẹp về chiều ngang những vẫn đủ để cày bừa, thửa ruộng trên nằm chênh với thửa ruộng dưới khoảng cách giữa các thửa ruộng liền kề cao khoảng 1,5m; chỗ cao được người dân ủi bớt đất, chỗ trũng thì bồi thêm đất.

Khác với các đồng lúa vùng đồng bằng, những thửa ruộng bậc thang ở vùng cao ở phía Bắc cứ xếp chồng lên nhau. Từ lớp này đến lớp khác, người xem cảm tưởng giống như những bậc thang bắc lên tận trời xanh. Khi mùa đổ nước, ruộng bậc thang trông như như mặt gương soi cả mây trời xanh ngắt. Đến mùa lúa mới, ruộng bậc thang lại “khoác lên mình” tấm áo xanh mướt, đẹp đến lạ thường. Khi mùa lúa chín, ruộng bậc thang vàng rực trên những sườn đồi, tạo nên cảnh đẹp trù phú và thơ mộng. Vì vậy, ruộng bậc thang là một công trình kiến trúc nghệ thuật đầy tính sáng tạo, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS vùng núi phía Bắc, mở ra tiềm năng du lịch đối với đồng bào DTTS nơi đây.

Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), các cụm ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái); Sa Pa, Bát Xát (Lào Cai), Hoàng Su Phì (Hà Giang) đã được xếp hạng di sản danh lam thắng cảnh cấp quốc gia với hơn 2.076 ha nằm trong vùng bảo vệ. Ruộng bậc thang tại Lai Châu hiện đã nằm trong danh mục kiểm kê di sản, tiến hành lập hồ sơ đề nghị công nhận xếp hạng di sản danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.

Phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo tồn văn hóa

Việt Nam là quốc gia có gần 65% dân số sống ở nông thôn. Phát triển kinh tế thông qua du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới là xu thế tất yếu. Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm phát triển du lịch từ thế mạnh của từng vùng. Theo đó, Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ ban hành, xác định đưa du lịch nông thôn trở thành một chương trình để chỉ đạo thực hiện đồng bộ, mang tính hệ thống trên phạm vi cả nước, gắn với xây dựng nông thôn mới nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp nhiều giá trị, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đến tất cả các tỉnh, thành phố. Theo bộ trên, đến hết tháng 6/2023 đã có 45/63 tỉnh, thành ban hành Đề án hoặc Kế hoạch triển khai phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, trong đó nhiều địa phương ở vùng trung du và miền núi phía Bắc xác định mô hình ruộng bậc thang là một hướng đi chiến lược quan trọng, trở thành sản phẩm du lịch đặc sản, có thương hiệu riêng trên cơ sở khai thác các giá trị truyền thống của cộng đồng các DTTS.

Hiện nay, nước ta có 3 loại hình du lịch nông thôn cơ bản: du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và du lịch canh nông. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, vùng trung du miền núi phía Bắc có hơn 215 mô hình du lịch, trong đó mô hình du lịch ruộng bậc thang đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong những năm trở lai đây. Ruộng bậc thang đã gắn bó với văn hóa, nếp sống cũng như việc sản xuất nông nghiệp của người dân. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền địa phương đã coi bảo tồn văn hóa gắn với phát triển kinh tế từ thửa ruộng của đồng bào DTTS là một trong những vấn đề cần quan tâm, chú trọng.

Ngày 16/9/2023, tại bản Lìm Mông, xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã phối hợp với Công ty Cổ phần Du lịch và thể thao Viên Nam tổ chức Lễ khai mạc Festival dù lượn “Bay trên mùa vàng” năm 2023. (Nguồn: TTXVN)
Tháng Chín là lúc Mù Cang Chải vào thời điểm đẹp nhất trong năm, thời điểm tuyệt vời để các phi công thực hiện những chuyến bay cho khách ưa du lịch mạo hiểm. (Nguồn: TTXVN)

Ruộng bậc thang không chỉ mang đến giá trị kinh tế từ các sản phẩm nông nghiệp thu hoạch được mà là nguồn tài nguyên độc đáo thu hút du khách đến với vùng núi phía Bắc. Đa số địa phương thuộc vùng núi phía Bắc đã và đang tập trung khai thác du lịch ruộng bậc thang vào hai mùa chính trong năm là “mùa nước đổ” (còn gọi là mùa trắng) vào khoảng tháng 4-5, và “mùa lúa chín” (còn gọi là mùa vàng) vào khoảng tháng 9-10. Các lễ hội ruộng bậc thang tổ chức tại nhiều tỉnh, trong đó hoạt động trải nghiệm dù lượn bay trên mùa vàng Mù Cang Chải thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách...

