Muốn tránh ảnh hưởng của phương Tây, các đảng phái ở Iraq đưa ra một dự luật bị tranh cãi gắt

Ngọc Anh
Quốc hội Iraq đang xem xét dự thảo luật cho phép người dân thông qua tòa án tôn giáo để giải quyết các vấn đề của luật gia đình, bao gồm hôn nhân.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Muốn tránh ảnh hưởng của phương Tây, các đảng phái ở Iraq đưa ra một dự luật bị tranh cãi gắt
Phụ nữ Iraq phản đối dự luật cho phép kết hôn với trẻ em gái vị thành niên tại quảng trường Tahrir ở Baghdad ngày 28/7. (Nguồn: AP)

“Đưa đất nước quay lại 1.500 năm trước”

Bà Shaimaa Saadoun vẫn luôn ám ảnh bởi ký ức của cuộc hôn nhân đầy bạo lực với người đàn ông 39 tuổi ngay khi bà tròn 13 tuổi, với hy vọng rằng sính lễ gồm vàng và tiền bạc sẽ giúp gia đình thoát cảnh khốn khó. “Tôi bị bắt trở thành vợ và mẹ trong khi bản thân vẫn chỉ là một đứa trẻ. Không đứa trẻ hay thiếu niên nào nên bị trói buộc với cuộc đời như tôi đã trải qua”, bà Saadoun chia sẻ.

Cuộc hôn nhân của bà Saadoun là bất hợp pháp, nhưng một thẩm phán có quan hệ họ hàng với người chồng đã chấp thuận, dù luật pháp Iraq quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu là 18.

Song, những cuộc tảo hôn như vậy có thể sớm được nhà nước hợp pháp hóa. Quốc hội Iraq đang xem xét dự thảo luật nhằm trao nhiều quyền lực hơn cho các giáo sĩ trong luật gia đình. Động thái này khiến các tổ chức nhân quyền ngay lập tức đưa ra cảnh báo về nguy cơ tảo hôn với các bé gái mới chỉ 9 tuổi.

Những đề xuất sửa đổi này chủ yếu đến từ các phe phái chính trị Hồi giáo Shia do các nhà lãnh đạo tôn giáo hậu thuẫn, những người cho rằng phương Tây đang áp đặt các chuẩn mực văn hóa lên Iraq, vốn là quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi.

Dự thảo luật này cho phép người dân Iraq tìm đến tòa án tôn giáo trong các vấn đề về luật gia đình, bao gồm hôn nhân, vốn hiện nay chỉ thuộc thẩm quyền của tòa án dân sự. Theo đó, các giáo sĩ có thể phán quyết dựa trên cách diễn giải luật Shariah, còn được gọi là luật Hồi giáo, thay vì theo luật quốc gia. Luật Shariah cho phép kết hôn với các bé gái ở độ tuổi thiếu nhi, hoặc thậm chí từ 9 tuổi theo luật Hồi giáo Jaafari.

Nhiều phụ nữ Iraq đã phản ứng kịch liệt bằng cách biểu tình bên ngoài Quốc hội, cũng như kêu gọi chống lại dự thảo này trên nền tảng mạng xã hội. Bà Heba al-Dabbouni, một nhà hoạt động tham gia cuộc biểu tình cho biết, nhiệm vụ của Quốc hội Iraq là thông qua luật giúp nâng cao tiêu chuẩn xã hội thay vì “đưa đất nước quay lại 1.500 năm trước”.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục phản đối cho tới hơi thở cuối cùng”, bà al-Dabbouni nói thêm.

Tuy nhiên, các nhà lập pháp bảo thủ cho rằng những sửa đổi này mang lại cho người dân quyền lựa chọn giữa luật dân sự hoặc luật tôn giáo, đồng thời lập luận rằng nhà nước đang bảo vệ các gia đình khỏi ảnh hưởng của thế tục phương Tây.

Muốn tránh ảnh hưởng của phương Tây, các đảng phái ở Iraq đưa ra một dự luật bị tranh cãi gắt
Dự luật mới dấy lên quan ngại về việc gây ảnh hưởng tiêu cực tới quyền và lợi ích của trẻ em gái Iraq. (Nguồn: Iraqi Children)

Ý kiến trái chiều

Cuộc tranh luận gay gắt lan rộng trên các phương tiện truyền thông Iraq, thậm chí cả trong giới giáo sĩ. Có ý kiến phản bác việc hạ độ tuổi kết hôn, cho rằng điều này gây hại tới các bé gái.

