Bức tranh đối ngoại Việt Nam 2024 (kỳ I): Kiến tạo tầm vóc mới, tạo đà bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bảo An
Trước thềm Năm mới 2025, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về bức tranh ấn tượng của Ngoại giao Việt Nam trong năm 2024.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bức tranh đối ngoại Việt Nam 2024 (kỳ I): Kiến tạo tầm vóc mới, tạo đà bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 10-13/9. (Ảnh: Quang Hòa)

Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng chia sẻ đánh giá tổng quan về bức tranh đối ngoại Việt Nam năm 2024, các thành tựu nổi bật mà ngành đối ngoại - ngoại giao đạt được?

Năm 2024 tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp với nhiều bất ổn, xung đột. Những vấn đề toàn cầu cấp bách như biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước… tác động đa chiều, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển ổn định, bền vững của các quốc gia.

Tuy nhiên, chúng ta có thể tự hào rằng trong bối cảnh thế giới như vậy, Việt Nam vẫn giữ vững cục diện đất nước hòa bình, ổn định, phát triển và được dư luận quốc tế coi là một trong những “điểm sáng” ở khu vực.

Các hoạt động đối ngoại được triển khai một cách chủ động, tích cực, đạt nhiều kết quả thực chất, tạo nên tầm vóc đối ngoại mới, tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Chúng ta có thể kể đến những dấu ấn nổi bật như sau:

Một là trên nền tảng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đối ngoại, ngoại giao Việt Nam ngày càng năng động, sáng tạo và chủ động hơn.

Bức tranh đối ngoại Việt Nam 2024 (kỳ I): Kiến tạo tầm vóc mới, tạo đà bước vào kỷ nguyên vươn mình
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo chí ngày 26/12. (Ảnh: Tuấn Anh)

Trong năm 2024, các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao, diễn ra sôi động, rộng khắp các châu lục và tại nhiều diễn đàn, cơ chế đa phương quan trọng. Lãnh đạo chủ chốt ta đã tiến hành tổng cộng 60 hoạt động đối ngoại, trong đó có 21 chuyến thăm tới các nước và tham dự các hội nghị đa phương; đón 25 đoàn Lãnh đạo các nước thăm Việt Nam. Ta cũng đẩy mạnh triển khai các thỏa thuận, cam kết quốc tế, cụ thể hóa các khuôn khổ quan hệ được nâng cấp, ký kết mới hơn 170 thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực ta có nhu cầu và lợi ích.

Hai là có thể thấy bạn bè quốc tế ngày càng coi trọng, đánh giá cao, mong muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam. Trong năm nay ta đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện với các đối tác lớn như Australia, Pháp, Malaysia, nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược với Brazil, thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện với Mông Cổ, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE)…, qua đó tạo dựng khuôn khổ quan hệ với 32 đối tác hàng đầu, bao gồm các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống.

Với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Malawi, chúng ta đã chính thức có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước châu Phi, nâng các nước có quan hệ ngoại giao lên 194 nước, đưa hợp tác giữa Việt Nam với các nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, mang tính chiến lược, ổn định và lâu dài.

Ba là ngoại giao kinh tế tiếp tục đóng góp tích cực vào những thành tựu kinh tế chung của đất nước dù kinh tế thế giới còn trong giai đoạn khó khăn. Nội hàm kinh tế ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động đối ngoại các cấp, nhất là cấp cao, qua đó kết nối, tranh thủ các đối tác như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; tham gia các chuỗi cung ứng mới, mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua 17 FTA đã ký kết; đón bắt làn sóng chuyển dịch đầu tư ở khu vực, thu hút FDI chất lượng cao và ODA thế hệ mới; mở rộng thị trường cho du lịch, lao động…; tham mưu kịp thời các điều chỉnh chính sách, vấn đề mới nổi về công nghệ, tiêu chuẩn để có đối sách, qua đó bảo đảm an ninh kinh tế, tài chính, tiền tệ…

Trong năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu dự kiến cán mốc kỷ lục mới hơn 800 tỷ USD; Việt Nam tiếp tục là một trong những nước tiếp nhận FDI lớn nhất thế giới; đón hơn 15,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong 11 tháng đầu năm, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là tín hiệu cho thấy Việt Nam tiếp tục là điểm đến ngày càng hấp dẫn với các đối tác, nhà đầu tư và du khách nước ngoài.

