TIN LIÊN QUAN | |
Ngoại giao và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia hiện nay | |
Đất nước, người dân đều được hưởng lợi từ thành quả đối ngoại |
Thành tựu nổi bật
Trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, hai bên tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quản lý và bảo vệ biên giới, góp phần giữ vững và tăng cường ổn định, an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới và phục vụ tốt hơn cho phát triển ở các địa phương biên giới và hải đảo.
Hai bên cũng tích cực thúc đẩy hoàn tất các thủ tục nội bộ để đưa Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc và Hiệp định tàu thuyền đi lại tại khu vực tự do đi lại ở cửa sông Bắc Luân ký tháng 11/2015 vào triển khai.
Công tác hỗ trợ các địa phương biên giới Việt Nam - Trung Quốc phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống, vật chất, tiếp tục được chú trọng.
Trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào: Ngày 16/3/2016, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ Tổng kết hoàn thành Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào. Nhân dịp này, hai bên ký Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam - Lào, Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào, tạo thành một bộ hồ sơ hoàn chỉnh nhất về đường biên giới giữa hai nước.
Năm 2016, ta cũng đăng cai tổ chức Hội nghị thường niên giữa Đoàn đại biểu biên giới hai nước nhằm kiểm điểm, đánh giá toàn diện công tác quản lý biên giới, cửa khẩu biên giới, phát triển kinh tế, thương mại, văn hóa, du lịch, thực hiện Thỏa thuận cấp Chính phủ về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong khu vực biên giới Việt Nam - Lào…
Trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia: Trong năm 2016, tình hình biên giới trên đất liền nói chung ổn định, công tác phối hợp quản lý biên giới tiếp tục được thực hiện trên cơ sở các văn kiện pháp lý và thỏa thuận về biên giới đã được hai bên ký kết. Tính đến nay, hai bên đã phân giới được khoảng 928,9km, xây dựng 310 cột mốc chính, bổ sung 1.068 cột mốc phụ, 210 cọc dấu trên bản đồ, hoàn thành khoảng 83% khối lượng công việc.
Tại Cuộc họp Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc giữa hai nước tháng 10/2016, hai bên đã đạt thêm một số kết quả tích cực như cử nhóm công tác đặc biệt để xác định vị trí chính xác trên thực địa của cột mốc số 41, 43 (tại cặp tỉnh Đắk Lắk-Mondulkiri), hoàn thành việc chuyển vẽ đoạn biên giới liên quan đến cột mốc số 146, 169 (tại cặp tỉnh Tây Ninh-Svay Riêng); thúc đẩy việc giải quyết các đoạn biên giới chưa được phân giới cắm mốc…
Về vấn đề trên biển: Trước những diễn biến phức tạp, chúng ta kiên quyết đấu tranh, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, kịp thời bày tỏ quan điểm trên tinh thần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của ta, thúc đẩy giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, thiện chí và xây dựng đối với các diễn biến, trong đó có cả tình hình phức tạp và vụ kiện Philippines - Trung Quốc. Mối quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định, tự do hàng hải, hàng không ở khu vực Biển Đông; việc tuân thủ và tôn trọng nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, các tiến trình ngoại giao và pháp lý ngày càng gia tăng.
Chúng ta đã tiến hành nhiều vòng đàm phán về các vấn đề trên biển, tích cực thúc đẩy giải quyết các vấn đề còn tồn tại với các nước. Với Trung Quốc, ta tiếp tục đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, tổ chức khảo sát chung khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ phục vụ mục tiêu phân định và hợp tác phát triển, đàm phán vòng 9 Nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển, cuộc họp giữa hai đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ. Hai bên khẳng định thực hiện nghiêm túc nhận thức chung quan trọng giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, xử lý thỏa đáng các vấn đề trên biển, không làm phức tạp tình hình, kiểm soát tốt bất đồng.
Với Indonesia, ta đẩy mạnh đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế. Với Malaysia, ta tổ chức trao đổi về các vấn đề trên biển. Ta cũng đã phát huy vai trò là thành viên tích cực của ASEAN, thúc đẩy việc triển khai hiệu quả và đầy đủ Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đàm phán nhằm sớm đạt Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Ta cũng tăng cường tham vấn, trao đổi và mở rộng hợp tác biển với các nước trong và ngoài khu vực nhằm trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm tiếng nói chung trong các vấn đề trên biển.
Vẫn còn khó khăn
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác biên giới lãnh thổ vẫn còn tồn tại một số khó khăn. Tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp mới, trong đó có phán quyết của Tòa Trọng tài vụ kiện Philippines - Trung Quốc, những thay đổi trong chính sách của các nước.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam và Lào ký 2 văn kiện pháp lý quan trọng tại Lễ Tổng kết hoàn thành Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào ngày 16/3/2016. |
Trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc: Phạm vi tuần tra chung, diện tích phát quang đường thông tầm nhìn biên giới chưa phủ khắp toàn tuyến biên giới; công tác mở và nâng cấp cửa khẩu biên giới đất liền chưa thực sự đạt hiệu quả. Công tác phối hợp quản lý lao động tự do còn khó khăn, phức tạp. Bên cạnh đó là các vấn đề như buôn lậu, gian lận thương mại, tội phạm có tổ chức xuyên biên giới, khủng bố,...
Khu vực biên giới Việt - Lào có địa hình hết sức hiểm trở, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, dân cư thưa thớt nên việc quản lý và bảo vệ đường biên, mốc giới gặp rất nhiều khó khăn; việc kiểm soát vấn đề di cư tự do và kết hôn không giá thú chưa đạt kết quả như mong muốn; các hoạt động vi phạm đường biên, mốc giới, vi phạm pháp luật vẫn còn xảy ra. Công tác phát triển cửa khẩu biên giới và phát triển kinh tế - thương mại vùng biên giới còn một số bất cập...
Công tác phân giới cắm mốc trên thực địa biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia còn nhiều khó khăn, phức tạp, nhất là việc một số thế lực muốn lợi dụng vấn đề gây chia rẽ, cản trở; tình trạng buôn lậu, qua lại biên giới trái phép diễn biến phức tạp...
Năm 2017, bên cạnh việc tiếp tục duy trì và nâng cao công tác quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, biên giới Việt Nam - Lào, ta sẽ tiếp tục chú trọng giải quyết các vấn đề trên Biển Đông và công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia. Việc kiên trì giữ vững lập trường nhất quán giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế, công bằng, bình đẳng, hữu nghị, vì lợi ích của các bên có liên quan sẽ góp phần quan trọng vào việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hữu nghị, lâu dài cũng như tình đoàn kết anh em.
Chủ tịch Quốc hội chúc Tết quân và dân vùng biên giới Quảng Ninh Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết cổ truyền Đinh Dậu 2017, ngày 14/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội ... |
Phiên họp vòng 7 Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt-Trung Từ ngày 9-13/1, tại thành phố Cáp Nhĩ Tân, thuộc tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc đã diễn ra phiên họp vòng 7 Ủy ban liên ... |
Việt Nam - Lào họp thường niên về công tác biên giới Ngày 05/01, tại thủ đô Vientiane, CHDCND Lào đã diễn ra Cuộc họp thường niên lần thứ XXVI giữa hai Đoàn đại biểu biên giới ... |