9 dấu ấn đối ngoại Việt Nam năm 2024

Ban Biên tập
Năm 2024 khép lại với nhiều dấu ấn đối ngoại - ngoại giao, tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
9 dấu ấn đối ngoại Việt Nam năm 2024
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân tại thủ đô Bắc Kinh, ngày 19/8. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

1. Đối ngoại cấp cao diễn ra sôi động, rộng khắp các châu lục và đạt nhiều kết quả thực chất. Lãnh đạo chủ chốt của đất nước đã tiến hành 60 hoạt động đối ngoại, trong đó có 21 chuyến thăm tới các nước và tham dự các hội nghị đa phương; đón 25 đoàn Lãnh đạo các nước thăm Việt Nam. Các chuyến thăm tiếp tục triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, đẩy mạnh triển khai các thỏa thuận, cam kết quốc tế, cụ thể hóa các khuôn khổ quan hệ được nâng cấp. Hơn 170 thỏa thuận hợp tác được ký kết, tạo thêm thế và lực cho đất nước tiếp tục phát triển, bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

2. Nâng tầm và làm sâu sắc hơn khuôn khổ quan hệ với các đối tác quan trọng. Trong năm 2024, Việt Nam nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện với Australia, Malaysia và Pháp; nâng cấp Đối tác chiến lược với Brazil; thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện với Mông Cổ, UAE. Với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Malawi, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước châu Phi, nâng các nước có quan hệ ngoại giao lên 194 nước, tạo dựng khuôn khổ quan hệ với 32 đối tác hàng đầu, bao gồm các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác quan trọng và bàn bè truyền thống, đưa hợp tác với các nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, ổn định và lâu dài.

3. Công tác ngoại giao kinh tế có nhiều đột phá, góp phần tạo thuận lợi và thu hút các nguồn lực quan trọng cho phát triển đất nước, đặc biệt là ngoại giao khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (thu hút đầu tư của các tập đoàn lớn như NVIDIA); lần đầu tiên tổ chức thành công Hội nghị Halal toàn quốc; ký CEPA với UAE, nâng tổng số FTA Việt Nam đã ký kết và tham gia lên 17 FTA, tích cực thúc đẩy đàm phán FTA với các thị trường tiềm năng như MERCOSUR, EFTA.

Trong năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục mới hơn 800 tỷ USD. Việt Nam tiếp tục là một trong những nước tiếp nhận FDI lớn nhất thế giới… là tín hiệu cho thấy Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn với các đối tác, nhà đầu tư và du khách nước ngoài.

9 dấu ấn đối ngoại Việt Nam năm 2024
Chủ tịch nước Lương Cường dự Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC với khách mời tại thủ đô Lima, Peru, ngày 15/11. (Ảnh: Tuấn Anh)

4. Ngoại giao đa phương tiếp tục được nâng tầm. Vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, đóng góp tích cực và đầy tinh thần trách nhiệm vào việc giữ gìn hòa bình, hợp tác phát triển và tiến bộ trên thế giới. Trên các diễn đàn quốc tế như ASEAN, AIPA, Liên hợp quốc, APEC, Tiểu vùng Mekong, G20, G7, BRICS, Phong trào Không liên kết, Pháp ngữ, OECD, các diễn đàn liên nghị viện…

Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò là bên đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào những ý tưởng, sáng kiến được nhiều nước đón nhận và hưởng ứng. Việt Nam lần đầu tiên đề xuất và tổ chức thành công Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF); lần đầu tiên được chọn đăng cai Lễ mở ký Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng trong năm 2025 (Công ước Hà Nội). Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực, chủ động trong khuôn khổ ASEAN, Liên hợp quốc, APEC, các cơ chế tiểu vùng Mekong; đồng thời phát huy vai trò và tiếng nói tích cực tại các diễn đàn quan trọng khác như BRICS, APEC, G20, các diễn đàn liên nghị viện (UPU, IPU, APPU).

5. Tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò trong UNESCO. Việt Nam lần đầu tiên tham gia vào 6/7 cơ chế điều hành then chốt của UNESCO, thể hiện sự ủng hộ, tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với vai trò và năng lực điều hành của Việt Nam tại các thể chế đa phương toàn cầu, đặc biệt là sự ghi nhận đối với những đóng góp của Việt Nam trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản phi vật thể trong nước và trên thế giới. Trong năm qua, Việt Nam vận động thành công UNESCO ghi danh thêm sáu danh hiệu/di sản, nâng tổng số danh hiệu UNESCO lên con số 71, tạo một nguồn lực mới cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở các địa phương.

