Mỹ đang gửi những thông điệp quan trọng tới Trung Quốc tại Biển Đông

TGVN. Tình hình Biển Đông đang diễn biến hết sức căng thẳng khi hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc liên tục có những động thái thể hiện sự quyết đoán hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Đối phó với Trung Quốc, Indonesia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông
Vì sao Việt Nam có công hàm phản đối yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông?
my singapore tap tran hai quan o bien dong
Mỹ gần đây đã có những động thái mạnh mẽ tại Biển Đông nhằm đáp lại những động thái hung hăng của Trung Quốc tại vùng biển quan trọng này.

Trong khi Mỹ quyết can dự mạnh hơn và ủng hộ lập trường của một số quốc gia, thông tin về việc Trung Quốc thiết lập một Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông liên tục nổi lên, thể hiện tham vọng không chính đáng của Bắc Kinh tại vùng biển quan trọng này. Trong một động thái hiếm thấy, Mỹ đang triển khai 3 tàu sân bay tới vùng biển gần Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng song phương gia tăng. Hành động này được truyền thông nước ngoài diễn giải là một lời cảnh báo đối với Bắc Kinh.

Phát biểu với tờ Global Times, Li Jie, chuyên gia hải quân tại Bắc Kinh cho rằng, bằng cách tập trung các tàu sân bay này, Mỹ đang có ý định thể hiện với toàn khu vực, thậm chí là cả thế giới rằng Mỹ vẫn là lực lượng hải quân hùng mạnh nhất, khi mà nước này có thể tiến vào Biển Đông và đe dọa các binh sĩ Trung Quốc.

Theo một bình luận từ Philippines, công thư gần đây của Mỹ gửi Liên hợp quốc (LHQ) chứng tỏ Washington muốn đẩy tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và các bên liên quan lên nghị trình hàng đầu thời gian tới.

Bà Jacqueline Joyce F. Espenilla, giảng viên Trường Luật thuộc Đại học Philippines, nhấn mạnh thời điểm công thư của Mỹ được gửi đi trùng với việc Philippines ngày 2/6 đình chỉ việc hủy Thỏa thuận Các Lực lượng Thăm viếng (VFA), cơ sở pháp lý cho sự hiện diện của quân đội Mỹ tại nước này.

Bà nói: “Quyết định của Manila mở đường cho sự quay lại mạnh hơn của Mỹ trong khu vực. Lá thư của Mỹ là dấu hiệu cho thấy họ sẽ một lần nữa tập trung vào Biển Đông, nhằm gửi thông điệp cho Đông Nam Á rằng Washington ủng hộ chống lại sự hung hăng của Trung Quốc tại vùng biển này”.

Bà Jacqueline Joyce F. Espenilla cũng nhấn mạnh cáo buộc về sự hung hăng của Trung Quốc trên biển được đặt vào bối cảnh căng thẳng chung với Mỹ: “Đó là một phần trong danh sách những than phiền về Trung Quốc liên quan đến các vấn đề tình báo, tấn công mạng, thương mại bất công và về đại dịch Covid-19. Khi gửi thư cho LHQ, Mỹ thực tế đã đặt tranh chấp Biển Đông trở thành vấn đề cần thảo luận”.

Mỹ phản đối Trung Quốc về yêu sách quyền lịch sử, cho rằng căn cứ vào các điều khoản của Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), bao gồm các điều 5, 7, 46 và 47 của UNCLOS, Trung Quốc không thể vẽ đường cơ sở thẳng hay đường cơ sở quần đảo cho Đông Sa, Trung Sa, Hoàng Sa, Trường Sa và bãi cạn Hoàng Nham.

Tương tự, yêu sách của Trung Quốc về cái gọi là Nam hải chư đảo, Đông Sa, Trung Sa, Hoàng Sa, Trường Sa nhằm nhóm tất cả các đảo rải rác này thành một thực thể chung để thiết lập các vùng nước nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là phi pháp. Mỹ cũng cho rằng các thực thể tại Biển Đông không phải là đảo theo nghĩa điều 121 (3) của UNCLOS và bãi ngầm Macclefield (Trung Sa) không phải là đối tượng của yêu sách chủ quyền.

