Phố đi bộ Trịnh Công Sơn dài 990m từ ngã ba ngõ 612 Lạc Long Quân đến điểm giao với ngã ba đê Âu Cơ, cạnh trường THPT Phan Chu Trinh. Thời gian hoạt động của phố đi bộ là từ 17h đến 23h ngày thứ Sáu, từ 6h đến trước 23h các ngày thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần. Thời gian thí điểm đến hết năm 2018.
|
Một góc phố đi bộ Trịnh Công Sơn. (Ảnh: Trung Hiếu) |
|
Phố đi bộ Trịnh Công Sơn đang trở thành nơi lui tới ngắm cảnh, giải trí của nhiều người dân. (Ảnh: Trung Hiếu) |
Con đường này dường như thơ mộng hơn từ khi được mang tên cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn. Đặc biệt, cạnh con đường là quảng trường có sức chứa khoảng hơn 1.000 người.
Phố đi bộ thu hút đông đảo người dân và du khách đến thăm khu vực trưng bày tranh, ảnh nghệ thuật của các họa sĩ, các nhiếp ảnh gia nổi tiếng và khu vực phố ẩm thực. Vào buổi tối có tổ chức biểu diễn nghệ thuật, ca múa nhạc...
|
Không gian trên phố đi bộ là nơi trưng bày các tác phẩm tranh, ảnh nghệ thuật của các họa sĩ, các nhiếp ảnh gia có tên tuổi. (Ảnh: Trung Hiếu) |
|
Khu vực không gian ẩm thực thu hút các du khách. (Ảnh: Trung Hiếu) |
|
Nhiều du khách thích thú chụp ảnh lưu niệm tại không gian mới lạ của phố đi bộ Trịnh Công Sơn. (Ảnh: Trung Hiếu) |
|
Đi dạo trên phố đi bộ, ngắm phong cảnh, tranh ảnh là thú vui tao nhã của nhiều gia đình. (Ảnh: Trung Hiếu) |
|
"Phố Trịnh Công Sơn có lợi thế vì con đường đó gắn tên danh nhân, có quảng trường, hồ nước rộng và có không gian kết nối với các khu vực xung quanh” - Kiến trúc sư Đoàn Kỳ Thanh nhận xét.. (Ảnh: Trung Hiếu) |
|
Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, ông Đỗ Anh Tuấn, cho biết: “Chúng tôi sẽ thử nghiệm phố đi bộ này từ nay đến hết năm 2018. Sau đó sẽ lấy ý kiến các cấp để xem xét có mở rộng hay không. Sắp tới, chúng tôi sẽ chuyển chợ đồ cổ Xuân Diệu về đây để tạo thêm không gian”. |