Bốn là trước những biến động lớn trên thế giới, quốc phòng – an ninh – đối ngoại đã thực sự hình thành thế chân kiềng góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Ngoại giao đã cùng các lực lượng duy trì đường biên giới hòa bình, ổn định, biển đảo, an ninh quốc gia, đạt nhiều tiến triển quan trọng trong đàm phán với các nước, xử lý hài hòa các vấn đề còn tồn tại, thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982…

Bức tranh đối ngoại Việt Nam 2024: Kiến tạo tầm vóc mới, tạo đà bước vào kỷ nguyên vươn mình
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, ngày 22/9. (Nguồn: TTXVN)

Năm là trên bình diện đa phương, Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò, vị thế, uy tín và có nhiều đóng góp tích cực cho cộng đồng quốc tế. Trên các diễn đàn quốc tế như ASEAN, AIPA, Liên hợp quốc, APEC, Tiểu vùng Mekong, G20, G7, BRICS, Phong trào Không liên kết, Pháp ngữ, OECD, Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò là bên đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào những ý tưởng, sáng kiến được nhiều nước đón nhận và hưởng ứng.

Tại các tổ chức mà ta đang đảm nhiệm các trọng trách như Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và 6/7 cơ chế điều hành quan trọng của UNESCO, Việt Nam đã phát huy hình ảnh và tiếng nói có trách nhiệm với cách tiếp cận toàn diện, tổng thể, hài hòa. Cùng với đó là sự đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam trong các vấn đề chung toàn cầu như chống biến đổi khí hậu, gìn giữ hòa bình, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh mạng…

Sáu là thế và lực của đất nước không ngừng được nâng cao từ sự cộng hưởng hiệu quả của các mảng công tác đối ngoại như thông tin đối ngoại, ngoại giao văn hóa, công tác người Việt Nam ở nước ngoài, bảo hộ công dân.

Ngoại giao đã góp phần vận động thành công UNESCO ghi danh thêm 6 danh hiệu/di sản, nâng tổng số danh hiệu UNESCO lên 71, tạo một nguồn lực mới cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các địa phương. Công tác người Việt Nam ở nước ngoài thực hiện tốt chính sách chăm lo của Đảng và Nhà nước với gần 6 triệu đồng bào, huy động nguồn lực cho phát triển với hàng nghìn dự án đầu tư và hàng chục tỷ USD kiều hối.

Bảo hộ công dân tích cực bảo vệ an ninh, an toàn, quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của công dân, doanh nghiệp Việt Nam, nhất là tại các vùng chiến sự, thiên tai, mất ổn định. Thông tin đối ngoại quảng bá mạnh mẽ hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần tạo sự đồng thuận và ủng hộ của nhân dân trong nước cũng như cộng đồng quốc tế.

Với những đóng góp cụ thể và thiết thực tại các cơ chế đa phương ở khu vực và quốc tế trong những năm qua, ta có thể tự tin nói rằng vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao; uy tín, mức độ tin cậy chính trị ngày càng được củng cố. Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, đối ngoại đa phương ở các tầng nấc cần đẩy mạnh hơn nữa ở khía cạnh nào để góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế cũng như tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước?

Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương là chủ trương xuyên suốt và là định hướng chiến lược quan trọng của chúng ta. Các thể chế và diễn đàn đa phương có tiếng nói, vai trò quan trọng đối với nhiều vấn đề an ninh, phát triển của khu vực và thế giới liên quan đến Việt Nam.

Trong môi trường an ninh và phát triển đang chuyển biến rất nhanh, sâu sắc như hiện nay, tất cả các nước lớn nhỏ đều đứng trước nhu cầu tăng cường hợp tác, liên kết để cùng giải quyết các vấn đề chung cấp bách. Trên tinh thần đó, chúng ta đã chuyển từ chủ trương “tham gia, tham dự” sang phát huy vai trò “thành viên tích cực, có trách nhiệm”, khởi xướng, dẫn dắt nhiều sáng kiến, ý tưởng hợp tác và chủ động tham gia xây dựng, định hình quản trị toàn cầu, khuôn khổ và luật lệ trên nhiều lĩnh vực.

Với nhiều cách làm mới, đối ngoại đa phương trong năm 2024 đã để lại những dấu ấn nổi bật trên nhiều diễn đàn khu vực và toàn cầu quan trọng như ASEAN, Liên hợp quốc, Tiểu vùng Mekong, APEC, G20, G7, BRICS, AIPA, Phong trào Không liên kết, Pháp ngữ, OECD… Trong khu vực, chúng ta đã tổ chức thành công Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ nhất, là nhân tố quan trọng trong củng cố đoàn kết, vai trò trung tâm của ASEAN và định hướng chiến lược trong xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045; tạo dựng tiếng nói chung, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ chế hợp tác Mekong, góp phần cùng các đối tác thúc đẩy phát triển bền vững và thịnh vượng ở tiểu vùng.