Edmund J. Burke, nhà nghiên cứu quốc phòng của tổ chức nghiên cứu RAND nổi tiếng tại Mỹ, cho rằng Trung Quốc có thể công bố ADIZ ở Biển Đông nếu đánh giá quan hệ với Washington ngày càng xấu đi.

Những ngày gần đây, tin đồn về một kế hoạch lập ADIZ của Bắc Kinh bao trùm lên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV) lại nổi lên, xuất phát từ một bài báo của tờ South China Morning Post, trong đó dẫn một nguồn tin giấu tên nói Bắc Kinh đã có kế hoạch về ADIZ ở Biển Đông từ 2010, cùng thời điểm dự định lập ADIZ ở biển Hoa Đông.

Giáo sư về Luật biển Quốc tế James Kraska thuộc Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ, nhận định: “Rủi ro lớn nhất của một ADIZ ở Biển Đông là nó sẽ được sử dụng như một lý lẽ bổ sung cho 'Đường 9 đoạn' phi pháp của Trung Quốc. Như thế, ảnh hưởng lớn nhất sẽ mang tính chất địa chính trị chứ không phải quân sự”.

Cứu vãn thỏa thuận vfa, philippines thay đổi trong toan tính địa chính trị ở biển Đông

Cứu vãn thỏa thuận VFA, Philippines thay đổi trong toan tính địa chính trị ở Biển Đông

TGVN. Các nhà phân tích cho rằng quyết định vào tuần trước của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tạm hoãn việc xóa bỏ Thỏa thuận ...

Indonesia từ chối đề nghị của trung quốc đàm phán về biển Đông

Indonesia từ chối đề nghị của Trung Quốc đàm phán về Biển Đông

TGVN. Indonesia ngày 5/6 đã từ chối đề nghị của Trung Quốc tiến hành đàm phán về Biển Đông, khi Jakarta tái khẳng định rằng, ...

Ba yếu tố khiến 'chiến tranh lạnh' mỹ-trung quốc có thể thành 'nóng'

Ba yếu tố khiến 'Chiến tranh Lạnh' Mỹ-Trung Quốc có thể thành 'nóng'

TGVN. Thời gian qua, “Chiến tranh Lạnh” diễn ra dữ dội giữa Mỹ và Trung Quốc trên nhiều mặt trận. Nếu một bên tính lầm, cuộc ...

Thu Hiền (theo Global Times, BBC)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024

20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024

Năm 2024 sẽ có tất cả 20 phương thức xét tuyển đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể. Mời độc giả tham khảo bài ...
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu, EU lo bị lộ 'gót chân'?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu, EU lo bị lộ 'gót chân'?

Chủ tịch Trung Quốc công du châu Âu lần đầu tiên sau 5 năm vào tuần tới. Xung đột giữa lợi ích và trách nhiệm, có nguy cơ khiến EU ...
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tranh cãi đề minh họa thi lớp 10 'không có sự đổi mới', Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng

Tranh cãi đề minh họa thi lớp 10 'không có sự đổi mới', Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng

Ngay sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố đề thi minh họa vào lớp 10, nhiều ý kiến cho rằng, đề thi không có sự đổi mới so với ...
Mỹ muốn 'triệt hạ' Arctic LNG 2 của Nga, 'tung đòn' trừng phạt mới, bên thứ ba 'chịu trận'

Mỹ muốn 'triệt hạ' Arctic LNG 2 của Nga, 'tung đòn' trừng phạt mới, bên thứ ba 'chịu trận'

Mỹ nhắm trừng phạt vào các thực thể liên quan đến dự án Arctic LNG 2 - vốn đang phải đối mặt với những trở ngại.
Nội dung chương trình các môn học đào tạo lái xe ô tô từ ngày 1/6/2024

Nội dung chương trình các môn học đào tạo lái xe ô tô từ ngày 1/6/2024

Chương trình đào tạo lái xe ô tô gồm những môn học nào? Nội dung chương trình đào tạo lái xe ô tô như thế nào? – Độc giả Trí ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động