Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Hoài Minh
Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp có các vụ cắt cáp quang diễn ra tại khu vực này thời gian qua, dấy lên sự nghi ngại lẫn nhau giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cuộc chiến 'ngầm' Nga-NATO dưới lòng đại dương
Nhiều cơ sở hạ tầng cáp quang quan trọng bị hư hại ở vùng Biển Baltic. (Nguồn: PSU)

Kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, một cuộc chiến ngầm đã diễn ra giữa Nga và NATO, và ngày càng trở nên căng thẳng về cáp quang biển.

Trong vài tháng qua, nhiều cơ sở hạ tầng cáp quang quan trọng đã bị hư hại ở vùng Biển Baltic, chủ yếu do các tàu dân sự neo đậu quá gần. Nhiều nghi ngờ đổ dồn vào Nga, mặc dù không có bằng chứng cụ thể. Ngày 27/12, NATO đã có động thái tuyên bố tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Baltic.

Tin liên quan
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024 Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Động thái này diễn ra sau sự cố cáp điện Estlink 2 nối giữa Phần Lan và Estonia đã bị hư hại ngày 25/12, chỉ một tháng rưỡi sau khi 2 cáp quang ở vùng biển của Thụy Điển bị đứt. Cảnh sát Phần Lan nghi ngờ tàu chở dầu Eagle-S có liên quan đến sự cố này. Con tàu này bị nghi ngờ thuộc một hạm đội vận chuyển dầu Nga bị cấm vận, đã rời cảng Ust-Luga của Nga vào ngày 24/12.

Trước tình hình các vụ việc xảy ra ngày càng nhiều, các quốc gia ven Biển Baltic hy vọng sẽ thuyết phục các đồng minh triển khai nhanh chóng các tàu để giám sát và bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng.

Trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh Estonia ngày 27/12, Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur cho biết: “Một giải pháp tiềm năng là triển khai lực lượng của Thụy Điển ở đây, hoặc của Đức, Ba Lan hay bất kỳ quốc gia nào khác. Nhờ các mối quan hệ song phương, chúng tôi có thể tìm ra các giải pháp nhanh hơn so với việc chờ đợi toàn bộ NATO”.

Lo ngại sự cố tương tự diễn ra, Estonia đã quyết định triển khai các cuộc tuần tra trên biển để bảo vệ cáp Estlink 1 - cáp duy nhất còn hoạt động sau khi Estlink 2 bị hư hỏng.

Trong khi đó, ngày 24/12, Liên minh châu Âu (EU) đã đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với các tàu Nga. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tuyên bố: “Con tàu bị nghi ngờ là một phần trong 'hạm đội ma' của Nga. Chúng tôi sẽ đề xuất các biện pháp bổ sung, bao gồm cả các biện pháp trừng phạt để nhắm vào hạm đội này”. EU cũng dự định thực hiện các biện pháp mới để bảo vệ các cáp dưới biển, bao gồm “các công nghệ phát hiện mới” và “khả năng sửa chữa dưới biển”.

Cảnh giác cao độ

Không chỉ có Biển Baltic, các hoạt động của tàu Nga được NATO theo sát ở Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Trong đó, có 2 tàu thường xuyên hoạt động trong các vùng biển này và phía NATO cho rằng các tàu này theo dõi sát sao đường đi của các cáp quang: Kildin - một tàu có kích thước tương đương một tàu đánh cá lớn, được cho là trang bị khả năng nghe lén điện từ và Yantar - một tàu do thám.

Sau khi rời Biển Baltic vào đầu tháng 11, Yantar đã di chuyển dọc theo bờ biển Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Italy. Một nguồn tin quân sự châu Âu tiết lộ: “Nó theo dõi chính xác đường đi các cáp quang dưới biển của chúng tôi. Sau khi dừng lại khoảng 10 ngày tại cảng Tartus (Syria), đến ngày 25/12, tàu này đã quay trở lại Cyprus. Chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ đến hiện trường vụ chìm tàu Ursa Major (tàu chở hàng của Nga bị chìm vào ngày 23/12 giữa Tây Ban Nha và Algeria), nhưng nhiệm vụ tình báo dường như quan trọng hơn”. Phạm vi hoạt động của các tàu Nga có thể được sử dụng cho các “hành động trong tương lai”.