Bức tranh đối ngoại Việt Nam 2024: Kiến tạo tầm vóc mới, tạo đà bước vào kỷ nguyên vươn mình
Chủ tịch nước Lương Cường cùng các lãnh đạo dự Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 31 tại Peru, ngày 16/11. (Ảnh: Tuấn Anh)

Ở tầm toàn cầu, Việt Nam tiếp tục đảm nhiệm thành công cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, 6/7 cơ chế điều hành then chốt của UNESCO. Bên cạnh đó, ta đã tích cực xây dựng, định hình các tiến trình toàn cầu quan trọng như Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Thỏa thuận toàn cầu về Rác thải nhựa, Ban cố vấn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng…; đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam trong các vấn đề chung như chống biến đổi khí hậu, gìn giữ hòa bình ở châu Phi, chống tội phạm mạng…

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao năng lực, vai trò và những đóng góp thiết thực, trách nhiệm của Việt Nam trong các vấn đề chung như Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã nhắc đến trong trao đổi với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bên lề Hội nghị cấp cao G20 tại Brazil là “một hình mẫu của hòa bình và phát triển bền vững”.

Với thế và lực mới của đất nước, Việt Nam có điều kiện cũng như được kỳ vọng đóng góp nhiều hơn với tư cách là thành viên trong cộng đồng quốc tế. Thế và lực mới của đất nước cho phép chúng ta trong giai đoạn mới không chỉ tham gia xây dựng, định hình các thể chế đa phương, tham gia vào các sáng kiến của các nước mà còn có thể phát huy vai trò nòng cốt, dẫn dắt trong những vấn đề và cơ chế quan trọng có tầm chiến lược, phù hợp với lợi ích của ta.

Năm 2025 là năm quan trọng, có nhiều dấu mốc lớn trong đối ngoại đa phương như 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, 80 năm thành lập Liên hợp quốc. Tiếp đà đóng góp của Việt Nam cho các vấn đề chung của thế giới, công tác đối ngoại đa phương sẽ tập trung vào việc chuẩn bị, tổ chức tốt các sự kiện Việt Nam đăng cai như Diễn đàn Tương lai ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu lần thứ 4 (P4G), Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD); tiếp tục đảm nhận thành công các trọng trách, nhiệm vụ trong các tổ chức, diễn đàn đa phương như ASEAN, Tiểu vùng Mekong, APEC, các cơ chế của Liên hợp quốc, trong đó có các cơ chế của UNESCO và Hội đồng chấp hành UN Women (2025-2027).

Đồng thời Việt Nam tiếp tục đảm nhiệm vai trò thành viên tích cực và có trách nhiệm tại các tổ chức, cơ quan đa phương và tiếp tục ứng cử vào các vị trí phù hợp với ưu tiên, lợi ích của ta, như việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2026 - 2028, lần đầu tiên có ứng cử viên cho vị trí Thẩm phán Tòa án quốc tế về luật biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2026 - 2035… Việt Nam cũng sẽ đóng góp tích cực, trách nhiệm hơn vào các vấn đề chung, đặc biệt là ứng phó với các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, giảm phát thải ròng, thúc đẩy các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs); tham gia sâu hơn vào các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, cứu hộ cứu nạn, viện trợ nhân đạo...

Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đánh giá về vai trò những đóng góp cụ thể của ngoại giao kinh tế nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra năm 2025 đất nước ta là nước đang phát triển, có nền công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp? Theo ông, ngoại giao kinh tế phải làm gì để đạt được những mục tiêu vào năm 2030 khi kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng “là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao”?

Bức tranh đối ngoại Việt Nam 2024 (kỳ I): Kiến tạo tầm vóc mới, tạo đà bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và trọng tâm năm 2025 nhằm tạo đà bứt phá cho tăng trưởng, ngày 20/12. (Ảnh: Tuấn Anh)

Ngoại giao kinh tế đã trở thành một nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của ngoại giao và nội dung kinh tế đã trở thành một trọng tâm trong các hoạt động đối ngoại các cấp, các ngành với phương châm lấy người dân, doanh nghiệp và địa phương làm trung tâm phục vụ. Các hoạt động ngoại giao kinh tế và kinh tế đối ngoại đã thực sự tạo động lực cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn sau Covid-19 đến nay.

