Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Vy Anh
Cả Nga và Ukraine đều "tung chiêu" sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi "rắn" trên thực địa, nhằm thay đổi cục diện xung đột trong năm 2024. Tuy nhiên, các biện pháp "nắn gân" đều không mang lại kết quả như kỳ vọng, thậm chí đưa xung đột vào thế bế tắc chưa thấy "ánh sáng cuối đường hầm".
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nga-Ukraine
Xung đột Nga-Ukraine vẫn dai dẳng chưa có hồi kết trong năm 2024. (Nguồn: TASS)

Đánh giá về tình hình năm 2024, tại cuộc họp báo cuối năm, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga đã đạt được nhiều "cột mốc" quan trọng trong cuộc xung đột với Ukraine.

Phát biểu tại phiên họp của Bộ Quốc phòng Nga, ông Putin cho biết lực lượng Nga hiện kiểm soát 189 khu dân cư và quân số lực lượng vũ trang đã được tăng cường lên 1,5 triệu người.

Tuy nhiên, những bước tiến này chưa đủ để Moscow tạo ra lợi thế áp đảo trước Kiev trong năm thứ ba của cuộc xung đột mà ban đầu Moscow kỳ vọng sẽ kết thúc trong thời gian ngắn.

Dù kiểm soát phần lớn lãnh thổ Ukraine, Nga vẫn chưa đạt được các thành tựu nổi bật trong năm 2024. Ở chiều ngược lại, Kiev tuy đã kiểm soát một số khu vực thuộc tỉnh Kursk của Nga từ tháng 8 nhưng cũng không đạt được những tiến triển đáng kể. Thực trạng này làm dấy lên lo ngại từ các nhà phân tích rằng cuộc xung đột Nga-Ukraine đang rơi vào thế bế tắc.

Một diễn biến mới đáng chú ý là Nga đang tiến sát thành phố Pokrovsk. Nếu kiểm soát được thành phố này, Nga có thể mở đường để kiểm soát toàn bộ khu vực Donetsk, qua đó thay đổi cục diện xung đột.

Dưới đây là những điểm nổi bật về tình hình căng thẳng Nga-Ukraine trên thực địa trong năm 2024.

“Bước ngoặt” Kursk

Theo các nhà phân tích, cuộc tấn công của Ukraine vào khu vực biên giới Kursk của Nga vào tháng 8 được đánh giá là cuộc tấn công nghiêm trọng nhất của một quốc gia nước ngoài vào lãnh thổ Nga kể từ Thế chiến II. Trong đợt tấn công này, Ukraine đã kiểm soát được một số khu vực quan trọng.

Về mặt chiến lược quân sự, đây là một thành công đáng kể của Ukraine trên thực địa. Tuy nhiên, vấn đề Kursk hiện đang đặt ra những thách thức lớn đối với cả Kiev và Moscow.

Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, Nga đã triển khai hàng nghìn binh sĩ Triều Tiên đến khu vực này để đối phó với lực lượng Ukraine. Phía Kiev cũng xác nhận nhiều lần đụng độ với các đơn vị Triều Tiên.

Một nguồn tin quân sự Ukraine tiết lộ với AFP rằng, tính đến tháng 11, Ukraine vẫn kiểm soát khoảng 800 km² tại Kursk, giảm so với con số ước tính trước đó là 1.400 km².

Các chuyên gia nhận định rằng Kursk có thể trở thành “con bài” trong các cuộc đàm phán ngừng bắn tương lai giữa Moscow và Kiev. Đồng thời, không loại trừ khả năng xung đột tại khu vực này sẽ leo thang khi Nga tìm cách giành lại Kursk nhằm tăng lợi thế trên bàn đàm phán.

Trong cuộc họp báo, Tổng thống Vladimir Putin cam kết sẽ đẩy lực lượng Ukraine ra khỏi Kursk, nhưng không đưa ra thời hạn cụ thể.