9 dấu ấn đối ngoại Việt Nam năm 2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ tư và Diễn đàn Trí thức và Chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài, ngày 22/8. (Ảnh: Tuấn Anh)

6. “Hội nghị Diên Hồng” của người Việt Nam ở nước ngoài. Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ tư và Diễn đàn Trí thức và chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài lần đầu tiên được tổ chức thành công (8/2024) tiếp tục góp phần quan trọng gắn kết kiều bào, phát huy các nguồn lực của kiều bào cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo tinh thần Kết luận 12-KL/TW của Bộ Chính trị. Hội nghị đã tạo diễn đàn trao đổi chuyên sâu giữa kiều bào với trong nước về những vấn đề mang tính chiến lược trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực sự trở thành “Hội nghị Diên Hồng” của người Việt Nam ở nước ngoài, cùng chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

9 dấu ấn đối ngoại Việt Nam năm 2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 tại khu vực sân bay Gia Lâm, Hà Nội, ngày 19/12. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

7. Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 - Điểm nhấn trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân thành công tốt đẹp. 242 đơn vị trong nước và quốc tế tham gia trưng bày, các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị 286,3 triệu USD; ký kết 17 thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam và doanh nghiệp của các nước Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Bỉ… Với thông điệp “Hòa bình - Hợp tác - Cùng phát triển”, Triển lãm góp phần thúc đẩy đối ngoại và hợp tác quốc phòng trên tất cả các lĩnh vực; vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới; để lại dấu ấn trong lòng nhân dân và bạn bè quốc tế.

8. Vận hành khu cảnh quan thác Bản Giốc - Đức Thiên: Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) được hai bên ký thỏa thuận hợp tác cùng bảo vệ, hợp tác khai thác có hiệu quả tài nguyên. Việc đưa vào vận hành khu cảnh quan có ý nghĩa quan trọng trong hợp tác phát triển kinh tế, giao lưu hữu nghị khu vực biên giới, nhất là phát triển du lịch, là mô hình mới, mang lại lợi ích kinh tế cho cả hai bên, trở thành một trong những “biểu tượng” của tình hữu nghị, hợp tác phát triển giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

9. Ngoại vụ và đối ngoại địa phương có nhiều khởi sắc, tiếp tục đưa quan hệ hợp tác của các địa phương với các đối tác truyền thống, chủ chốt như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, khu vực Trung Đông… đi vào chiều sâu, mở rộng hợp tác với các đối tác mới (thị trường Halal, Mỹ Latinh, châu Phi…). Đối ngoại địa phương hiệu quả góp phần ký kết thành công hàng trăm thỏa thuận quốc tế, đóng góp quan trọng vào việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương.

9 dấu ấn đối ngoại Việt Nam năm 2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đón Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba Esteban Lazo Hernandez thăm làm việc tại Việt Nam từ ngày 2-3/11. (Nguồn: TTXVN)
Bức tranh đối ngoại Việt Nam (kỳ cuối):  Ngoại giao và sứ mệnh định vị Việt Nam trong dòng chảy của thời đại

Bức tranh đối ngoại Việt Nam (kỳ cuối): Ngoại giao và sứ mệnh định vị Việt Nam trong dòng chảy của thời đại

'Đối ngoại đóng vai trò quan trọng, định vị Việt Nam thuận lợi trong dòng chảy của thời đại và kết hợp sức mạnh dân ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nói về 5 vấn đề ưu tiên của đối ngoại Việt Nam trong thời gian tới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nói về 5 vấn đề ưu tiên của đối ngoại Việt Nam trong thời gian tới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Việt Nam kiên định, kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, ...

Bức tranh đối ngoại Việt Nam 2024 (kỳ I): Kiến tạo tầm vóc mới, tạo đà bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bức tranh đối ngoại Việt Nam 2024 (kỳ I): Kiến tạo tầm vóc mới, tạo đà bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trước thềm Năm mới 2025, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về bức tranh ấn tượng của ...

'Gốc và vốn' của ngoại giao Việt Nam hiện đại

'Gốc và vốn' của ngoại giao Việt Nam hiện đại

Mặc dù không thể phủ nhận tính "hiện đại" trong ngoại giao ngay nay, ngoại giao truyền thống vẫn đóng vai trò quan trọng, là ...

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác ...

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 5/1/2025, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 5/1/2025, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 5/1. Lịch âm 5/1/2025? Âm lịch hôm nay 5/1. Lịch vạn niên 5/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/1/2025: Tuổi Thìn cân bằng chi tiêu

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/1/2025: Tuổi Thìn cân bằng chi tiêu

Xem tử vi 5/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 5/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Kỷ vật kể chuyện Bác Hồ với chiến sĩ

Kỷ vật kể chuyện Bác Hồ với chiến sĩ

Đối với bộ đội, Bác Hồ luôn dành tình cảm thân thương, ấm áp như tình cảm của người cha dành cho những đứa con của mình.
Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu đồng phải nộp thuế

Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu đồng phải nộp thuế

Với quy định trước, hiện hàng ngày có khoảng 4-5 triệu đơn hàng giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị ...
Có gì trong thương vụ vũ khí cuối cùng giữa Mỹ và Israel dưới thời Tổng thống Biden?

Có gì trong thương vụ vũ khí cuối cùng giữa Mỹ và Israel dưới thời Tổng thống Biden?

Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo 'không chính thức' cho Quốc hội nước này về đề xuất mua bán vũ khí trị giá 8 tỷ USD với Israel.
Cập nhật bảng giá xe hãng Suzuki mới nhất tháng 1/2025

Cập nhật bảng giá xe hãng Suzuki mới nhất tháng 1/2025

Bảng giá xe hãng Suzuki của các dòng như Ertiga 2021, Ciaz 2021, Swift 2021, XL7 2021, Ertiga 2022, XL7 2022, XL7 2024 và Jimny 2024 sẽ được cập nhật ...
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Phiên bản di động