Nếu nhìn lại bài học của các nước đi trước, của các “con rồng, con hổ” châu Á thì trong kỷ nguyên vươn mình, trọng tâm của ngoại giao kinh tế là làm thế nào đưa đất nước vào vị thế tối ưu trong các xu hướng, trào lưu phát triển chính của thế giới, qua đó mở rộng không gian phát triển và kiến tạo những cơ hội mới cho các đột phá chiến lược của đất nước.

Thế giới đang đứng trước nhiều diễn biến phức tạp, khó lường và khó dự báo, nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội cho các quốc gia tận dụng các động lực tăng trưởng mới như kinh tế xanh, kinh tế số, khoa học công nghệ… để bứt phá. Trong nước, với thế và lực mới sau gần 40 năm đổi mới và trước những yêu cầu cấp bách của thời đại, có thể nói đây là thời điểm “hội tụ” để đưa đất nước bước sang kỷ nguyên mới như Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu gần đây.

Để tận dụng tốt những thời cơ này, chúng cần nhận thức sâu sắc rằng để đi vào kỷ nguyên mới, công tác ngoại giao kinh tế cần tiếp tục phát huy vai trò phục vụ doanh nghiệp, người dân và địa phương trên tinh thần hiệu quả hơn, sâu hơn, thực chất hơn, tư duy nhạy bén, sáng tạo hơn.

Để làm được điều đó, một mặt ngoại giao kinh tế sẽ phải tiếp tục tận dụng tối đa các động lực tăng trưởng truyền thống như xuất khẩu, đầu tư, du lịch… Theo đó khai thác tối đa lợi ích của các hiệp định thương mại, đầu tư hiện có, nhất là những thị trường, lĩnh vực còn chưa được khai thác; khai mở các nguồn đầu tư, tài chính mới, nhất là những nguồn lực từ các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư lớn; giải quyết những dự án lớn tồn đọng, từ đó tạo đòn bẩy thu hút dự án mới; tiếp tục rà soát, đôn đốc triển khai các cam kết thỏa thuận quốc tế; cụ thể hóa các khuôn khổ quan hệ vừa được nâng tầm thành các chương trình, dự án hợp tác kinh tế thiết thực, hiệu quả.

Mặt khác, để tạo đột phá thì cần phải thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, đột phá vào những lĩnh vực mới như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhiều lần nhấn mạnh và chỉ đạo. Do đó, trọng tâm của ngoại giao kinh tế thời gian qua và tới đây sẽ là nhận diện và tranh thủ cơ hội từ những xu hướng mới đang định hình kinh tế thế giới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng; tạo lập được sự hợp tác sâu rộng với các trung tâm đổi mới sáng tạo của thế giới, bao gồm cả các quốc gia và doanh nghiệp, trong các lĩnh vực mang tính đột phá như công nghệ cao, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, lượng tử.

Các thỏa thuận hợp tác với Nvidia và các tập đoàn công nghệ số gần đây là một ví dụ; xác lập vị thế trong chuỗi cung ứng và chuỗi sản xuất đang định hình, biến Việt Nam thành một mắt xích bền vững, có vị trí ngày càng cao; thúc đẩy các hoạt động ngoại giao chuyên sâu, chuyên ngành như ngoại giao công nghệ, ngoại giao khí hậu, ngoại giao nông nghiệp, ngoại giao hạ tầng, ngoại giao kinh tế số…

Bức tranh đối ngoại Việt Nam 2024 (kỳ I): Kiến tạo tầm vóc mới, tạo đà bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn Trí thức, chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024. (Ảnh: Tuấn Anh)

Là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng lớn mạnh, gắn kết, vị thế của người Việt ở nước ngoài cũng được nâng cao và không ngừng có những đóng góp cho đất nước trên nhiều phương diện. Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, làm thế nào để chúng ta có thể huy động nguồn lực của kiều bào để cùng xây dựng đất nước?

Cộng đồng gần 6 triệu người Việt Nam hiện đang sinh sống và làm việc tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ luôn là bộ phận không thể tách rời của dân tộc. Chính sách nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là quan tâm, chăm lo cho bà con ổn định cuộc sống, hội nhập với sở tại, có địa vị kinh tế và pháp lý ổn định, gắn kết kiều bào, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đồng thời tạo điều kiện cho kiều bào đóng góp vào sự phát triển của quê hương.