Ông Ivan Stupak, chuyên gia quân sự và cựu sĩ quan Cơ quan An ninh Ukraine (SBU), dự đoán rằng trong những tháng tới, Nga sẽ nỗ lực giành lại khu vực này một cách nhanh chóng.Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng diễn biến quan trọng có thể xảy ra sau lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng Một tới. Ông Trump, với mong muốn chấm dứt xung đột Nga-Ukraine, có thể mở đường cho các cuộc đàm phán giữa Moscow, Kiev và Washington.

Nga-Ukraine
Một người lính Ukraine đi dọc theo con phố bị hư hại ở Sudzha, vùng Kursk. (Nguồn: Moscow Times)

Những lá bài lợi hại

Trong năm 2024, Nga và Ukraine đã tăng cường các cuộc tấn công trên không, sử dụng vũ khí tiên tiến, hiện đại, làm dấy lên lo ngại rằng xung đột có thể leo thang hơn nữa.

Vào tháng 11, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ sản xuất để tiến hành các cuộc tấn công bên trong lãnh thổ Nga, một động thái mà Moscow từ lâu đã cảnh báo sẽ gây ra phản ứng “tàn khốc”.

Không dừng lại ở đó, ngày 21/11, Nga lần đầu tiên phóng Oreshnik (một tên lửa đạn đạo thử nghiệm có khả năng mang đầu đạn hạt nhân) vào Ukraine với lập luận đây là phản ứng của Moscow trước việc Kiev sử dụng ATACMS. Vụ phóng diễn ra vài ngày sau khi Tổng thống Putin ký sắc lệnh hạ ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân.

Các chuyên gia tin rằng tên lửa mới này có tốc độ bay gấp 10 lần tốc độ âm thanh và có thể tấn công các mục tiêu cách xa tới 5.500 km. Tuy nhiên, theo chuyên gia Stupak, việc sử dụng Oreshnik giống như "một màn trình diễn PR" hơn là một sự leo thang thực sự của cuộc xung đột.

“Về mặt quân sự, việc sử dụng một số lượng nhỏ tên lửa vào các mục tiêu cụ thể sẽ không làm thay đổi đáng kể tình hình ở tiền tuyến”, chuyên gia quân sự Israel David Sharp nhận định với Moscow Times. Theo chuyên gia này, mặc dù việc sử dụng ATACMS gây ra một số tổn thất nhất định cho Moscow, nhưng nó chủ yếu mang thông điệp chính trị gửi tới Nga.

Nga-Ukraine
Một phụ nữ lớn tuổi đẩy xe qua một tòa nhà bị phá hủy ở thành phố Pokrovsk, vùng Donetsk của Ukraine. (Nguồn: Moscow Times)

Nga và chiến thuật "đánh chắc"

Theo phân tích của AFP dựa trên dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) của Mỹ, khu vực phía Đông Ukraine tiếp tục là tâm điểm của các cuộc giao tranh ác liệt. Trong nhiều tháng qua, Moscow đã gia tăng sức ép và tiến công vào các vị trí của Ukraine.

Tháng 10/2024, quân đội Nga đã tiến thêm 478 km² vào lãnh thổ Ukraine, đánh dấu bước tiến lớn nhất kể từ tháng 3/2022 - giai đoạn đầu của cuộc xung đột. Tính đến giữa tháng 12, các lực lượng Nga chỉ còn cách thị trấn Pokrovsk, thuộc vùng Donetsk, vài km.

Theo chuyên gia Ivan Stupak, chiến thuật của Nga tập trung vào việc bao vây các khu định cư từ nhiều hướng, thay vì phát động các tấn công trực diện, vốn tốn kém cả thời gian lẫn nguồn lực. Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng khiến Moscow đối mặt với không ít thách thức.