Hải quân các nước phương Tây đã siết chặt vòng vây quanh Yantar và Kildin, thay phiên nhau tuần tra giám sát. Nguồn tin quân sự chia sẻ: “Chúng ta như đang chơi trò mèo vờn chuột ở chính sân nhà mình”.

Các tàu tuần tra của NATO không ngần ngại phô trương sức mạnh, sẵn sàng “đuổi khéo” bất cứ khi nào tàu Nga lại gần các tuyến cáp quan trọng.

Những va chạm này đã tạo ra một bầu không khí căng thẳng, cho thấy một cuộc chiến ngầm đang diễn ra dưới lòng đại dương.

Được giới thiệu cách đây khoảng 10 năm như một tàu khảo sát thủy văn, Yantar sở hữu một khoang tàu có thể mở ra để hạ thủy một robot dưới nước một cách kín đáo. Nguồn tin quân sự nêu rõ: “Con tàu đó không chỉ đơn thuần nghiên cứu đáy biển. Nhưng việc chứng minh một hành vi phá hoại là cực kỳ khó. Chúng ta phải lần theo từng mét, từng giây đường đi của nó để có thể kết luận nó đã tác động lên một sợi cáp nào đó và phải liên kết giữa những gì quan sát được trên mặt nước với những gì các nhà điều khiển nhìn thấy”.

Trong những năm qua, hải quân các nước NATO đã trang bị các phương tiện quan sát dưới nước, robot điều khiển từ xa hoặc thiết bị không người lái để kiểm tra tình trạng của các cáp quang, bổ sung cho các phương tiện do các công ty như Orange Marine hoặc Alcatel Submarine triển khai, đồng thời giám sát 24/7 để kịp thời phát hiện bất thường.

Orange Marine khẳng định công ty này có nhiều tuyến cáp khác nhau để có thể chuyển hướng lưu lượng trong trường hợp xảy ra sự cố, nhờ đó đảm bảo dịch vụ liên tục cho khách hàng, đồng thời nhắc lại rằng các sự cố đứt cáp dưới biển xảy ra thường xuyên, khoảng 150 đến 200 lần/năm. Tuy nhiên, theo Orange Marine, hầu hết các sự cố này là do các hiện tượng tự nhiên (động đất, lở đất) hoặc các tai nạn hàng hải (câu kéo, neo đậu tàu).

Cuộc chiến 'ngầm' Nga-NATO dưới lòng đại dương
Tàu của Lực lượng Biên phòng Phần Lan tuần tra ở vùng biển gần Helsinki. (Nguồn: Getty)

Thách thức an ninh phi truyền thống

Việc bảo vệ hệ thống cáp quang toàn cầu trước những mối đe dọa ngày càng gia tăng là một thách thức lớn đối với các nhà khai thác tư nhân. Những phương thức tấn công tinh vi và khó phát hiện như: cắt cáp, chôn các thiết bị nghe trộm hoặc tấn công mạng đã làm cho vấn đề này trở nên phức tạp hơn bao giờ hết.

Nhà nghiên cứu Julien Nocetti thuộc Viện Quan hệ quốc tế Pháp (IFRI) cho rằng: “Sự mơ hồ giữa các hoạt động bình thường và các hành vi gây hấn, cùng với việc không công khai nhận trách nhiệm đã tạo ra một môi trường an ninh đầy rủi ro, khiến việc xác định mục tiêu tấn công và truy cứu trách nhiệm trở nên khó khăn”. Điều này không chỉ gây gián đoạn thông tin liên lạc mà còn đe dọa đến an ninh và kinh tế của nhiều quốc gia.

