Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Vy Anh
Bài toán Trung Đông, đặc biệt là xử lý quan hệ với Iran sẽ là một thách thức không nhỏ với chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump. Nếu chần chừ trong nước cờ đàm phán với Tehran, có thể người chịu thiệt sẽ là Washington chứ không phải ai khác.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thời gian không còn nhiều cho giải pháp ngoại giao giữa Mỹ và Iran
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.. (Nguồn: PBS)

Chính sách "gây sức ép tối đa" và tác dụng ngược

Ông Jon Hoffman, chuyên gia nghiên cứu về quốc phòng và chính sách đối ngoại của Mỹ ở Trung Đông, Viện nghiên cứu CATO vừa qua đã có một bài phân tích trên trang The Hill cho rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nên sớm thúc đẩy thỏa thuận với Iran khi thời gian đàm phán ngoại giao cho cả hai bên không phải lúc nào cũng "dư dả".

Theo ông Jon Hoffman, căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.

Những động thái gần đây của Tehran đã đưa Iran tới gần hơn với việc phát triển vũ khí hạt nhân, đồng thời nguy cơ xung đột leo thang với Israel, cùng sự tham gia trực tiếp của Mỹ vẫn cao.

Mặc dù giữa Washington và Tehran còn nhiều sự ngờ vực, hai bên vẫn có thể tiến hành đàm phán. Tổng thống đắc cử Trump nên nối lại đối thoại với Iran và tận dụng cơ hội hạn chế hiện có để vừa xoa dịu chương trình hạt nhân của Tehran một cách hòa bình, vừa giảm căng thẳng với nước Cộng hòa Hồi giáo này.

Việc bỏ lỡ cơ hội này có nguy cơ đẩy Mỹ vào một cuộc xung đột thảm khốc khác ở Trung Đông - điều mà ông Trump đã hứa với các cử tri Mỹ rằng ông sẽ cố gắng tránh.

Chuyên gia Jon Hoffman khẳng định chính quyền của ông Trump nhiệm kỳ đầu đã mang lại những bài học bổ ích cho chính quyền Trump 2.0. Sau khi rút khỏi thỏa thuận Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) với Iran, ông Trump đã thực hiện chính sách “gây sức ép tối đa” nhằm cô lập nước này về cả kinh tế và ngoại giao.

Đồng thời, ông Trump đã áp đặt các lệnh trừng phạt quy mô lớn nhất đối với Iran cho đến nay và tăng áp lực quân sự với Tehran. Israel cũng hành động tương tự "làm khó" Iran.

Ngay sau đó, Iran bắt đầu làm giàu urani lên 60%. Dù vẫn chưa đạt mức 90% cần thiết để chế tạo vũ khí, đây là mức độ chưa từng đạt tới trong lịch sử nước này.

Theo ông Jon Hoffman, chính sách “gây sức ép tối đa” của ông Trump (phần lớn được chính quyền Tổng thống Biden duy trì sau này) cuối cùng đã không thể hạn chế chương trình hạt nhân của Tehran, thậm chí còn giúp củng cố đường lối cứng rắn ở Iran.

Iran đã tăng đáng kể kho dự trữ urani gần cấp độ vũ khí, đủ để sản xuất nhiên liệu cho vài quả bom hạt nhân nếu Tehran có ý định chế tạo bom hạt nhân với thời gian đột phá chỉ vài tuần.

Thời gian không còn nhiều cho giải pháp ngoại giao giữa Mỹ và Iran
Căng thẳng giữ Israel và Iran ngày càng leo thang. (Nguồn: Jiss)

"Dịu giọng" hướng đến bàn đàm phán

Chuyên gia Jon Hoffman phân tích, khi ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025, có nhiều tín hiệu trái ngược trong chính sách với Iran. Một mặt, có vẻ ông Trump muốn tiếp tục chiến dịch “gây sức ép tối đa” với Iran và thậm chí cân nhắc tiến hành không kích vào các cơ sở hạt nhân của nước này.

Nhưng mặt khác, cũng có những tín hiệu cho thấy Tổng thống đắc cử đang xem xét triển vọng đạt được một thỏa thuận mới với Tehran.