Số liệu từ ISW cho thấy trong suốt năm 2023, Nga chỉ kiểm soát thêm 584 km² lãnh thổ Ukraine. Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2024 đến nay, Moscow đã mở rộng quyền kiểm soát thêm hơn 2.660 km². Tổng cộng, kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022 đến ngày 27/10/2024, Nga đã kiểm soát khoảng 67.192 km² lãnh thổ Ukraine.

Những diễn biến trên cho thấy cuộc xung đột Nga-Ukraine trong năm 2024 vẫn chứa đựng nhiều yếu tố khó lường. Tương lai của cuộc xung đột đang phụ thuộc vào các bước đột phá trên thực địa, với hy vọng có thể tiến tới chấm dứt xung đột trong năm 2025.

Nga giành quyền kiểm soát một số làng ở khu vực Donetsk, hé lộ thông tin đàm phán về Ukraine

Nga giành quyền kiểm soát một số làng ở khu vực Donetsk, hé lộ thông tin đàm phán về Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga ngày 29/12 cho biết lực lượng Nga đã chiếm được làng Novotroitske ở vùng Donetsk thuộc miền Đông Ukraine.

Tổng hợp 10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2024

Tổng hợp 10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2024

Năm 2024 đánh dấu những biến động sâu sắc trong bức tranh toàn cảnh thế giới, và 10 sự kiện dưới đây không chỉ góp ...

Xung đột Nga-Ukraine: Moscow không hài lòng với đề xuất của nhóm ông Trump, Mỹ chuẩn bị ra quyết định quan trọng với Kiev

Xung đột Nga-Ukraine: Moscow không hài lòng với đề xuất của nhóm ông Trump, Mỹ chuẩn bị ra quyết định quan trọng với Kiev

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov mới đây đã đưa ra bình luận về những thông tin rò rỉ và cuộc phỏng vấn của Tổng thống ...

Nếu dòng khí đốt từ Nga ngừng chảy, không chỉ châu Âu, Ukraine cũng 'gặp nạn', Slovakia đối đầu Tổng thống Zelensky

Nếu dòng khí đốt từ Nga ngừng chảy, không chỉ châu Âu, Ukraine cũng 'gặp nạn', Slovakia đối đầu Tổng thống Zelensky

Bloomberg cho hay, Thủ tướng Slovakia Robert Fico và các công ty năng lượng ở Trung Âu đang gây áp lực lên Ukraine để tiếp ...

Nóng mặt vì bị phớt lờ cảnh báo và 'chiêu' mới mà các hãng truyền thông nhà nước phải chịu, Nga 'dọa' tung đòn với Đan Mạch và EU

Nóng mặt vì bị phớt lờ cảnh báo và 'chiêu' mới mà các hãng truyền thông nhà nước phải chịu, Nga 'dọa' tung đòn với Đan Mạch và EU

Nga khẳng định có quyền nhắm mục tiêu hợp pháp vào bất kỳ loại vũ khí nào phương Tây cung cấp cho Ukraine, đồng thời ...

(theo Moscow Times, AFP)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Hàn Quốc sử dụng công nghệ in 3D sản xuất phụ tùng cho tàu chiến, xe tăng

Hàn Quốc sử dụng công nghệ in 3D sản xuất phụ tùng cho tàu chiến, xe tăng

Bộ Quốc phòng và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc ký thỏa thuận mở rộng hợp tác trong sử dụng công nghệ in 3D.
Dự báo thời tiết ngày mai (3/1): Tây Bắc, Bắc Trung Bộ trời rét; Đông Bắc Bộ rét về đêm và sáng

Dự báo thời tiết ngày mai (3/1): Tây Bắc, Bắc Trung Bộ trời rét; Đông Bắc Bộ rét về đêm và sáng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (3/1) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Nghị sĩ Hạ viện Nga nói Tổng thống Ukraine 'lấy oán đền ơn' châu Âu; Hungary vẫn mua khí đốt Moscow qua đường ống đặc biệt

Nghị sĩ Hạ viện Nga nói Tổng thống Ukraine 'lấy oán đền ơn' châu Âu; Hungary vẫn mua khí đốt Moscow qua đường ống đặc biệt

Quyết định của Ukraine ngừng vận chuyển khí đốt tự nhiên của Nga qua lãnh thổ nước này là một 'cú sốc' đối với các nước EU.
Mỹ xảy ra loạt vụ việc đẫm máu ngày đầu Năm mới: Xả súng tại New York, nổ xe Tesla ở Las Vegas và khủng bố tại New Orleans liệu có liên quan?