Ngoài những gì đang diễn ra trên biển, các nhà lãnh đạo châu Âu cũng lo ngại về nguy cơ leo thang quan hệ với Nga thông qua những mối nghi ngại như vậy.

Đứng trước những thách thức an ninh phi truyền thống, NATO dường như đang bối rối, khó xử. Điều 5 của NATO, vốn được thiết kế để ứng phó với các cuộc tấn công quân sự trực tiếp, đang gặp phải những thách thức chưa từng có.

Một cuộc tấn công bằng tên lửa sẽ kích hoạt một phản ứng rõ ràng, nhưng đối mặt với những vụ phá hoại cáp quang biển liên tiếp và khó xác định, NATO sẽ phải làm gì? Câu hỏi đặt ra là liệu các hành vi phá hoại có được coi là một cuộc tấn công vũ trang để kích hoạt Điều 5 hay không?

Vấn đề này cũng dẫn đến một câu hỏi cấp bách về tương lai của NATO. Nếu không có những thay đổi thích hợp về khả năng răn đe và bảo vệ thì liên minh có thể bị suy yếu. Điều này đòi hỏi các quốc gia thành viên phải tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin tình báo và phát triển các công cụ pháp lý mới để đối phó với các hình thức tấn công phi truyền thống.

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine (từ tháng 2/2022), quân đội Nga đã chịu những tổn thất và buộc phải dồn nguồn lực ...

Không để Biển Baltic là 'hồ của NATO', Nga tăng cường chiến tranh hỗn hợp, triển khai siêu tên lửa tại Belarus

Không để Biển Baltic là 'hồ của NATO', Nga tăng cường chiến tranh hỗn hợp, triển khai siêu tên lửa tại Belarus

Nhà phân tích chính trị người Nga Konstantin Kalachev tuyên bố “Moscow không hề thích thú với quan điểm biển Baltic là ‘hồ’ của NATO”.

Các nước Baltic 'cầu cứu' NATO sau loạt sự cố về cáp ngầm, muốn triển khai cả hạm đội răn đe

Các nước Baltic 'cầu cứu' NATO sau loạt sự cố về cáp ngầm, muốn triển khai cả hạm đội răn đe

Ngày 26/12, một số nước Baltic đã lên tiếng yêu cầu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tăng cường bảo vệ cơ ...

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương, nơi truyền tải hơn 95% lưu lượng Internet toàn cầu, kết nối các lục địa đang trở ...

Phỏng vấn Ngoại trưởng Nga: 'Cạch mặt' hội nghị hòa bình Ukraine, NATO nên ngẫm lại mình, đối đầu Iran-Israel tiến gần bờ vực

Phỏng vấn Ngoại trưởng Nga: 'Cạch mặt' hội nghị hòa bình Ukraine, NATO nên ngẫm lại mình, đối đầu Iran-Israel tiến gần bờ vực

Ngày 30/12, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã có cuộc trả lời phỏng vấn cuối năm với hãng thông tấn TASS, trong đó đề cập ...

(theo Le Monde)

Đọc thêm

Điện thoại thông minh tích hợp AI khiến nhu cầu chip toàn cầu cao kỷ lục trong năm 2025

Điện thoại thông minh tích hợp AI khiến nhu cầu chip toàn cầu cao kỷ lục trong năm 2025

Theo dự báo mới nhất, thị trường chip toàn cầu có thể tăng trưởng 11,2% trong năm 2025, đạt mốc kỷ lục 697,18 tỷ USD.
Hàn Quốc bắt tay các nhà cung cấp dịch vụ đám mây toàn cầu

Hàn Quốc bắt tay các nhà cung cấp dịch vụ đám mây toàn cầu

Các công ty lớn của Hàn Quốc tăng cường quan hệ đối tác với các nhà cung cấp dịch vụ đám mây (CSP) toàn cầu như Amazon Web Services và ...
Đỉnh Fansipan băng giá phủ trắng