Trong khi đó, giáo sĩ Shia Rashid al-Husseini khẳng định luật Shariah cho phép kết hôn với bé gái 9 tuổi nhưng điều này có thể chỉ chiếm 0% hoặc 1% trên thực tế. Quốc hội dự kiến tổ chức bỏ phiếu sơ bộ về luật này ngày 2/9, nhưng phải hoãn lại vì không đạt đủ số đại biểu cần thiết.

Luật Tình trạng cá nhân của Iraq thông qua năm 1959 được đánh giá là một nền tảng vững chắc bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em. Luật này quy định tuổi kết hôn hợp pháp là 18, song vẫn cho phép các bé gái từ 15 tuổi trở lên kết hôn dưới sự đồng ý của cha mẹ, có chứng nhận y tế về dậy thì và có kinh nguyệt.

Nghị sĩ Raed al-Maliki coi các thay đổi này là một biện pháp bảo vệ nhằm chống lại chủ nghĩa thế tục phương Tây. Làn sóng chỉ trích văn hóa phương Tây gia tăng kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng nổ, phần lớn người Iraq thể hiện sự cảm thông với người Palestine ở Dải Gaza và coi các tuyên bố về quyền con người của Mỹ là giả tạo.

Đây không phải lần đầu tiên Iraq đưa ra các dự thảo tương tự trong suốt thập kỷ qua và hiện các đảng phái Shia đang dần đi đến thống nhất thông qua luật này. Theo ông Harith Hasan, học giả tại Trung tâm nghiên cứu Trung Đông Carnegie, nếu trước đây, các đảng phái Shia có những ưu tiên khác nhau, tập trung nhiều vào xung đột đang xảy ra trên đất nước trong suốt hai thập kỷ, thì giờ đây sự ưu tiên chuyển hướng sang vấn đề văn hoá.

Ông Hasan cũng cho rằng dự luật này sẽ tạo ra “chủ nghĩa bè phái” ở Iraq và làm suy yếu toà án quân sự, vì giới chức tôn giáo sẽ có thêm quyền lực để xử lý các vấn đề như hôn nhân, thừa kế và ly hôn. Quá trình này vô tình tạo ra hai quyền lực song song, dẫn tới sự hỗn loạn trong nước.

Bà Saadoun, hiện đang sống ở Irbil, trong khu vực tự trị người Kurd của Iraq, bày tỏ lo ngại về số phận của phụ nữ và trẻ em gái ở quốc gia này. “Các sửa đổi mới trong Luật Tình trạng cá nhân sẽ phá hủy tương lai của nhiều bé gái và hệ lụy tới bao thế hệ”, bà Saadoun cho biết.

Canada dự báo đón mùa Hè nóng hơn bình thường, lượng mưa thấp, nguy cơ cháy rừng nghiêm trọng

Canada dự báo đón mùa Hè nóng hơn bình thường, lượng mưa thấp, nguy cơ cháy rừng nghiêm trọng

Ngày 11/6, các quan chức Canada thông báo rằng, nước này dự kiến sẽ đón một mùa Hè nóng hơn bình thường với lượng mưa ...

Nguyên nhân quy mô dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm gần 9,7 tỷ USD sau một tháng

Nguyên nhân quy mô dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm gần 9,7 tỷ USD sau một tháng

Ngày 7/7, Cục Dự trữ ngoại hối quốc gia Trung Quốc công bố số liệu cho thấy, tính đến cuối tháng 6/2024, quy mô dự ...

Dự báo thời tiết: Cảnh báo ngập lụt khu vực nội thành Hà Nội; theo dõi sát tin dự báo mưa lớn và thời tiết nguy hiểm trên biển

Dự báo thời tiết: Cảnh báo ngập lụt khu vực nội thành Hà Nội; theo dõi sát tin dự báo mưa lớn và thời tiết nguy hiểm trên biển

Chiều 23/7, khu vực nội thành Hà Nội và các vùng lân cận có mưa vừa đến mưa to. Bão số 2 đã suy yếu ...

