Phương Tây đã phong tỏa khoảng 300 tỷ USD tài sản của Nga kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2/2022. (Nguồn:Counter Punch) |
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine - nguồn cơn của vấn đề tài sản Nga bị đóng băng tại phương Tây - đã bước sang năm thứ ba và chưa có hồi kết. Kiev đang cần thêm khoảng 34,45 tỷ Euro để tài trợ cho quốc phòng vào năm 2024.
Trước bối cảnh viện trợ bổ sung của Mỹ cho Ukraine đang ngày càng khó thực hiện, các quan chức phương Tây đang tìm cách tạo thêm vốn cho Kiev từ khoản tiền đang bị đóng băng của Nga tại châu Âu.
Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ, EU và Anh đã đưa ra các cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này.
Washington chủ trương tịch thu và chuyển giao tiền cho Kiev để tài trợ cho quốc phòng và tái thiết.
Mới nhất, Mỹ có một đề xuất mới cho rằng Ukraine có thể có hàng chục tỷ Euro thông qua phát hành trái phiếu hoặc khoản vay, được bảo đảm bằng tài sản Nga bị đóng băng.
FT Daleep Singh, Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ về kinh tế quốc tế cho hay: “Chúng ta đang ở thời điểm nên khám phá mọi con đường có thể để tối đa hóa giá trị của nguồn dự trữ cố định cho Ukraine. Đề xuất của Mỹ sẽ liên quan đến việc đưa ra giá trị lãi suất của tài sản cố định, thông qua trái phiếu hoặc khoản vay”.
Tin liên quan |
Cỗ máy kinh tế châu Âu lao đao vì 'lỡ chuyến' với Nga, Đức chỉ còn cách đi lại 'vết xe cũ' và tin vào Trung Quốc |
Việc phát hành trái phiếu hoặc khoản vay dựa trên lợi nhuận tương lai từ tài sản của Nga có thể mang lại khoảng 30 - 40 tỷ Euro trong 10 năm tới, tùy thuộc nhiều vào lãi suất trong tương lai.
Về phía EU, các quan chức lại muốn sử dụng khoản lợi nhuận thu được từ tài sản của Moscow tạo ra để tuân thủ luật pháp quốc tế và tránh rủi ro trên thị trường tài chính.
Cuối tháng 3, các lãnh đạo EU đã đồng ý xúc tiến kế hoạch sử dụng lợi nhuận thu được từ tài sản bị phong tỏa của ngân hàng trung ương Nga để viện trợ Ukraine.
Các nhà lãnh đạo trong khối 27 thành viên khẳng định kế hoạch nói trên nhắm tới lợi nhuận thu được từ tài sản bị phong tỏa của Nga là hợp lý về mặt pháp lý và có thể mang lại khoảng 3,3 tỷ USD mỗi năm cho Ukraine.
Trong khi đó, tờ Politico cho biết, Anh có thể sẽ không tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga - bất chấp việc đã đưa ra các cam kết về điều này.
Tờ báo trên cho biết, đất nước này lo ngại sẽ vi phạm luật pháp cũng như sẽ phải đối mặt với những thách thức pháp lý không mong muốn.
Anna Bradshaw, luật sư tại hãng luật Peters and Peters nhận định: “Chính phủ Anh sẽ cảm thấy khó khăn khi đưa ra bất kỳ một mệnh lệnh pháp lý táo bạo nào nhằm vào tài sản của Nga đang bị đóng băng”.
Nghị sĩ Harriett Baldwin, thành viên Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cũng nêu quan điểm rằng, việc phong tỏa tài sản có thể được xem là một công cụ trừng phạt tạm thời, tuy nhiên London sẽ gặp rắc rối nếu tịch thu hoàn toàn tài sản Moscow.
Phương Tây đã phong tỏa khoảng 300 tỷ USD tài sản của Nga kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2/2022. Hiện tại, "số phận" của khoản tiền khổng lồ này vẫn chưa biết sẽ thế nào.
Trên thực tế, theo giới chuyên gia, việc tịch thu tài sản của Moscow gây nguy hiểm cho hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế và thiết lập một tiền lệ nguy hiểm trong luật pháp quốc tế. Các chuyên gia cho biết, các biện pháp trừng phạt tài chính là “vũ khí” ảnh hưởng đến chủ quyền tiền tệ đối ngoại của một quốc gia và khả năng quản lý tiền tệ, dự trữ và hệ thống thanh toán của quốc gia đó.
Về phía Nga, đương nhiên, nước này cũng không chịu "ngồi yên" để phương Tây quyết định khoản tiền khổng lồ này. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov từng khẳng định, Moscow sẽ "truy tố trong nhiều thập niên" những người liên quan, nếu EU chuyển tài sản Nga bị đóng băng cho Ukraine.
Ông Peskov nói: "Châu Âu nhận thức rõ thiệt hại từ những quyết định như vậy đối với nền kinh tế, hình ảnh và danh tiếng của họ, khi họ vốn được xem là những người đảm bảo đáng tin cậy về quyền bất khả xâm phạm tài sản".
(theo Euro News, Financial Times, Politico)
| Đồng Yên giảm xuống mức thấp lịch sử, quyết định của ngân hàng Nhật Bản có đảo ngược? Đồng Yên trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm qua, gây khó khăn cho Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) trong việc ... |
| Thủ tướng Modi cam kết mở rộng quy mô kinh tế, đưa Ấn Độ thành trung tâm sản xuất toàn cầu Ngày 14/4, Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố sẽ tăng cường chi tiêu xã hội và phát triển cơ sở hạ tầng để biến Ấn ... |
| Nga chính thức lên tiếng về lệnh cấm mới của Mỹ, nhấn mạnh 'hoàn toàn bất hợp pháp' Ngày 15/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố, Moscow coi các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với kim loại của ... |
| Cỗ máy kinh tế châu Âu lao đao vì 'lỡ chuyến' với Nga, Đức chỉ còn cách đi lại 'vết xe cũ' và tin vào Trung Quốc Trong bối cảnh chỉ còn hơn một năm nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử Liên bang, Thủ tướng Olaf Scholz - nhà lãnh đạo ... |
| Kinh tế Trung Quốc quý I/2024 tăng trưởng cao hơn dự báo Theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, trong quý I/2024, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này tăng trưởng 5,3% so với ... |