Mỹ xảy ra loạt vụ việc đẫm máu ngày đầu Năm mới: Xả súng tại New York, nổ xe Tesla ở Las Vegas và khủng bố tại New Orleans liệu có liên quan?

Các vụ xả súng, tấn công khủng bố và xe tải Tesla bất ngờ phát nổ liên tiếp xảy ra ngay trong ngày đầu Năm mới ở các địa phương ...
Ước mơ về một xã hội hòa nhập của chàng trai khiếm thị

Ước mơ về một xã hội hòa nhập của chàng trai khiếm thị

Người khuyết tật thường đối mặt với những định kiến xã hội vô hình, nhưng chàng trai khiếm thị Hoàng Nhật Minh đến từ TP. Hồ Chí Minh đã vượt ...
Hàn Quốc sử dụng công nghệ in 3D sản xuất phụ tùng cho tàu chiến, xe tăng

Hàn Quốc sử dụng công nghệ in 3D sản xuất phụ tùng cho tàu chiến, xe tăng

Bộ Quốc phòng và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc ký thỏa thuận mở rộng hợp tác trong sử dụng công nghệ in 3D.
Mỹ xảy ra loạt vụ việc đẫm máu ngày đầu Năm mới: Xả súng tại New York, nổ xe Tesla ở Las Vegas và khủng bố tại New Orleans liệu có liên quan?

Mỹ xảy ra loạt vụ việc đẫm máu ngày đầu Năm mới: Xả súng tại New York, nổ xe Tesla ở Las Vegas và khủng bố tại New Orleans liệu có liên quan?

Các vụ xả súng, tấn công khủng bố và xe tải Tesla bất ngờ phát nổ liên tiếp xảy ra ngay trong ngày đầu Năm mới ở các địa phương của nước Mỹ.
Xả súng đẫm máu, Montenegro tuyên bố quốc tang 3 ngày

Xả súng đẫm máu, Montenegro tuyên bố quốc tang 3 ngày

Một vụ xả súng đẫm máu xảy ra tại thị trấn Cetinje, thuộc khu vực Tây Nam Montenegro vào chiều 1/1, khiến ít nhất 10 người thiệt mạng, trong đó có 2 trẻ em.
Chưa từng có trong lịch sử Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol 'cố thủ' chống đối nhưng không thể thoát lệnh bắt giữ?

Chưa từng có trong lịch sử Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol 'cố thủ' chống đối nhưng không thể thoát lệnh bắt giữ?

Có khả năng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol sẽ bị bắt giữ trong ngày 2/1 để phục vụ điều tra về vụ thiết quân luật.
Afghanistan: 'Nỗi lòng' của chính quyền Taliban trong năm 2025

Afghanistan: 'Nỗi lòng' của chính quyền Taliban trong năm 2025

Taliban, hiện kiểm soát Afghanistan, kỳ vọng sẽ mở rộng các mối quan hệ chính thức và ngoại giao với các quốc gia khác trong năm 2025.
Honduras dọa trả đũa Mỹ nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump khăng khăng làm một điều

Honduras dọa trả đũa Mỹ nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump khăng khăng làm một điều

Honduras dọa sẽ xem xét lại các thỏa thuận hợp tác với Mỹ, đặc biệt về hợp tác về lĩnh vực quân sự.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Phiên bản di động