Tàu tấn công đổ bộ trực thăng Type 076 sản xuất ở Trung Quốc lớn hơn của Mỹ?

Tàu tấn công đổ bộ trực thăng Type 076 sản xuất ở Trung Quốc lớn hơn của Mỹ?

Giống như các tàu tấn công đổ bộ khác, Type 076 của Trung Quốc có thể chứa hàng chục máy bay và máy bay không ...

Điểm tin thế giới sáng 5/9: Kyrgyzstan mở cửa khẩu mới với Trung Quốc, Nga theo dõi hoạt động của NATO

Điểm tin thế giới sáng 5/9: Kyrgyzstan mở cửa khẩu mới với Trung Quốc, Nga theo dõi hoạt động của NATO

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/9.

(theo SCMP)

Xem nhiều

Đọc thêm

Trao giấy phép thành lập văn phòng thường trú tại Việt Nam cho Báo The New York Times

Trao giấy phép thành lập văn phòng thường trú tại Việt Nam cho Báo The New York Times

Ngày 5/9, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trao Giấy phép thành lập văn phòng thường trú tại Việt Nam cho Báo The New York Times, Hoa ...
Vietlott 6/9, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 6/9/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 6/9, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 6/9/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 6/9 - xổ số Vietlott Mega 6/9. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 6/9/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
XSBD 6/9, kết quả xổ số Bình Dương thứ 6 ngày 6/9/2024. xổ số Bình Dương ngày 6 tháng 9

XSBD 6/9, kết quả xổ số Bình Dương thứ 6 ngày 6/9/2024. xổ số Bình Dương ngày 6 tháng 9

XSBD 6/9 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 6/9/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. SXBD 6/9. xổ số Bình Dương ngày 6 tháng ...
XSTV 6/9, kết quả xổ số Trà Vinh thứ 6 ngày 6/9/2024. xổ số Trà Vinh ngày 6 tháng 9

XSTV 6/9, kết quả xổ số Trà Vinh thứ 6 ngày 6/9/2024. xổ số Trà Vinh ngày 6 tháng 9

XSTV 6/9 - Trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay - XSTV 6/9/2024. ket qua xo so tra vinh. KQXSTV thứ 6. xổ số Trà Vinh ngày ...
XSVL 6/9, kết quả xổ số Vĩnh Long thứ 6 ngày 6/9/2024. xổ số Vĩnh Long ngày 6 tháng 9

XSVL 6/9, kết quả xổ số Vĩnh Long thứ 6 ngày 6/9/2024. xổ số Vĩnh Long ngày 6 tháng 9

XSVL 6/9 - Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay - XSVL 6/9/2024. xo so vinh long. KQXSVL thứ 6. xổ số Vĩnh Long ngày 6 tháng ...
Thấy gì từ 'cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi'?

Thấy gì từ 'cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi'?

Thông qua Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi 2024 (FOCAC), Bắc Kinh củng cố ảnh hưởng địa chính trị tại khu vực...
Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Ba Lan và Ukraine là cơ hội gửi đi những thông điệp lớn.
Ván bài mới của gia tộc Shinawatra ở Thái Lan

Ván bài mới của gia tộc Shinawatra ở Thái Lan

Paetongtarn Shinawatra, con gái cựu Thủ tướng Thaksin được chọn là Thủ tướng tiếp theo của xứ chùa vàng. Những khó khăn và bất ngờ nào đang chờ đón nữ Thủ tướng?
Tổng thống Palestine tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ: Chuyến thăm đặc biệt

Tổng thống Palestine tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ: Chuyến thăm đặc biệt

Chuyến thăm của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ phản ánh nỗ lực từ các bên nhằm tìm kiếm giải pháp cho hòa bình tại Dải Gaza.
Làm gì lúc này ở Trung Đông?

Làm gì lúc này ở Trung Đông?

