Chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam đang đứng gác ở Trường Sa. |
Theo tài liệu nghiên cứu dài 47 trang, các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông không có cơ sở theo luật pháp quốc tế.
Cụ thể, tài liệu khẳng định, những yêu sách này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều quy định của pháp luật quốc tế được ghi nhận trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) mà Bắc Kinh đã tham gia.
Tài liệu trên cũng kêu gọi Trung Quốc “ngừng các hoạt động trái pháp luật và các hành vi gây sức ép ở Biển Đông”, đồng thời khẳng định những yêu sách dựa trên lịch sử của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.
Biển Đông là vùng biển có nhiều mỏ dầu khí cũng như các tuyến vận tải biển quan trọng và Trung Quốc luôn tìm cách mở rộng các yêu sách chủ quyền.
Về phía Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhiều lần khẳng định: "Lập trường của Việt Nam về chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và vấn đề Biển Đông nói chung là rõ ràng và nhất quán.
Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp.
Việt Nam đề nghị các bên tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS1982 trong mọi hoạt động ở khu vực trên Biển Đông, không có hành động làm phức tạp tình hình, góp phần duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và trật tự pháp lý trên biển tại khu vực".