Các hoạt động du lịch hết sức phong phú. Ví dụ như, tại Yên Bái nhằm phát huy giá trị của ruộng bậc thang, từ năm 2015 tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm tôn vinh danh thắng ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải gắn với tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc Mông, nâng cao ý thức bảo tồn di sản, thu hút khách du lịch, sự kiện Festival dù lượn “Bay trên mùa vàng” và “Bay trên mùa nước đổ” hàng năm đã trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn. Hay, vừa qua chương trình “Qua những miền di sản ruộng bậc thang” năm 2023 tại Hoàng Su Phì (Hà Giang) là sự kiện du lịch hấp dẫn thông qua chiêm ngưỡng vẻ đẹp mùa lúa chín ở ruộng bậc thang cùng với khám phá nét văn hóa độc đáo của các dân tộc với những lễ hội, nghi thức truyền thống như: Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông toàn huyện lần thứ III, Ngày hội bản em tại xã Bản Phùng, Ngày hội bản Dao, Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao; Lễ cúng cơm mới của dân tộc Dao. Cùng với đó là tour tham quan, trải nghiệm ruộng bậc thang, bắt cá chép ruộng tại đồi mâm xôi...

Phát triển du lịch ruộng bậc thang là cơ sở để hệ thống chính trị và đồng bào vùng cao nâng cao nhận thức trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa. Đồng thời, việc mở rộng du lịch đáp ứng nhu cầu việc làm cho người dân, tăng sinh kế, là cơ hội cho đồng bào vươn lên thoát nghèo, làm chủ cuộc sống từ chính những “công trình kiến trúc vĩ đại” được cha ông trao truyền lại.

Mới đây, TP Hồ Chí Minh và nhóm hợp tác gồm 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng đã công bố sản phẩm “Hành trình kết nối vùng di sản ruộng bậc thang quốc gia Tây Bắc” kết nối Hà Nội - Phú Thọ - Nghĩa Lộ, Mù Cang Chải (Yên Bái) - Than Uyên, Tam Đường, Phong Thổ (Lai Châu) - Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai) - Xín Mần, Hoàng Su Phì (Hà Giang). Trong 6 tháng đầu năm 2023, các tỉnh trong nhóm hợp tác đã tổ chức 14/25 hoạt động; thu hút hơn 36,3 triệu lượt khách du lịch, với tổng doanh thu du lịch gần 105.000 tỷ đồng.
Liên kết phát huy giá trị di sản văn hóa danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang ở vùng Tây Bắc

Liên kết phát huy giá trị di sản văn hóa danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang ở vùng Tây Bắc

Hội thảo 'Phát huy giá trị di sản văn hóa danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang các tỉnh vùng Tây Bắc trong liên kết ...

Phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số ở Lai Châu

Phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số ở Lai Châu

Nằm ở vùng biên viễn, Lai Châu có 20 dân tộc cùng sinh sống, với hơn 84% đồng bào dân tộc thiểu số đã tạo ...

Khai mạc Festival dù lượn ‘Bay trên mùa vàng’ tại Mù Căng Chải và chương trình du lịch 'Qua những miền di sản ruộng bậc thang' tại Hoàng Su Phì

Khai mạc Festival dù lượn ‘Bay trên mùa vàng’ tại Mù Căng Chải và chương trình du lịch 'Qua những miền di sản ruộng bậc thang' tại Hoàng Su Phì

Đây là dịp để Mù Cang Chải và Hoàng Su Phì quảng bá hình ảnh thiên nhiên kỳ vĩ, những thửa ruộng bậc thang rực ...

Việt Nam quan tâm hỗ trợ học tập cho học sinh dân tộc thiểu số rất ít người

Việt Nam quan tâm hỗ trợ học tập cho học sinh dân tộc thiểu số rất ít người

Ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người là ...

'Đòn bẩy' góp phần đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

'Đòn bẩy' góp phần đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719 đã và đang góp phần làm thay đổi diện mạo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần ...

Đọc thêm

Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Togo lần thứ 64

Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Togo lần thứ 64

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Togo nhân dịp kỷ niệm lần thứ 64 Quốc khánh Cộng hòa Togo (27/4/1960-27/4/2024).
Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Nam Phi lần thứ 30

Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Nam Phi lần thứ 30

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Nam Phi nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 Quốc khánh Cộng hòa Nam Phi (27/4/1994-27/4/2024).
Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ đã bắt đầu xây dựng một bến tàu hàng hải cho phép viện trợ nhân đạo vào vùng đất Gaza, cảng dự kiến hoạt động vào đầu ...
Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Ngày 27/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này sẵn sàng đóng vai trò là quốc gia bảo trợ cho Palestine với sự ủng hộ từ ...
Olympic Paris 2024: Pháp hứa hẹn tổ chức một kỳ Olympic 'ngoạn mục song có trách nhiệm'

Olympic Paris 2024: Pháp hứa hẹn tổ chức một kỳ Olympic 'ngoạn mục song có trách nhiệm'

Ngày 26/4, tại sân vận động Panathenaic ở thủ đô Athens, Hy Lạp, ngọn đuốc Olympic đã được chuyển giao cho ban tổ chức Olympic Paris 2024.
Ukraine nhận tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha, tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga

Ukraine nhận tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha, tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga

Ngày 27/4, Ukraine tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga. Trước đó, Kiev tiếp nhận nhiều vũ khí, trong đó có tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha.
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Chiều 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết rất tiếc về những báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vừa qua.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng và 33 người khác bị ...
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực leo thang tại Myanmar, nhất là ở bang Kayin và Rakhine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động