Đỉnh Fansipan băng giá phủ trắng

Do ảnh hưởng của không khí lạnh với nền nhiệt xuống dưới 0 độ C, từ 5h30 sáng 5/1, trên đỉnh Fansipan, thị xã Sa Pa, Lào Cai, xuất hiện ...
2.025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng-Chào Năm mới tại hồ Tây

2.025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng-Chào Năm mới tại hồ Tây

Trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng-Chào Năm mới 2025 sẽ có màn trình diễn ánh sáng từ 2.025 drone kết hợp với âm nhạc.
Mỹ Tâm hào hứng và không nhận cát-xê trong show của Phan Mạnh Quỳnh

Mỹ Tâm hào hứng và không nhận cát-xê trong show của Phan Mạnh Quỳnh

Ca sĩ Mỹ Tâm, Bùi Công Nam là 2 gương mặt khách mời trong Concert Chuyến tàu: Mùa đông của ca, nhạc sĩ Phan Mạnh Quỳnh diễn ra tối 4/1.
Tổng thống Ukraine thông báo 'tổn thất nặng nề' của quân đội Nga và Triều Tiên ở Kursk

Tổng thống Ukraine thông báo 'tổn thất nặng nề' của quân đội Nga và Triều Tiên ở Kursk

Tổng thống Zelensky cho biết lực lượng Nga và Triều Tiên đã chịu tổn thất nặng nề trong cuộc giao tranh ở khu vực phía Nam nước Nga.
Tổng thống Ukraine thông báo 'tổn thất nặng nề' của quân đội Nga và Triều Tiên ở Kursk

Tổng thống Ukraine thông báo 'tổn thất nặng nề' của quân đội Nga và Triều Tiên ở Kursk

Tổng thống Zelensky cho biết lực lượng Nga và Triều Tiên đã chịu tổn thất nặng nề trong cuộc giao tranh ở khu vực phía Nam nước Nga.
Nga đáp trả việc Ngoại trưởng Mỹ thừa nhận 'bơm' vũ khí cho Ukraine trước khi xung đột nổ ra

Nga đáp trả việc Ngoại trưởng Mỹ thừa nhận 'bơm' vũ khí cho Ukraine trước khi xung đột nổ ra

Nga đáp trả tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine trước khi xung đột nổ ra.
Thủ tướng Áo tuyên bố từ chức khi nỗ lực loại trừ phe cực hữu sụp đổ

Thủ tướng Áo tuyên bố từ chức khi nỗ lực loại trừ phe cực hữu sụp đổ

Thủ tướng Áo Karl Nehammer sẽ từ chức sau khi không thành lập được chính phủ liên minh ôn hòa.
Israel tiếp tục không kích Gaza, thương vong gia tăng mạnh; UNRWA bác tin đồn đóng cửa hoạt động

Israel tiếp tục không kích Gaza, thương vong gia tăng mạnh; UNRWA bác tin đồn đóng cửa hoạt động

Truyền thông Palestine ngày 4/1 đưa tin, các cuộc không kích của Israel trong 24 giờ qua đã khiến 77 người thiệt mạng và 145 người bị thương tại Dải Gaza.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc giữa sóng gió chính trường

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc giữa sóng gió chính trường

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ gặp người đồng cấp Cho Tae-yul vào ngày 6/1, thời điểm hết hạn lệnh bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.
Damascus nối lại các chuyến bay quốc tế, nhiều nước hỗ trợ quá trình tái thiết ở Syria

Damascus nối lại các chuyến bay quốc tế, nhiều nước hỗ trợ quá trình tái thiết ở Syria

Syria sẽ bắt đầu đón các chuyến bay quốc tế đi và đến Sân bay quốc tế Damascus từ ngày 7/1.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Phiên bản di động