Ông Trump đã cảnh báo về những nỗ lực của Mỹ nhằm thay đổi chế độ ở Tehran, và chỉ vài ngày sau khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống, tỷ phú Elon Musk, người thân tín với ông Trump, đã gặp Đại sứ Iran tại Liên hợp quốc để thảo luận về việc giảm căng thẳng giữa Tehran và Washington.

Ông Massad Boulos, cố vấn Trung Đông của ông Trump, gần đây tuyên bố ông Trump đã sẵn sàng cho “các cuộc đàm phán nghiêm túc” với Iran.

Về phần mình, Tehran cũng đã chuyển sang giọng điệu ôn hòa hơn dưới thời tân Tổng thống theo chủ nghĩa cải cách Masoud Pezeshkian, người được bầu với lời hứa giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế của Iran bằng cách hợp tác với phương Tây.

Tháng 11 vừa qua, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi đã nói trên truyền hình rằng Tehran sẵn sàng nối lại đàm phán về chương trình hạt nhân nhưng cảnh báo thời gian cho các cuộc đàm phán như vậy là có hạn.

Thời gian không còn nhiều cho giải pháp ngoại giao giữa Mỹ và Iran
Hàng trăm tên lửa từ phía Iran bắn vào lãnh thổ Israel, ngày 1/10. (Nguồn: Arab News)

Khó mấy cũng nên làm

Theo ông Jon Hoffman, có hai trở ngại chính đối với các cuộc đàm phán với Iran từ phía Mỹ. Thứ nhất, sự trì trệ về chính sách đang đẩy Washington hướng tới đối đầu với Tehran. Điều này bắt nguồn từ nhận định về mối đe dọa mà Iran gây ra đối với lợi ích của Mỹ.

Rào cản thứ hai đối với các cuộc đàm phán xuất phát từ sự phản đối của Israel và sự leo thang liên tục ở Trung Đông. Trung Đông thời gian qua đã chứng kiến làn sóng leo thang lan rộng khắp khu vực, bao gồm cả đối đầu quân sự trực tiếp giữa Iran và Israel.

Bất kỳ thỏa thuận nào giữa Mỹ và Iran đều có nguy cơ vấp phải sự phản đối dữ dội từ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, người lâu nay vẫn ủng hộ leo thang với Tehran.

Trong diễn biến mới nhất của cuộc xung đột liên tục này, Israel đã nhắm vào các hệ thống phòng không, cơ sở sản xuất tên lửa và một địa điểm liên quan chương trình hạt nhân của Iran hồi tháng 10. Iran tuyên bố sẽ đáp trả các cuộc tấn công của Israel nhưng đến nay vẫn chưa làm như vậy, điều này tạo cơ hội cho Mỹ có thể chấm dứt chu kỳ trả đũa này.

Nếu không có các biện pháp ngoại giao kịp thời, xung đột chắc chắn sẽ leo thang và khó kiểm soát hơn nữa, điều sẽ gây ra thảm họa đối với sự ổn định của khu vực và các lợi ích của Mỹ.

Các cuộc tấn công phủ đầu vào các cơ sở hạt nhân của Iran có thể sẽ không xóa bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân của nước này mà thậm chí có thể khuyến khích Tehran đẩy nhanh việc sản xuất bom hạt nhân.

Khả năng phòng không và tên lửa đạn đạo của Iran sẽ gây tổn thất đáng kể về tài chính và nhân lực cho quân đội Mỹ. Quân đội Mỹ rải rác khắp Trung Đông sẽ dễ trở thành mục tiêu cho các cuộc tấn công trả đũa của Iran hoặc các đối tác của họ trong khu vực.

"Nếu không có giải pháp rõ ràng nào hoặc không có tầm nhìn về một cuộc xung đột kéo dài như vậy, bên bị tổn hại nhiều nhất rất có thể sẽ là Mỹ. Sự lựa chọn tốt nhất của ông Trump lúc này là ngoại giao. Ông Trump nên nỗ lực xoa dịu căng thẳng với Tehran, bước đi cần thiết đầu tiên hướng đến việc Mỹ rút khỏi Trung Đông", ông Jon Hoffman nhận định.

