Mức lương tối thiểu vùng 2 với người lao động từ ngày 1/7/2024. |
Ngày 30/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Theo đó, mức lương tối thiểu tháng của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thuộc vùng 2 từ ngày 1/7/2024 sẽ là 4.410.000 đồng/tháng.
Trong đó, các địa phương sau đây sẽ được xác định thuộc vùng 2 bao gồm:
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;
- Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai;
- Các thành phố Thái Nguyên, Sông Công và Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên;
- Thành phố Hoà Bình và huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình;
- Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ;
- Thành phố Bắc Giang, thị xã Việt Yên và huyện Yên Dũng thuộc tỉnh Bắc Giang;
- Các thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
- Các thành phố Bắc Ninh, Từ Sơn; các thị xã Thuận Thành, Quế Võ và các huyện Tiên Du, Yên Phong, Gia Bình, Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh;
- Thành phố Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào và các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;
- Thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn và các huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Kim Thành thuộc tỉnh Hải Dương;
- Thành phố Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;
- Thành phố Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình;
- Thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định;
- Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình;
- Các thành phố Thanh Hóa, Sầm Sơn và các thị xã Bỉm Sơn, Nghi Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa;
- Thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An;
- Thành phố Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình;
- Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Các thành phố Hội An, Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam;
- Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;
- Các thành phố Nha Trang, Cam Ranh và thị xã Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa;
- Các thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;
- Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận;
- Huyện Cần Giờ thuộc Thành phố Hồ Chí Minh;
- Thành phố Tây Ninh, các thị xã Trảng Bàng, Hòa Thành và huyện Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh;
- Các huyện Định Quán, Tân Phú, Cẩm Mỹ thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Thành phố Đồng Xoài, thị xã Chơn Thành và huyện Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước;
- Thành phố Bà Rịa thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Các huyện Thủ Thừa, Cần Đước và thị xã Kiến Tường thuộc tỉnh Long An;
- Thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Tiền Giang;
- Thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre;
- Thành phố Vĩnh Long và thị xã Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long;
- Các quận thuộc thành phố Cần Thơ;
- Các thành phố Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang;
- Các thành phố Long Xuyên, Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang;
- Thành phố Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh;
- Thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng;
- Thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu;
- Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau.
Lưu ý:
- Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
Ví dụ: Nếu chi nhánh của doanh nghiệp được đặt ở vùng 2 và vùng 3 thì người lao động theo hợp đồng làm việc cũng sẽ được hưởng mức lương tối thiểu của vùng 2.
- Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
Ví dụ: Người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa phương ở vùng 2, vùng 3 thì sẽ áp dụng mức lương tối thiểu tháng ở vùng 2.
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
Ví dụ: Trong trường hợp người lao động làm trong doanh nghiệp của người sử dụng lao động nằm trong địa bàn ở vùng 2 mà có sự thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính tại nơi đó thì sẽ tạm thời áp dụng mưc lương tối thiểu tháng của vùng 2 đối với địa bàn trước đó cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
Ví dụ: Doanh nghiệp đang hoạt động trên địa phương thuộc vùng 2, vùng 3 thì người lao động làm trong doanh nghiệp này sẽ áp dụng mức lương tối thiểu tháng ở vùng 2.
Được biết, mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng. |
(Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP)
| Những thay đổi quan trọng về BHYT từ ngày 1/7/2024 người dân cần biết Dưới đây là tổng hợp những điểm mới đáng chú ý về chính sách BHYT có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 người dân cần biết ... |
| Những lưu ý khi rút BHXH 1 lần năm 2024 mà người lao động cần biết Người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) được quyền rút bảo hiểm xã hội một lần khi đáp ứng đủ các điều kiện theo ... |
| 09 nhóm đối tượng áp dụng mức lương cơ sở mới nhất Sau đây là bài viết có nội dung về 09 nhóm đối tượng áp dụng mức lương cơ sở mới nhất. |
| Mức lương hưu thấp nhất khi lương cơ sở tăng 2,34 triệu đồng Tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng kể từ ngày 1/7/2024. Mời độc giả tham khảo bài viết dưới để biết mức lương hưu ... |
| Tháng 7/2024, có những ngày lễ, sự kiện nổi bật nào? Dưới đây là bài viết tổng hợp những ngày lễ, sự kiện trong tháng 7/2024. |