Trong khoảng lặng trước bão tố, cộng đồng quốc tế đang nỗ lực ngoại giao phút chót để ngăn chặn xung đột ở Trung Đông.
Tổng thống Masoud Pezeshkian: 'Làn gió mới' tại Iran

Tổng thống Masoud Pezeshkian: 'Làn gió mới' tại Iran

Tổng thống thứ chín của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, cả về đối nội và đối ngoại.
Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đua bắt đầu lại

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đua bắt đầu lại

Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định kết thúc chiến dịch tái tranh cử, tán thành nữ Phó Tổng thống vào 'đường đua'.
Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov

Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov

Vụ Pháp bắt giữ Pavel Durov, người được coi là 'Zuckerberg Nga' với nhiều quốc tịch khác nhau hôm 24/8 đã thu hút sự chú ý lớn của dư luận với nhiều bí ẩn...
Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân

Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân

Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi các nước trên thế giới cấm vĩnh viễn hoạt động thử hạt nhân. Lời kêu gọi của ông khi nào sẽ thành hiện thực?
'Sóng ngầm' ở Thái Bình Dương

'Sóng ngầm' ở Thái Bình Dương

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53 khai mạc vào hôm nay, 26/8 tại Tonga, thu hút sự chú ý của dư luận trong bối cảnh sự cạnh tranh chiến lược.
Đường biên giới hoà bình trên đất liền

Đường biên giới hoà bình trên đất liền

Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng đối với mỗi quốc gia. Việc xác lập, quản lý, bảo vệ biên giới, lãnh thổ là mối quan tâm hàng đầu...
Những năm tháng hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Châu, Trung Quốc

Những năm tháng hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Châu, Trung Quốc

Tại Quảng Châu, Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và thanh niên Việt Nam yêu nước đã nhiệt tình cống hiến hết mình cho dòng nước cách mạng vĩ đại.
Sắp kết thúc kỷ nguyên của Trạm vũ trụ quốc tế ISS?

Sắp kết thúc kỷ nguyên của Trạm vũ trụ quốc tế ISS?

Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) là một dự án khoa học không gian tốn kém nhất trong lịch sử với sự tham gia của nhiều quốc gia.
Thấy gì từ 'cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi'?

Thấy gì từ 'cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi'?

Thông qua Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi 2024 (FOCAC), Bắc Kinh củng cố ảnh hưởng địa chính trị tại khu vực...
Truyền thông quốc tế: Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc củng cố cục diện và vị thế đối ngoại thuận lợi

Truyền thông quốc tế: Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc củng cố cục diện và vị thế đối ngoại thuận lợi

Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Tô Lâm phản ánh sự coi trọng của Việt Nam đối với quan hệ láng giềng hữu nghị với Bắc kinh.
Venezuela: Tổng thống Maduro công bố tổ chức Giáng sinh sớm 'với bình yên, hạnh phúc và an toàn'

Venezuela: Tổng thống Maduro công bố tổ chức Giáng sinh sớm 'với bình yên, hạnh phúc và an toàn'

Tổng thống Venezuela quyết định tổ chức Giáng sinh sớm vào ngày 1/10 bất chấp lo ngại về khủng hoảng nội bộ do kết quả bầu cử hồi tháng 7.
Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục đi giữa lằn ranh của cuộc xung đột Nga-Ukraine

Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục đi giữa lằn ranh của cuộc xung đột Nga-Ukraine

Chuyến thăm Ukraine của Thủ tướng Modi là sự mở rộng chính sách đối ngoại đầy khéo léo của Ấn Độ trong khi Trung Quốc thận trọng điều chỉnh lập trường.
'Giờ G' sắp điểm, Mỹ-Trung Quốc sẽ học cách chung sống hòa bình hay tái diễn xung đột?

'Giờ G' sắp điểm, Mỹ-Trung Quốc sẽ học cách chung sống hòa bình hay tái diễn xung đột?

Kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 này được dự báo sẽ góp phần định hình mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc trong nhiều năm tới.
Trung Quốc đang 'đứng ngồi không yên' bỗng 'nhẹ lòng' trong quan hệ với Mỹ, vì sao?

Trung Quốc đang 'đứng ngồi không yên' bỗng 'nhẹ lòng' trong quan hệ với Mỹ, vì sao?

Trung Quốc mong đợi bà Harris nếu thắng cử sẽ nhận thức rõ trách nhiệm thực thi các thỏa thuận Mỹ-Trung Quốc đã đạt được.
Phiên bản di động