"Đòn bẩy" của Iran bị suy yếu

Cục diện Trung Đông hiện nay cũng không có nhiều thuận lợi cho Iran khi "trục kháng chiến" gặp phải không ít thách thức. Đây có thể là cơ hội để Mỹ thúc đẩy các biện pháp ngoại giao đối với Iran.

Theo Modern Diplomacy, sự sụp đổ gần đây của chế độ cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã gây chấn động khắp Trung Đông. Trước chính biến ở Syria, những bên ủng hộ chính của chính quyền cựu Tổng thống Bashar al-Assad, bao gồm Nga và “Trục kháng chiến” do Iran lãnh đạo sẽ là những bên chịu tổn thất lớn nhất.

Số phận các căn cứ quân sự của Nga tại Syria hiện đang bị đe dọa. Hoạt động tiếp theo của các căn cứ này có thể sớm được quyết định, tùy thuộc vào việc Điện Kremlin có thể đạt được thỏa thuận với các nhà lãnh đạo mới của Syria hay không.

Đối với Iran, Tehran đã mất quyền tiếp cận trên bộ được đảm bảo tới Lebanon, khiến đồng minh Hezbollah dễ bị Israel tấn công hơn.

Một tuyên bố gần đây của Ngoại trưởng Syria mới nhậm chức, Asaad Hassan al-Shibani, đã cảnh báo Iran không được "gieo rắc hỗn loạn" ở Syria, có thể báo hiệu rằng chính phủ mới muốn phá vỡ nguyên trạng của Syria như một mặt trận trong cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa Iran và Israel.

Điều này không tốt cho Iran và liên minh “trục kháng chiến” của nước này.

Rõ ràng, việc mất đi đồng minh Syria và Hezbollah ngày càng suy yếu có nghĩa là Iran đang mất đi vị thế là một trong những cường quốc hàng đầu của khu vực. Không chỉ khả năng triển khai quyền lực và ảnh hưởng địa chính trị của Iran bị suy giảm mà còn có nguy cơ mất đòn bẩy trong bất kỳ cuộc đàm phán trực tiếp hoặc xung đột nào trong tương lai với các đối thủ của mình, có thể là Israel, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ…

Tehran sẽ bù đắp những mất mát này như thế nào? Liệu những khó khăn của hiện tại có khiến Tehran xoay hướng thúc đẩy đàm phán với Washington để gỡ "vòng kim cô" về trừng phạt, tập trung củng cố sức mạnh và giải quyết khó khăn nội tại? Tất cả chúng ta cùng trông chờ trong năm 2025.

Chính quyền lâm thời Syria đề cập việc bầu cử, nói gì về quan hệ với Iran?

Chính quyền lâm thời Syria đề cập việc bầu cử, nói gì về quan hệ với Iran?

Việc tổ chức bầu cử để bầu ra chính phủ mới của Syria có thể mất tới 3-4 năm chuẩn bị.

Iran tiếp tục hứng chịu vòng xoáy bạo lực khủng bố

Iran tiếp tục hứng chịu vòng xoáy bạo lực khủng bố

Ngày 29/12, Iran bắt giữ 1 nghi phạm bị cáo buộc liên quan hành vi đánh bom liều chết khiến 1 chỉ huy cảnh sát ...

Phỏng vấn Ngoại trưởng Nga: 'Cạch mặt' hội nghị hòa bình Ukraine, NATO nên ngẫm lại mình, đối đầu Iran-Israel tiến gần bờ vực

Phỏng vấn Ngoại trưởng Nga: 'Cạch mặt' hội nghị hòa bình Ukraine, NATO nên ngẫm lại mình, đối đầu Iran-Israel tiến gần bờ vực

Ngày 30/12, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã có cuộc trả lời phỏng vấn cuối năm với hãng thông tấn TASS, trong đó đề cập ...

Mỹ tung đòn nhằm vào các thực thể Nga và Iran

Mỹ tung đòn nhằm vào các thực thể Nga và Iran

Ngày 31/12, Washington thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các thực thể ở Iran và Nga, với cáo buộc tìm ...