Chúng ta luôn trân trọng tinh thần hướng về quê hương và những đóng góp của kiều bào cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nguồn đầu tư, kiều hối, tri thức của kiều bào thực sự là những nguồn lực quan trọng cho phát triển đất nước (với 421 dự án FDI và tổng vốn đăng ký 1,72 tỷ USD tại 42/63 tỉnh, thành; nguồn kiều hối dự báo đạt 16 tỷ USD năm 2024). Bên cạnh đó, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng đóng góp vào sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ, giáo dục, y tế và các hoạt động thiện nguyện ở Việt Nam.

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc và đánh giá cao vai trò của kiều bào trong sự phát triển đất nước. Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết, việc phát huy sức mạnh của cộng đồng người Việt ở nước ngoài (NVNONN) càng trở nên quan trọng. Đẩy mạnh vận động NVNONN đóng góp vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật trong nước; triển khai các biện pháp tổng thể, lâu dài để chăm lo, phát triển cộng đồng NVNONN là những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Bức tranh đối ngoại Việt Nam 2024 (kỳ I): Kiến tạo tầm vóc mới, tạo đà bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc gặp cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia, ngày 23/11. (Nguồn: TTXVN)

Để huy động tiềm lực kinh tế và nguồn lực tri thức của kiều bào, Chính phủ đã và đang triển khai nhiều chủ trương và chính sách đơn giản hóa thủ tục hành chính để kiều bào dễ dàng về nước sinh sống, đầu tư và kinh doanh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động kết nối cộng đồng; bồi dưỡng, hỗ trợ phát triển nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài, giảng dạy tiếng Việt và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó tập trung vào thế hệ trẻ; khuyến khích và áp dụng vào thực tiễn các sáng kiến và đề xuất từ cộng đồng NVNONN.

Cùng với đó, các văn bản pháp luật quan trọng như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Căn cước công dân cũng ngày càng được hoàn thiện, tạo môi trường thuận lợi cho kiều bào về sinh sống, làm việc và đầu tư tại Việt Nam.

Với những chính sách đột phá và môi trường thuận lợi, tôi tin chắc chắn rằng cộng đồng NVNONN sẽ tiếp tục phát huy tối đa tiềm năng, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

Trân trọng cảm ơn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng!


Theo dõi tiếp kỳ II: Tiếp sứ mệnh định vị Việt Nam thuận lợi trong dòng chảy của thời đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội Nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào của dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội Nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào của dân tộc

Báo Thế giới và Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt ...

Tinh gọn bộ máy: 'Chìa khóa' để đất nước bứt phá, vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tinh gọn bộ máy: 'Chìa khóa' để đất nước bứt phá, vươn mình trong kỷ nguyên mới

Việc Đảng tự cải tiến mình, tinh gọn bộ máy và hệ thống chính trị của mình, tự đổi mới, chính là sự nêu gương ...

Đa phương hóa quan hệ quốc tế, chuyện không của riêng ai

Đa phương hóa quan hệ quốc tế, chuyện không của riêng ai

Hôm nay, 22/9, Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 khai mạc, với tinh thần cốt lõi là ...

Đại hội đồng Liên hợp quốc: Nỗ lực cho tương lai tốt đẹp hơn

Đại hội đồng Liên hợp quốc: Nỗ lực cho tương lai tốt đẹp hơn

Khoảng 200 nhà lãnh đạo, đại diện các quốc gia thành viên và tổ chức quốc tế đang tụ họp tại New York (Mỹ) dự ...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly ...

Đọc thêm

Ba Lan úp mở hành động mới của NATO

Ba Lan úp mở hành động mới của NATO

Các nước thành viên NATO đang chuẩn bị tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực Baltic.
Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Chiều ngày 31/12, Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
10 sự kiện nổi bật của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024

10 sự kiện nổi bật của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024

Tối 31/12, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố 10 sự kiện nổi bật của Thành phố trong năm 2024.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/1 và sáng 2/1/2025: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brentford vs Arsenal; Hạng nhất Anh - Burnley vs Stoke City

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/1 và sáng 2/1/2025: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brentford vs Arsenal; Hạng nhất Anh - Burnley vs Stoke City

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/1 và sáng 2/1/2025: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brentford vs Arsenal; Hạng nhất Anh - Luton Town vs Norwich City...
Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi: UNCLOS 1982 - 'mỏ neo' vô giá để thúc đẩy hòa bình, ổn định ở Biển Đông

Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi: UNCLOS 1982 - 'mỏ neo' vô giá để thúc đẩy hòa bình, ổn định ở Biển Đông

UNCLOS cung cấp khuôn khổ pháp lý toàn diện để thúc đẩy hòa bình, ổn định ở Biển Đông, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Phiên bản di động