Kỷ niệm 1 năm hình thành thỏa thuận an ninh AUKUS, ba nước khẳng định đã đạt được "tiến triển đáng kể" để Australia có được tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. (Nguồn: Istock) |
Tuyên bố chung nêu rõ: "Chúng tôi kiên định với cam kết của mình để Australia có được năng lực này vào thời điểm sớm nhất có thể".
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo AUKUS - gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Liz Truss và Thủ tướng Australia Anthony Albanese - cũng cho biết, 3 nước đã có "những bước tiến đáng kể" trong các lĩnh vực khác, bao gồm vũ khí siêu vượt âm, khả năng tác chiến điện tử, không gian mạng cũng như các năng lực dưới biển khác.
AUKUS được cho là nỗ lực của các đồng minh phương Tây nhằm ngăn chặn quyền lực và tầm ảnh hưởng ngày một gia tăng của Trung Quốc, đặc biệt là về quân sự, sức ép đối với Đài Loan, cũng như các hoạt động triển khai của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Ngày 15/9, Mỹ, Anh và Australia ra thông báo chính thức về thiết lập mối quan hệ đối tác an ninh ba bên, (gọi tắt là AUKUS), ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tuyên bố thành về thiết lập AUKUS gây bất ngờ cho cộng đồng thế giới và giới quan sát quốc tế.
Điểm nhấn nổi bật nhất cho đến lúc này chính là việc Australia sẽ được tiếp cận, sở hữu các tàu ngầm hạt nhân và công nghệ tàu ngầm. Đây mới là lần thứ hai Mỹ chia sẻ công nghệ thiết yếu này với một đồng minh, trước đó là với Anh theo một thỏa thuận ký kết năm 1958.
Thỏa thuận AUKUS cũng đề cập việc nâng cao tiềm lực, sức mạnh hỗn hợp, làm sâu sắc khả năng tương tác quân sự. AUKUS cũng bao gồm những “cấu trúc mới” về đối thoại, gặp gỡ, can dự giữa giới hoạch định chính sách quốc phòng và đối ngoại của Mỹ, Australia và Anh. Cùng lúc, ba bên sẽ đẩy mạnh hợp tác ở nhiều lĩnh vực đang nổi và mới như an ninh mạng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ lượng tử, một số công nghệ ngầm dưới biển.
| Kế hoạch gặp riêng giữa Ngoại trưởng Nga và Đức đổ vỡ, Moscow nói gì? Theo báo chí Đức, tối 23/9, cuộc gặp riêng giữa Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và người đồng cấp Đức Annalena Baerbock tại New York ... |
| Khóa họp 77 ĐHĐ LHQ: Việt Nam nhấn mạnh thông điệp thương mại quốc tế không chỉ vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế thuần túy Phát biểu tại Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 77, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu ráo riết chuẩn bị giải pháp, thỏa hiệp chung... vẫn có điều kiện riêng 27 quốc gia của EU đang đàm phán về các đề xuất khẩn cấp được Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra vào ... |
| Nord Stream 2 vẫn là tia hy vọng mong manh của Nga và sự tiếc nuối của châu Âu? Mùa Đông 2022 không chỉ là một mùa Đông khó khăn ở phía trước đối với châu Âu, mà phải là ít nhất hai hoặc ... |
| Châu Âu đang 'đốt' hàng tỷ USD vào cuộc khủng hoảng năng lượng Trong nhiều tuần nay, các chính phủ châu Âu gần như đều công bố các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ các hộ gia ... |