Iran sẽ đàm phán hạt nhân với nhóm E3, một tuần trước khi Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump nhậm chức

Iran sẽ đàm phán hạt nhân với nhóm E3, một tuần trước khi Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump nhậm chức

Hãng thông tấn bán chính thức ISNA của Iran ngày 1/1 dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao nước này Kazem Gharibabadi nói rằng, vòng đàm ...

(theo The Hill, Modern Diplomacy)

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/1/2025: Tuổi Thìn cân bằng chi tiêu

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/1/2025: Tuổi Thìn cân bằng chi tiêu

Xem tử vi 5/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 5/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 5/1/2025, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 5/1/2025, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 5/1. Lịch âm 5/1/2025? Âm lịch hôm nay 5/1. Lịch vạn niên 5/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 5/1/2025: Bọ Cạp đừng quá nghi ngờ

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 5/1/2025: Bọ Cạp đừng quá nghi ngờ

Tử vi hôm nay 5/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc giữa sóng gió chính trường

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc giữa sóng gió chính trường

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ gặp người đồng cấp Cho Tae-yul vào ngày 6/1, thời điểm hết hạn lệnh bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.
Damascus nối lại các chuyến bay quốc tế, nhiều nước hỗ trợ quá trình tái thiết ở Syria

Damascus nối lại các chuyến bay quốc tế, nhiều nước hỗ trợ quá trình tái thiết ở Syria

Syria sẽ bắt đầu đón các chuyến bay quốc tế đi và đến Sân bay quốc tế Damascus từ ngày 7/1.
Giá tiêu hôm nay 5/1/2025: Thị trường diễn biến bất ngờ, hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu duy trì vị thế số 1 thế giới

Giá tiêu hôm nay 5/1/2025: Thị trường diễn biến bất ngờ, hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu duy trì vị thế số 1 thế giới

Giá tiêu hôm nay 5/1/2025 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 147.000 – 149.500 đồng/kg.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc giữa sóng gió chính trường

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc giữa sóng gió chính trường

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ gặp người đồng cấp Cho Tae-yul vào ngày 6/1, thời điểm hết hạn lệnh bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.
Damascus nối lại các chuyến bay quốc tế, nhiều nước hỗ trợ quá trình tái thiết ở Syria

Damascus nối lại các chuyến bay quốc tế, nhiều nước hỗ trợ quá trình tái thiết ở Syria

Syria sẽ bắt đầu đón các chuyến bay quốc tế đi và đến Sân bay quốc tế Damascus từ ngày 7/1.
Nga bao vây thành phố chiến lược Pokrovsk nhằm cắt đứt đường tiếp tế của Ukraine

Nga bao vây thành phố chiến lược Pokrovsk nhằm cắt đứt đường tiếp tế của Ukraine

Nga tăng cường các cuộc tấn công vào thành phố chiến lược Pokrovsk với mục tiêu bao vây từ phía Nam, cắt đứt tuyến tiếp tế cho quân đội Ukraine.
Tên lửa Fath-360 và hệ thống phòng không Arman của Iran sắp lên đường tới Nga?

Tên lửa Fath-360 và hệ thống phòng không Arman của Iran sắp lên đường tới Nga?

Nhiều đồn đoán cho rằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Fath-360 và hệ thống phòng không Arman của Iran sắp được vận chuyển tới Nga.
Hơn 9 triệu trẻ em ở một quốc gia châu Phi không được đến trường

Hơn 9 triệu trẻ em ở một quốc gia châu Phi không được đến trường

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 3/1, hơn 9 triệu trẻ em Ethiopia không được đến trường do thiên tai, các thảm họa do con người gây ra
Nga 'nhắc nhẹ' một quốc gia NATO về việc viện trợ vũ khí cho Ukraine

Nga 'nhắc nhẹ' một quốc gia NATO về việc viện trợ vũ khí cho Ukraine

Đại sứ Nga tại Hy Lạp cảnh báo Athens không được chuyển giao hệ thống phòng không của Nga cho Ukraine nếu không có sự đồng ý bằng văn bản từ Moscow.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Phiên bản di động