TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ công bố sáng kiến an ninh hàng hải mới với ASEAN | |
Phán quyết của Tòa Trọng tài là một phần của luật pháp quốc tế |
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã công bố các kế hoạch tương lai của Lầu Năm Góc với các nước Đông Nam Á. Washington nhấn mạnh Hội nghị không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-ASEAN là một bằng chứng cho thấy tầm quan trọng của ASEAN trong chiến lược “tái cân bằng” sang châu Á-Thái Bình Dương của Chính quyền Tổng thống Barack Obama, cũng như đối với việc tăng cường các lực lượng của quân đội Mỹ trong tương lai.
Tăng cường chia sẻ các hoạt động thực tiễn
Theo các sáng kiến mới về an ninh hàng hải do Bộ trưởng Carter công bố, Mỹ sẽ đăng cai một số sự kiện với ASEAN liên quan tới lĩnh vực này, trong đó có cuộc Đối thoại Hàng hải ASEAN và tập huấn nâng cao nhận thức về hàng hải. Dù Washington đã mở rộng và đa phương hóa các hoạt động diễn tập với từng nước Đông Nam Á trong những năm qua, song việc tăng cường các hoạt động với cả khu vực này có ý nghĩa lớn.
Việc Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ ngày càng tham gia nhiều vào hoạt động hợp tác an ninh hàng hải với các nước ASEAN cũng là điều đáng lưu ý. Chuẩn đô đốc Vincent Atkins, Tư lệnh Bảo vệ Bờ biển Vùng 14 của Mỹ, cũng tham dự Hội nghị không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-ASEAN ở Hawaii.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã công bố các kế hoạch tương lai của Lầu Năm Góc với các nước Đông Nam Á. (Nguồn: The Diplomat) |
Trong nỗ lực tăng cường chia sẻ các hoạt động thực tiễn thiết thực nhất, Bộ trưởng Carter đã mời những người đồng cấp ASEAN thăm Lực lượng Đặc nhiệm Liên hợp phương Nam ở Florida để thị sát cách thức cơ quan thực thi luật pháp Mỹ phối hợp với các đối tác từ các nước khác.
Trong một bài phát biểu trước khi tham dự Hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng nhấn mạnh ASEAN là một phần của “Mạng lưới an ninh dựa trên nguyên tắc của Mỹ”, một khái niệm được ông công bố công khai lần đầu tiên vào tháng 6 tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore. |
Đẩy mạnh hợp tác liên ngành sẽ tiếp tục là một hoạt động trọng tâm đối với giới chức Mỹ và ASEAN, do tính phức tạp của các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống mà hai bên đang phải giải quyết. Nhằm thúc đẩy các cuộc thảo luận này, Bộ trưởng Carter cũng cho biết ông đã yêu cầu Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương (APCSS), một viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, tổ chức một cuộc hội thảo vào năm 2017 để xác định và xử lý các khúc mắc trong hợp tác giữa Mỹ và ASEAN. Dù ông Carter không đưa ra bất kỳ đề xuất cụ thể nào, song động thái mới này là một tín hiệu nữa cho thấy Washington coi trọng việc can dự với ASEAN ở khu vực này.
Duy trì chiến lược tái cân bằng
Trước đó, báo giới Mỹ đưa tin Bộ trưởng Carter đã tuyên bố trước những người đồng cấp ASEAN tại hội nghị rằng chiến lược tái cân bằng (hay chiến lược "xoay trục"), theo đó Washington chuyển trọng tâm chính sách từ khu vực Trung Đông sang châu Á-Thái Bình Dương, là một trụ cột trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama và Washington sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách này trong nhiệm kỳ của Tổng thống tiếp theo. Mỹ khẳng định cam kết tăng cường hợp tác để đối phó với các thách thức an ninh chung của khu vực, trong đó có sự trở về của hàng trăm phần tử thánh chiến sau thời gian tham chiến tại Iraq và Syria.
Các đại biểu tham dự Hội Nghị không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-ASEAN. (Nguồn: TTXVN) |
Một trong những thách thức chính là sự trỗi dậy của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông. Bộ trưởng Carter nhấn mạnh quân đội nước này sẽ phớt lờ những tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời tiếp tục hoạt động tại các vùng biển và vùng trời xung quanh các đảo do Trung Quốc bồi đắp tại vùng biển này. Ông Carter nêu rõ: “Mỹ muốn giúp tất cả các nước thấy rõ hơn, chia sẻ và hành động nhiều hơn để đảm bảo các tuyến hàng hải trọng yếu của Đông Nam Á được tự do và an toàn”.
“Mạng lưới an ninh dựa trên nguyên tắc” là sự kết hợp giữa các nguyên tắc cốt lõi mà Mỹ tin rằng sẽ đoàn kết khu vực như: quyền tự quyết, giải pháp hòa bình đối với các tranh chấp, tự do hàng hải và hàng không... cùng với triển vọng về việc khái niệm này sẽ giúp dẫn đến việc các quốc gia phối hợp cùng nhau nhiều hơn. Khái niệm “Mạng lưới an ninh dựa trên nguyên tắc” cũng mang đến một cảm nhận rõ ràng về việc Mỹ ủng hộ ai cũng như cách Mỹ nhìn nhận về sự phát triển của châu Á - Thái Bình Dương. Theo ông Carter, tầm nhìn này cho thấy khi các quốc gia tiếp tục phát triển thịnh vượng thì họ sẽ càng tìm cách thể hiện vai trò lớn hơn trong các vấn đề khu vực, đồng thời xây dựng các mối quan hệ để giải quyết những thách thức và gìn giữ các nguyên tắc lâu đời". (Diplomat) |
Mỹ, Singapore thảo luận về an ninh hàng hải, TPP Giới chức Mỹ ngày 9/6 cho biết Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice đã tiếp Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan tại Nhà ... |
G7 quan ngại hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông Thông tin được Chính phủ Nhật Bản đưa ra ngày 6/4. |
Cơ hội thắt chặt quan hệ Mỹ - ASEAN Hợp tác kinh tế, an ninh hàng hải sẽ là trọng tâm thảo luận khi Tổng thống Mỹ và các lãnh đạo ASEAN gặp nhau ... |